Tâm sự xúc động của người vợ chăm chồng bị tai biến
Thời gian đầu chồng ốm, bà Ngọc phải xin nghỉ làm dài hạn, đi học vật lý trị liệu để giúp chồng tập chân, tập tay. Bà giống như y tá riêng của chồng.
Yêu nhau, cưới nhau và chung sống với nhau đến “đầu bạc răng long” là mong muốn của hầu hết các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, có nhiều đôi đã không được may mắn như thế khi đang cùng nhau đi chung trên con đường mơ ước ấy thì một trong hai người đột nhiên ngã bệnh, trở thành gánh nặng cho người còn lại. “Lúc ấy cả hai vẫn vẫn còn trẻ, mới lấy nhau được 5 năm thôi, khó khăn chồng chất, con cái thì còn bé quá, không giúp được gì” – bà Nguyễn Thị Ngọc, 58 tuổi, một cán bộ hưu trí ở Ba Đình, Hà Nội, chia sẻ về giai đoạn khó khăn nhất khi chồng bà bị tai biến liệt nửa người cách đây 30 năm. Tuy nhiên, theo bà Ngọc, từng ấy năm một mình chăm chồng bệnh và nuôi con khôn lớn, bà đã học được nhiều điều về lòng dũng cảm, sự kiên trì và nhất là phải lạc quan để có thể trở thành cái “nạng vững chắc” cho chồng và để “giữ lửa” cho gia đình bé nhỏ của mình.
Người bị bệnh do mệt mỏi trong người nên thường hay tự ti, buồn bã, cáu kỉnh. “Người bị bại liệt, còn bi quan hơn rất nhiều nên khi chồng bị bệnh, điều đầu tiên tôi luôn tự nhủ là phải ‘chín bỏ làm mười’ trong mọi việc”, bà Ngọc cho biết. Chồng của bà – một người đàn ông hôm trước vẫn còn khỏe mạnh, đi lại và chơi thể thao bình thường nhưng ngày hôm sau, bị tai biến đã phải nằm một chỗ, chân tay đều không theo sự điều khiển của mình. Nhiều người ở giai đoạn đầu sau khi bị bệnh, chưa thể thích nghi được với thực tại, đã có những biểu hiện trầm cảm hoặc nóng nảy, thậm chí còn khóc lóc và chửi rủa người thân xung quanh mình. Với tình cảnh này, nhẫn nhịn và bỏ qua là kinh nghiệm bà Ngọc đã học được qua từng ấy năm. Bà bảo: “Mặc dù lúc đó tôi còn rất trẻ, mới 28 tuổi, tính tình lại nóng nảy, thẳng thắn nhưng nghĩ thương chồng nên mặc cho ông ấy chửi, ông ấy đuổi, tôi vẫn chịu được”. Sự nhẫn nhịn cùng với các hành động quan tâm, chăm sóc chu đáo của vợ và người thân sẽ là nguồn động lực mạnh mẽ để người chồng trở nên lạc quan cũng như hợp tác điều trị bệnh tật.
Sự chăm sóc tận tình của vợ giúp chồng vơi bớt mặc cảm bệnh tật. Ảnh minh họa: SOF.
“Con chăm cha không bằng bà chăm ông”. Khi chồng bị bệnh, người vợ sẽ túc trực bên chồng thường xuyên hơn cả. Con cái hay những người thân chỉ phụ giúp, hỗ trợ. Bà Ngọc cho biết: “Thời gian đầu chồng ốm, tôi phải xin nghỉ phép dài hạn ở cơ quan, rồi đi học lớp vật lý trị liệu để về tập chân, tập tay cho chồng chứ thuê người về tập đắt lắm. Từng ấy năm chăm chồng, tôi còn thuộc hết các tên thuốc và liều dùng mà chồng phải uống, bệnh viện và nhà thuốc gần nhà tôi đều quen cả”. Và như thế, một cách tự nhiên, bà Ngọc đã trở thành “y tá” riêng của chồng, sẵn sàng túc trực và phục vụ chồng 24/24.
Video đang HOT
Người bị bệnh cũng thường khó tính trong ăn uống và phải có chế độ riêng, kiêng khem cẩn thận. Khi chăm chồng bị tai biến, bà Ngọc lại phải tham khảo cả chế độ dinh dưỡng phù hợp và thay đổi những “bữa ăn đặc biệt” theo khẩu vị của chồng. “Nhiều lúc, vì tay chồng cử động khó khăn, vợ phải xúc từng thìa cho chồng ăn”, bà Ngọc chia sẻ. “Ông ấy cũng vất vả tập vật lý trị liệu cả ngày rồi, nhìn tay cứ lóng ngóng cầm cái thìa không xúc lên nổi mà thương”. Trong bữa ăn, bà luôn kiếm cớ để nói những câu chuyện dông dài, giúp ông vui vẻ mà ăn ngon miệng. Bà Ngọc bảo, bữa ăn gia đình luôn đem đến cảm giác ấm cúng nên khi tạo được không khí vui vẻ, người ốm có thể vơi bớt buồn phiền, mặc cảm bệnh tật.
Về phần mình, bà tự nhủ: “Cuộc sống dù có khó khăn, vất vả, dù ốm đau bệnh tật nhưng vợ chồng đừng quên chăm sóc đời sống tinh thần cho nhau vì đó là sợi dây gắn kết bền lâu”. Bởi vậy, không chỉ cố gắng duy trì suy nghĩ “sống vui, sống khỏe” cho bản thân mình, hàng ngày, bà còn đỡ và dìu ông ngồi dậy, đi ra ngoài hít thở không khí dù ông đi lại khá khó khăn hay lâu lâu, bà lại “đổi gió” cho hai vợ chồng bằng cách mở những bản nhạc, bộ phim cả hai yêu thích để ôn lại kỷ niệm xưa.
Khi đời sống tinh thần phong phú, đa dạng, người bệnh sẽ quên đi những mặc cảm về bệnh tật và phấn chấn nhiều hơn. “Cách đây 5 năm, khi còn đi xe máy được, khi có bộ phim hay hay có chương trình ca nhạc yêu thích, tôi vẫn lấy xe máy chở chồng đi xem cùng, khi về cả hai vợ chồng đều thấy vui lắm”- bà Ngọc vui vẻ cho biết.
Theo Lệ Thúy /Ngoisao
Ám ảnh về mối tình đầu khiến tôi khao khát được ôm sếp của mình
Tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ khi mỗi lần họp hay làm việc chung với sếp, lúc ấy tim tôi cứ đập hối hả. Để rồi khi về đến nhà nhìn thấy chồng con, tôi lại dằn vặt và xỉ vả chính bản thân mình là một người đàn bà hư hỏng.
Năm nay tôi 29 tuổi, đang làm điều dưỡng của bệnh viện. Cách đây tám năm tôi có yêu Hiếu, mối tình đầu của tôi. Chúng tôi yêu nhau sâu đậm. Cả hai gia đình đều thỏa nguyện vì chúng tôi rất đẹp đôi. Vậy mà mọi thứ trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng khi anh đột ngột qua đời vì tai nạn giao thông. Đau đớn hơn là khi đó tôi tận mắt chứng kiến anh ra đi như thế nào. Tôi đã ngất đi vì sợ hãi. Suốt nhiều năm trời, hình ảnh thê thảm của anh luôn hiện về trong giấc mơ của tôi và cả trong những lúc tôi nhớ về anh.
Sau khi anh ra đi, tôi mất một thời gian dài để điều trị tâm lí. Khi mọi thứ dần ổn định, tôi đi làm và cố gắng giữ thăng bằng cho cuộc sống của mình. Hơn năm năm sau tôi mới kết hôn, chồng tôi làm kế toán cho một công ty vật liệu xây dựng. Hai vợ chồng cũng đã có một cháu trai 3 tuổi. Nhưng trong sâu thẳm lòng tôi hình ảnh của Hiếu vẫn cứ tồn tại. Mỗi lần nhìn thấy tai nạn giao thông là tôi nghĩ về Hiếu, cả người tôi nổi gai, cảm giác tim đập nhanh và nhói buốt. Tôi vẫn còn bị dày vò và dằn vặt chính mình, sao ngày đó tôi không ra đi cùng anh, hay người bị tai nạn là tôi có lẽ giờ đã thanh thản hơn.
Tôi và Hiếu đã từng yêu nhau sâu đậm và được hai bên gia đình ủng hộ. (Ảnh minh họa)
Vậy mà cách đây khoảng 3 tháng, chúng tôi đón chào trưởng khoa mới. Hôm đó tôi như người mất hồn, cứ đờ đẫn và đứng không vững. Khi trưởng khoa mới của tôi quá giống Hiếu. Gương mặt, dáng người, cả nụ cười với một đồng tiền bên má đều giống. Tôi bàng hoàng và ngỡ ngàng cực độ như đang nằm mơ. Hôm ấy tôi phải xin phép về sớm. Về đến nhà, tôi nằm vật ra giường khóc nức nở. Bao kỉ niệm về mối tình đầu ngày nào cứ chạy qua trước mắt. Tôi ốm suốt mấy ngày liền.
Những ngày đi làm trở lại, tôi như một kẻ bị điên. Tôi muốn được nhìn thấy trưởng khoa của mình, muốn xem hôm nay anh thế nào, anh có khỏe không, anh làm những việc gì? Dù là nhìn anh từ xa tôi cũng phải cố. Mới đầu chỉ nhìn nhưng rồi tôi muốn được nói chuyện cùng anh. Tôi muốn chia sẻ nỗi nhớ thương, nỗi buồn sâu đậm trong lòng mình với anh, dù cứ nhủ với lòng đó không phải là Hiếu.
Tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ khi mỗi lần họp hay làm việc chung với sếp, lúc ấy tim tôi cứ đập hối hả. Tôi bối rối, tay chân lóng nga lóng ngóng, mặt mũi thì nóng bừng, cảm giác như mình đang yêu. Để rồi khi về đến nhà nhìn thấy chồng con, tôi lại dằn vặt và xỉ vả chính bản thân mình là một người đàn bà hư hỏng. Nhưng tôi vẫn cứ bị ám ảnh bởi bóng hình của Hiếu và giờ là vị trưởng khoa của mình. Nhiều đêm tôi còn mơ thấy mình đang ôm trưởng khoa. Tỉnh dậy, tôi ôm mặt khóc đến nghẹn lời. Chồng tôi thấy vợ dạo này thay đổi, tâm lí bất an, anh cũng lo lắng và hỏi han rất nhiều. Anh còn tưởng công việc của tôi gặp trục trặc nên ra sức động viên tôi đi chơi xa cho phấn chấn. Nhưng tôi không thể mở miệng cho anh biết, đồng thời, tôi cũng cảm thấy rất xấu hổ khi đối diện với chồng.
Tôi vẫn muốn nhìn thấy trưởng khoa, muốn được ôm anh để ôn lại kỷ niệm xưa. (Ảnh minh họa)
Mấy tháng nay, tôi sống như kẻ hai mặt. Tôi chẳng hiểu mình là loại phụ nữ nào. Tôi muốn xóa hết quá khứ để vun đắp cho chồng con. Nhưng dù tự nhủ thế nào đi chăng nữa, khi đến chỗ làm tôi vẫn không thể chiến thắng chính mình. Tôi lại khao khát được nhìn trưởng khoa, được trò chuyện cùng anh và nhìn thấy nụ cười thân thiện giống với người xưa trong trí nhớ.
Để rồi hết giờ làm, khi một mình trên đường tôi lại ngập chìm trong cảm giác tội lỗi. Nhưng tôi cũng không đủ can đảm để nghỉ việc. Một phần vì tôi gắn bó với bệnh viện vài năm rồi, tôi cũng rất quý những đồng nghiệp ở đây. Huống chi lương bổng hiện tại của tôi khá tốt. Và khi chuyển việc, tôi không thể có vị trí ổn như hiện tại. Một phần khác cũng là vì tôi vẫn muốn nhìn thấy trưởng khoa, muốn được ôm anh để ôn lại kỷ niệm xưa.
Vì thế mà tôi luôn bối rối và hoang mang. Tôi không biết mình nên làm như thế nào bây giờ? Thổ lộ với sếp về nỗi bất hạnh và mối tình đầu của mình, để anh hiểu và không cảm thấy coi thường tôi. Hay cứ âm thầm như vậy, mặc kệ cảm xúc đến đâu thì đến? Còn cả chồng tôi nữa, tôi có nên nói cho anh biết mọi chuyện? Mong mọi người tư vấn cho tôi.
TheoAfmily
Không thể làm mẹ nên lăn tăn khi hẹn hò bạn trai Nhiều khi ước gì ông trời đừng cho tôi gặp cậu ấy để giờ đâu phải khó xử như vậy bởi tôi bị vô sinh do di chứng của u tuyến yên. Chuyện bắt đầu từ năm 2010 khi tôi phát hiện mình bị mắc căn bệnh u tuyến yên. Mặc dù đã được thăm khám và phẫu thuật thành công nhưng vẫn...