Tâm sự ứa nước mắt của chàng trai bị thôi học vì vướng lí lịch
Cuộc nói chuyện với Nguyễn Văn Lượng liên tục ngắt quãng bởi lí do em bận khách. Từ ngày bị cho thôi học về quê, Lượng hành nghề cắt tóc nuôi sống bản thân và cả em gái đang học cấp 3.
Như đã đưa tin, Nguyễn Văn Lượng- cựu học viên Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I đang gửi tâm thư kêu cứu Bộ trưởng Bộ Công an về những vướng mắc lí lịch khiến em bị đình chỉ học.
Trong khi chờ xác minh lí lịch, Lượng cắt tóc kiếm sống.
Kí ức ngày cởi quân phục…
“Em vẫn không thể nào quên được ngày hôm ấy, không có ngày nào em không nghĩ về ngày 13/11/2014. Buổi sáng hôm đó, em cầm sách vở để lên hội trường học. Xuống đến cầu thang, đồng chí B trưởng và bí thư cùng mấy đồng chí nữa mời em lên phòng cô giáo chủ nhiệm.
Bước vào phòng cô là sự im lặng và không khí ảm đạm. Em ngồi đợi. Một lúc thì bố em bước vào và cô giáo đọc quyết định cho em thôi học. Cô vừa đọc bố em vừa khóc. Cô giáo chủ nhiệm nhắc em: “Lượng không được khóc”.
Trang phục em đang mặc trên người từ chiếc thắt lưng, bộ quần áo màu xanh cùng chiếc mũ kê pi cũng bị thu lại lúc đó. Em suy sụp và ra về trong sự chia tay của phòng 311 và một số đồng chí”- Lượng chia sẻ.
Nhắc nhớ về “ngày định mệnh”, sự thảng thốt hiện rõ trên gương mặt Lượng. Em nói tiếp: “Em không hề biết trước về sự việc. Em quá bất ngờ. Khi bố em xuống, em cứ nghĩ là thầy hiệu trưởng mời bố em xuống để trao đổi về ý tưởng phòng cháy chữa cháy mà hôm khai giảng em đã được bắt tay với thầy và nói em có ý tưởng muốn thầy công nhận. Nhưng không ngờ, bố xuống để nhận em về. Khi đó, em vô cùng hoang mang. Trên chuyến xe khách, em khóc như một đứa trẻ vậy. Em khóc đỏ cả mắt. Mọi người trên xe ngạc nhiên lắm, chẳng hiểu sao một thanh niên lại gục vào bố khóc như thế.
Em về nhà mang theo nỗi buồn và tuyệt vọng cho cả gia đình. Mẹ, anh trai, em gái đều suy sụp. Nhưng em bị oan. Em muốn được trở lại trường”.
Video đang HOT
Một năm nay, Lượng và gia đình ngóng tin xác minh, chờ câu trả lời của các cơ quan chức năng. Lượng cùng bố xin và làm đủ mọi giấy tờ theo yêu cầu của cơ quan công an để chứng minh ông nội Lượng là người có công với kháng chiến chứ không phản cách mạng.
Nói về truyền thống gia đình, Lượng luôn tự hào khi gia đình em vinh dự nhận bằng khen của chính phủ là gia đình có công với cách mạng, 5 người con của ông nội em ra chiến trường tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong đó có bố em. Anh trai Lượng từng 3 năm đứng trong hàng ngũ chiến sĩ công an khi còn là lính nghĩa vụ.
Không muốn được kể khổ
Một năm qua, bố Lượng là ông Nguyễn Văn Lẫy bỏ xưởng mộc, gõ cửa kêu oan cho con. Tương lai của chàng trai đang rộng mở trước mắt bỗng tối sầm chỉ vì những vướng mắc lí lịch không được làm rõ. Gia đình vốn đã khó khăn về kinh tế nay lại càng túng bấn.
Vốn quê ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc nhưng vì hoàn cảnh khó khăn năm 2007, gia đình Lượng chuyển lên Hà Giang làm kinh tế. Bố Lượng làm mộc, mẹ chăn nuôi. “Mẹ em dậy từ 5 giờ sáng để nấu rượu và làm liền tới 12 giờ trưa chỉ thu về 20 nghìn đồng”- Lượng nói.
Gia đình khó khăn nên Lượng thường phụ bố làm mộc, bị thương, chảy máu là chuyện thường, có những lần em suýt mất cả ngón tay cầm bút. Đến mùa, Lượng lên rừng bẻ chít về bán. Em từng lấy thân mình làm đường đi lấy chít, “nghĩ lại em thấy mình liều thật, khi ấy chỉ cần một cây que nhọn thôi là em thủng ruột luôn”- Lượng tâm sự.
Lượng chỉ nói đến đó rồi nhất định không chịu kể thêm về tuổi thơ gian khó của mình với lí do: “Dù sao chuyện cũng qua rồi, em không muốn kể khổ”.
Ước mơ trở thành chiến sĩ công an bùng cháy trong Lượng khi cậu nhìn thấy bộ quân phục màu xanh của anh trai ngày anh về thăm nhà. Từ đó, cậu đi phu hồ, lấy chít, làm thuê để kiếm tiền mua máy tính học thêm trên mạng.
Năm thứ nhất không đỗ, Lượng quyết tâm ôn tập để thi lại vào năm sau. Lượng sút 4 kg thời gian ôn thi và cuối cùng mọi cố gắng được đền đáp khi em trúng tuyển trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I.
Tuy nhiên, niềm vui chưa tày gang, Lượng phải ngậm ngùi về quê vì lí do lí lịch không trong sạch.
Hiện tại, Lượng cắt tóc kiếm sống qua ngày và nuôi thêm em gái đang học cấp 3 ở quê Vĩnh Phúc. Còn bố mẹ Lượng và anh trai ở Hà Giang. “Mỗi ngày em kiếm được khoảng 50 nghìn, cắt tóc mỗi đầu giá 15 nghìn, cũng đủ sống”- Lượng kể.
Trong suốt buổi nói chuyện, Lượng đau đáu về việc mong muốn được sớm xác minh lại lí lịch để em được tới trường. Bạn bè, đồng đội vẫn luôn động viên em cố gắng và kiên trì để sớm có ngày trở lại. “Chỉ còn một hai ngày nữa là nhập học khóa mới rồi chị ơi”- Lượng nói trong nước mắt.
Theo Nga Vũ (Tấm Gương)
Bốn thí sinh vướng lý lịch được vào trường Công an
Thêm hai thí sinh ở Sơn La và Bắc Giang được giải quyết thủ tục cho nhập học vào trường công an sau khi kêu cứu đủ điểm đỗ nhưng vướng vì lí lịch gia đình.
Trong kỳ tuyển sinh vào khối trường Công an vừa qua, nhiều thí sinh trúng tuyển với số điểm khá cao nhưng bị vướng lý lịch (không khai án tích người thân) nên không đủ điều kiện nhập học.
Sau khi báo chí thông tin, lãnh đạo Bộ Công an đã nhanh chóng chỉ đạo xác minh từng trường hợp cụ thể và quyết định chiếu cố chính trị cho 4 thí sinh nhập học.
Theo VietNamNet, chiều 25/9, thí sinh Lường Thị Mỹ Anh (trú phường Quyết Thắng, TP Sơn La, tỉnh Sơn La) cho biết, Công an tỉnh Sơn La đã gọi em lên để hoàn thiện hồ sơ nhập học Học viện Cảnh sát nhân dân. Kỳ thi vừa qua, Mỹ Anh đạt 28,5 điểm, nhưng bị vướng sơ yếu lý lịch của ông nội nên không được nhập học.
Em Vũ Văn Nguyên (huyện Yên Thế, Bắc Giang) cũng cho hay đã được công an địa phương tạo điều kiện hoàn tất thủ tục để nhập học Học viện Cảnh sát Nhân dân. Nguyên đạt 25,5 điểm khối C (kể cả điểm ưu tiên), trúng tuyển vào Học viện Cảnh sát Nhân dân nhưng cũng bị vướng án tích của bố.
Trước đó, em Nguyễn Đức Ngà (18 tuổi, ở xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, Nghệ An) trúng tuyển Học viện Cảnh sát nhân dân với 29 điểm. Tuy nhiên, vì không khai án tích của bố nên nam sinh không đủ điều kiện học tập tại khối trường Công an.
Về trường hợp của thí sinh Lê Thị Bình, quê Nghệ An, gia đình cho biết, vẫn đang chờ đợi tin tức từ Công an tỉnh Nghệ An.
"Chúng tôi đã kiểm tra, xác minh, bố cháu bị tiền án từ năm 1993. Từ đó đến nay, ông chấp hành tốt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Hành vi của bố cháu Ngà cũng không nghiêm trọng quá", đại tá Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, cho biết.
Cũng theo Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, gia đình ông bà nội, ngoại của thí sinh Nguyễn Đức Ngà tốt. Nam sinh này học giỏi, được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam khi còn học trường phổ thông.
Sau khi xem xét kỹ lưỡng, chiều 21/9, Tổng cục Chính trị Công an nhân dân đã có văn bản gửi Công an Nghệ An làm các thủ tục cho Nguyễn Đức Ngà nhập học Học viện Cảnh sát nhân dân.
Trường hợp đầu tiên được Zing.vn thông tin là nữ sinh Bùi Kiều Nhi (18 tuổi, trú xã Đức Hoá, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình) đạt 29 điểm (tính cả 1,5 điểm ưu tiên).
Bùi Kiều Nhi đủ điểm trúng tuyển Học viện Chính trị Công an nhân dân, nhưng đến ngày 1/9, nữ sinh nhận thông báo từ Công an huyện Tuyên Hoá với nội dung không đủ điều kiện nhập học các trường thuộc khối Công an nhân dân.
Theo Công an huyện Tuyên Hoá, phần tự khai lý lịch, Nhi đã bỏ qua án tích của bố là ông Bùi Vĩnh Tường (SN 1965, đã mất năm 2013). Ông Tường từng bị TAND huyện Tuyên Hoá xử phạt 9 tháng tù, cho hưởng án treo về tội Chống người thi hành công vụ. Án tích này được lưu trong hệ thống thông tin nghiệp vụ của Công an tỉnh Quảng Bình.
Nữ sinh Quảng Bình đã viết 6 bức thư gửi lãnh đạo Bộ Công an và Bộ GD&ĐT mong được xem xét.
Chiều 18/9, Tổng cục Chính trị Công an nhân dân đã quyết định đồng ý để em Bùi Kiều Nhi vào học tại Học viện Chính trị công an nhân dân.
Theo Zing
Bộ trưởng Công an chỉ đạo xác minh vụ nam sinh 29 điểm Chiều 20/9, Bộ trưởng Công an đã yêu cầu xác minh việc nam sinh 29 điểm ở Nghệ An có nguy cơ không được vào Học viện Cảnh sát nhân dân vì khai sai lý lịch. Tối 20/9, đại tá Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, cho biết, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang đã gọi điện cho...