Tâm sự ứa nước mắt của cô sinh viên về quê sau trận bão
“Tôi nghe bà kể, một bà cụ người Giao Thủy không thể chống đỡ được cơn cường bão này… Là cơn bão đưa bà đi hay cuộc đời lạnh nhạt đẩy bà vào cái chết thảm thương…”.
Không như những ngày bình thường khác ở bến xe xô bồ bậc nhất Hà Nội này, Giáp Bát chiều nay thật vắng vẻ. Bởi những xe về Nam Định, Hải Phòng, Thái Bình… thưa thớt hơn vì bão. Ngồi chờ dưới cái nắng bụi lòng khắc khoải không yên. Tôi nuôi hi vọng có một cái xe nào đó từ Hải Hậu – Nam Định lên để cho những người con đang một lòng hướng về quê hương… được trở về nhà.
Xe chật chội vì đơn giản nó là duy nhất suốt hai tiếng đồng hồ chờ đợi của nhiều người. Người già, người trẻ phải đứng suốt cả chặng đường 140 cây số như một lẽ thường và họ rôm rả nói về cơn bão quê mình mà quên đi đôi chân mỏi rời từ lâu. Những hình ảnh tàn dư sau cơn bão ngày càng rõ nét trên con đường trở về…
Hoàng hôn buông xuống qua khung cửa khiến tim tôi thắt lại. Qua cây cầu Lạc Quần, một biển lúa trắng xóa sau rặng phi lao đổ nghiêng ngả. Cánh đồng “thẳng cánh cò bay” đáng tự hào bao đời nay của dân quê tôi và cũng là miếng cơm manh áo của người dân đất gạo đã ngập tràn trong nước.
Nắng đã phủ trên đất quê hương dù ngay trước đó là gió xoáy, đổ nát và cuốn trôi. Hoàng hôn đỏ rực khuất dần sau đám mây xám xịt, kết thúc một ngày sau bão. Tôi bước xuống xe mà không ai biết để ra đón như những lần về quê. Hệ thống viễn thông liên lạc đã cắt hẳn vì hậu quả của cơn bão kinh hoàng. Đôi chân nặng nề khi thấy những hình ảnh hai bên đường. Mấy đứa trẻ con ngây ngô cầm con dao phay to ra sức chặt cây đổ vác về cho mẹ lấy làm củi. Nhà nhà hì hụi sửa nhà, lợp tạm lại mái tôn, lắp lại biển hiệu, che chắn gió lùa… Những hàng cây ngày xưa che bóng mát thời chúng tôi đạp xe tới trường giờ chỉ còn trơ lại gốc trụi. Vài cây rau non xót lại ven đường…
Người dân Hải Hậu lợp lại nhà sau cơn bão vừa qua (ảnh Nguyễn Khánh).
Trăng rằm sáng thật đẹp mà sao lạnh lẽo đến lạ. Ánh trăng soi đường tôi đi. Cả vùng đã chìm trong bóng tối, không một bóng đèn điện. Bước vào cổng làng, hai hàng cau vẫn xanh rì, lá xác xơ theo gió. Cổng nhà im lìm, ánh nến trong nhà hắt ra. Tối hôm đó, dưới ánh trăng vẫn có một bữa tiệc sinh nhật nho nhỏ mà cũng tưng bừng lắm…
Gối vào lòng bà nội, nghe bà kể về những khó khăn mà dân mình đang chịu, tôi ngậm ngùi. Hàng nghìn người dân quê không ai biết thông tin đất mình là tâm bão. Nhớ năm ngoái, có thông báo bão đổ bộ quê ta, nhà nhà thực hành chống bão, che chắn khắp nhà.
Năm nay, thông tin ban đầu bão chỉ ảnh hưởng và gió giật cấp nhẹ mà cả làng, cả huyện biết đâu chữ ngờ. 4 giờ chiều bắt đầu gió lớn cũng là lúc mất điện, mọi thông tin liên lạc mờ mịt. Mọi người loay hoay, bàng hoàng tự an ủi nhau “chỉ là ảnh hưởng thôi mà, không lo đâu”. Gió giật lên cấp 13, 14 và trong suốt hàng giờ đồng hồ liên tục, cơn bão đã cuốn đi cơ ngơi của hàng nghìn gia đình… Tới tận bây giờ, điện mất, không sự liên lạc, có người vẫn ngẩn ngơ: ” Bão ảnh hưởng quê ta gì mà khủng khiếp cỡ này?”…
Tôi nghe bà kể, một bà cụ người Giao Thủy không thể chống đỡ được cơn cường bão này. Bà ra đi mà vẫn cố vươn mình đỡ mái nhà đã cũ từ bao đời. Mà bà cũng đâu có mái nhà thực sự, một người già neo đơn sống bằng tiền trợ cấp hộ nghèo của nhà nước. Là cơn bão đưa bà đi hay cuộc đời lạnh nhạt, anh em xa lạ với bà đẩy bà vào cái chết thảm như một lẽ tất yếu…
Video đang HOT
Rồi chú Toán xã Hải Đường cũng theo dòng nước cuốn mà trôi khỏi cuộc đời. Giờ đây, nước mắt lại rơi vào gia đình chú. Chú không rõ thông tin ư? Chú không kịp vào bờ ư? Dấu chấm hỏi to đùng cho công tác dự báo thời tiết không phải đây là lần đầu.
Ở quê, người dân không trách những người đã và đang ngày đêm lo dự báo khí tượng thủy văn cho đất nước có thời tiết thất thường này. Chỉ mong một điều, hệ thống kĩ thuật dự báo thời tiết cần tân tiến và hiện đại hơn để chuẩn xác và kịp thời hơn. Sau cơn bão, người dân, đặc biệt là nông dân và ngư dân chịu thiệt hại nhất chứ chẳng phải ai khác.Với họ, để có được một cuộc sống đủ no bên biển, bên ruộng đồng không phải dễ.
Người dân truyền miệng nhau nghe về tháp truyền hình ở Nam Định đổ rồi. Dân cười khẩy: “Làm ăn thiếu trách nhiệm thì bảo sao chả đổ” “Không biết nhiều bão lắm sao mà không dự trù cho cẩn thận”rồi “Trên đó gió giật còn nhẹ hơn ở ta mà công trình mới xây 2, 3 năm đã đổ rồi à?”… Rốt cuộc thì hàng chục cột thu phát sóng, tuyến cáp quang, những công trình lớn nhỏ được trùng tu lại cũng móc từ túi rách của dân ra mà thôi…
Chú lái xe cạnh nhà ức mà than vãn: “Đi xe khách cả đêm lẫn ngày, nghe bão chỉ ảnh hưởng nên yên tâm đi xe. Ngày trở về thì nhà cửa tan nát!”. Cô bán gạo chẳng vừa: “Cả mái nhà lật tung trong đêm làm sao thân gái này xoay kịp hả ông trời? Cả kho gạo ướt hết rồi, tôi bán cho ai?”, ” Người nông dân cả năm có hai vụ thu hoạch, thu tiền về. Ông trời quét hết đi, thì dân sống bằng gì?”…
Bước trên bờ đê đã đổ dài khắp bờ biển, phóng mắt nhìn ra xa một màu trắng xóa của cánh đồng muối. Dân làm muối cả năm kiếm được vài chục triệu, đến khi thu hoạch thì… mất trắng. Cuộc đời họ đã mặn chát vì muối biển nay lại mặn đắng vì nước mắt rơi vô vọng.
Một con tôm nhảy tách lên đường đầy bụi. Nó theo dòng nước cuốn từ ao nuôi của ngư dân nào đó. Những người dân đã thiệt hại hàng tỷ đồng, đầu tư cả cơ ngơi vào ao cá tôm rồi trôi theo dòng nước sau một đêm bão quét. Hỏi sẽ sống sao đây? Chỉ có dân phải chịu!
Trở về với phiên chợ sáng cùng bà nội. Em tôi đã đi thi giữa kì ở trường. Dù trước đó, tụi nhỏ phải đi lao động thu dọn trường tan hoang sau bão, dù nước mắt chúng nó rơi lã chã vì hàng cây bên ghế đá bao kỉ niệm đã đổ hết, hay cả đêm học bài dưới ánh nến và đi sách nước về sinh hoạt thì nhiệm vụ của chúng vẫn là… học và thi! Chúng sẽ trưởng thành hơn sau cả mấy tuần cắt điện này chăng?
Chợ thưa thớt. Mấy cọng rau non ngóc lên và rẻ mạt thấm mồ hôi nhọc nhằn của bác bán rau với hai quang gánh hay gánh nặng cuộc đời. Cô bán mía vuốt nước mắt bán vội đống mía đổ. Mất điện, tương đương với mất nước, nhiều rất nhiều sinh hoạt khác bị hạn chế. Ngay cả một bữa cơm bình thường mà hai bà cháu cũng phải chạy đi xách nước về nấu nướng.
Lên đường với nhiệm vụ học tập của môt sinh viên, tôi chia tay gia đình. Chỉ thấy bóng bà vẫy tay chào mà lòng tôi quặn thắt. Bà đã 87 qua và cũng đã bao cái vẫy tay như thế…
Trở lại với thủ đô. Quê tôi cứ xa dần sau ô cửa xe.
Hoàng hôn buông xuống…
Giáp Bát lại đông như ngày nào…
Theo VTC
Chồng dắt gái về dạy vợ cách... 'yêu'
Một tối, chồng tôi dắt một cô gái trẻ đẹp về nhà đòi ngủ chung. Anh mạnh miệng tuyên bố: "Cho cô biết thế nào là sự thèm khát của đàn bà".
Phụ nữ không thể hoàn toàn dựa dẫm vào chồng, càng không nên để chồng dắt mũi trong mọi chuyện. Nhưng tôi lại sống vô nghĩa như vậy. Mọi việc tôi làm dù có hoàn hảo cỡ nào, tôi cũng vẫn bị chồng "bới bèo ra bọ", bởi có một chân lý khó đổi dời, dù bị đối xử tệ bạc thì tôi cũng không thể rời xa anh. Bạn bè khuyên nhủ, tôi đều không nghe, thậm chí có người mách nước: "Sống không vui vẻ thì ly hôn", tôi cũng bỏ ngoài tai. Tôi luôn phải nghe lời ong tiếng ve về chuyện chồng mình hay lui tới các quán bar nhậu nhẹt, "trêu hoa ghẹo nguyệt" bên ngoài, nhưng vẫn cố nín lòng, chăm lo nội trợ như một kẻ ngốc.
Chồng tôi là tổng giám đốc một doanh nghiệp nhà nước, nên thường xuyên bận rộn. Lâu dần, anh tự cho mình cái quyền độc tôn trong gia đình, không ai dám nói đụng. Thói trăng hoa của anh thậm chí nức tiếng trong giới kinh doanh. Anh đi tới đâu là vương tình tới đó.
Năm ngoái, trong chuyến công tác tại Quảng Châu, anh "lằng nhằng" với một bà chủ quán bar hơn mình cả chục tuổi. Một tháng sau khi trở về, người phụ nữ ấy còn bạo gan gọi điện tới thông báo đã mang trong mình "kết tinh tình yêu" của hai người. Tôi giận sôi lòng, nhưng đáp lại là thái độ thủng thẳng của chồng: "Cô tức nỗi gì, thứ tôi cần cô có đáp ứng được không?".
Ảnh minh họa.
Quả thực, trong chuyện chăn gối, tôi là kẻ thất bại. Vài năm trước, khi việc kinh doanh của chồng phát đạt, anh thường xuyên bận rộn bên ngoài. Khi về nhà, anh luôn có trạng thái uể oải, mệt mỏi. Lâu dần, cuộc sống sinh hoạt vợ chồng trở nên nhạt nhẽo, thưa thớt. Tôi trở nên lãnh cảm, không còn hứng thú với chuyện chăn gối.
Khi sự nghiệp đã ổn định, anh về nhà sớm hơn và lại có nhu cầu quan hệ vợ chồng. Nhưng tôi không đáp ứng nổi. Chỉ sau vài lần, lòng tự trọng của anh bị tổn thương. Có thể anh nghĩ tôi đã "vô dụng" nên từ đó không thèm đoái hoài. Có lần, tôi thực sự ham muốn chuyện quan hệ, thì anh lại gạt phăng từ chối. Cứ thế, cuộc sống của chúng tôi trở nên bất hòa.
Có lẽ đó là lý do lớn nhất mà anh thường xuyên tìm kiếm thú vui bên ngoài. Tôi hiểu nguyên nhân đầu tiên bởi tại mình, nên dễ dàng tha thứ cho anh. Một cuốn sách y học mà tôi từng đọc cũng chỉ rõ, sự thỏa mãn trong tình dục sẽ rất có lợi cho sức khỏe nam giới. Vì vậy, tôi không dám can thiệp vào chuyện "ngoài lề" của chồng. Đó cũng là nguyên nhân khiến bạn bè luôn chê tôi là khờ khạo.
Suốt những năm qua, tôi cắn răng chịu đựng, nhưng anh càng lấn tới. Một tối, anh về nhà khi đã rất khuya, theo sau là một cô gái trẻ trạc tuổi 23, trông rất gợi cảm. Thấy khách tới nhà, tôi vội thu dọn đồ đạc. Ai ngờ, chồng oang oang tuyên bố: "Không cần dọn nữa, để cô ấy ngủ trong phòng chúng ta".
Tôi chết lặng khi nghe những lời sống sượng ấy, chân tay đờ đẫn. Anh lại bồi thêm câu: "Cô nghe rõ chưa? Dọn giường đi, rồi lấy thêm một cái chăn nữa". Tôi lạc giọng hỏi: "Vậy em ngủ ở đâu?".
"Ngủ trên giường! Chả nhẽ ngủ dưới đất?", chồng tôi gằn giọng.
"Cả ba người ngủ chung một giường?", tôi vặn hỏi.
"Vì tôi muốn cho cô biết thế nào là sự thèm khát của phụ nữ. Cô đúng là loại đàn bà biến thái", anh ta đáp lời.
"Anh mới là loại biến thái!", tôi hét lên rồi thẳng tay tát vào mặt chồng.
Không để anh phản ứng lại, tôi bỏ chạy ra ngoài, chạy thục mạng cho tới khi không còn sức. Tôi lặng lẽ ngồi trong vườn hoa, suy ngẫm về cuộc đời. Anh ta không thèm đi tìm vợ. Có lẽ tình cảm của chúng tôi đã cạn kiệt. Lòng tôi nguội ngắt, không còn cảm giác sục sôi như vài phút trước đây. Không thể chịu đựng thêm cảnh sống ê chề này, tôi quyết định ly hôn...
Lời bàn
Ly hôn là lựa chọn đúng đắn của người phụ nữ trong câu chuyện này. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, cuộc sống chăn gối chính là sợi dây bền chặt gắn kết vợ chồng. Khi không còn sự hòa hợp trong chuyện này, hai người rất khó tìm được sự đồng cảm về tâm hồn.
Chính người vợ trong câu chuyện cũng nhận ra những vấn đề khó cứu chữa trong cuộc sống lứa đôi. Cô phụ thuộc quá nhiều vào chồng, cô tự cho mình là kẻ "vô dụng" và cắn răng chịu đựng lời lăng mạ của người đàn ông suốt nhiều năm qua. Vậy vì sao phải cố níu giữ cuộc sống địa ngục ấy?
Về phần nhân vật nam, anh ta xử xự như một người mất hết nhân cách. Chuyện vợ nguội tắt "lửa lòng", lỗi lớn nhất thuộc về chồng. Thay vì an ủi, động viên và tìm ra biện pháp để chữa trị cho vợ, anh ta quay sang chê trách và tìm cách trả thù. Một người chồng như vậy không đáng để níu giữ.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Sau những cuộc phiêu lưu tình ái Mỗi lần gặp đều ngầm là hẹn lên giường chứ chẳng còn sự thanh thản tinh thần như xưa. Anh cần mà tôi chẳng muốn. Tôi thưa thớt dần, lánh xa cuộc tình vô cảm. Tôi từng thầm khấn nguyện giữ đời sống tình ái thanh sạch cho sự an nhiên của đời mình, cho tới ngày nỗi cô độc xô tôi vào...