Tâm sự: ‘Sinh con mới biết lòng chồng’ khiến bao người vợ phải nhìn lại đức lang quân…
Từ một người đàn ông rất kỵ động chạm vào “những việc đàn bà” thì từ khi làm bố, anh chàng này thay đổi đến chóng mặt. Những dòng tâm sự của cô vợ trẻ về chồng mình làm ai cũng ngưỡng mộ.
Từ trước tới nay, nhiều người đàn ông cho rằng việc nhà là của đàn bà, nam nhi đại trượng phu phải hướng ra biển lớn. Ấy thế là bao công việc cứ thế dồn hết lên đôi vai của chị em. Không ít chị lên mạng than thở rằng chồng mình quá lười biếng, đến con chung mà cũng chẳng thèm chăm khiến bao cô vợ đồng cảm còn các cô gái trẻ thì khiếp đảm chuyện lấy chồng.
Thế nhưng với gia đình này thì mọi sự đã thay đổi 180 độ kể từ ngày chồng lên chức bố. Tâm sự trên nhóm của các chị em lần đầu được làm mẹ, cô vợ hồ hởi chia sẻ câu chuyện về ông xã nhà mình “trưởng thành” hẳn nhờ đứa con ra đời.
“Chồng em trước đây rất kị chuyện đổ nước tiểu ở bô vì sợ bẩn, động tới phân thì bảo gớm. Nói chung hắn rất ngại mấy chuyện của đàn bà .
Hôm ở bệnh viện chờ sanh thì em và người nhà bị cách ly. Chồng em cứ chốc lát lại gọi vào hỏi em có sao không, có ăn gì không để chồng đi mua.
Em sinh xong chuyển về phòng thì cả đêm chồng thức trắng trông cho hai mẹ con ngủ, em chỉ việc nghỉ ngơi thôi. Sáng với tối chồng em mang bô xuống đổ rửa sạch sẽ xong mang lên phòng. Em hỏi: “Sợ dơ với hôi mà dám đổ á?”, chồng em bảo chứ có gì đâu.
“Mẹ cảm ơn con đã đến bên đời của ba mẹ để mẹ cảm nhận thêm tình cảm của ba dành cho hai mẹ con mình”
Em thì ngại thay chồng luôn vì sản dịch máu me đầy ra đó mà chồng vẫn làm cho vợ. Con đi ngoài chồng tự chùi rồi thay tả cho con. Ẳm em bé chỉ cần một tay luôn dù bữa đầu tiên hơi run không biết ẳm. Mấy hôm đầu ở bệnh viện sữa chưa về cũng một tay chồng pha sữa công thức và cho bé bú vì em mới sinh xong rất mệt.
Tối ngủ hắn dành ôm con luôn. Con ọ ẹ là cứ: “Ôi ba đây ba đây, con ngủ đi” . Tối em ngủ thấy cái gì nóng nóng ở bụng, thì ra là hắn lấy chai nước nóng lăn bụng cho em đỡ đau. Sáng đi làm hôn con mấy cái, trưa trưa lại chạy về nhà nựng con xíu lại vội chạy đi làm tiếp, tối về hai cha con ôm nhau suốt. Nói chung có chồng em ở nhà là em chỉ có nhiệm vụ cho bé bú , còn lại chồng em lo”.
Video đang HOT
Chuyện chồng đảm, chồng chăm vợ bầu cũng chẳng hề hiếm. Bao đức ông chồng trên cả nước đã được tôn vinh vì khéo chiều vợ. Thế nhưng câu chuyện này vẫn thu hút được sự quan tâm của các chị em vì sự đáng yêu của nó.
Rất nhiều chị em tỏ ra thích thú và chúc gia đình nhỏ này luôn hạnh phúc
Theo Khoevadep
Hai câu chuyện về tiền bạc và hôn nhân khiến bất kì người vợ nào cũng phải suy nghĩ
Tôi đã nhận được những tâm sự của nhiều nàng dâu mới về cuộc sống sau hôn nhân, xoay quanh áp lực quản lý tiền nong. Họ đều trăn trở rằng, có nên không, sau cưới, ai kiếm được nhiều tiền sẽ được quyền quyết định.
1.
Một hôm, một độc giả nữ đã gửi đến cho tôi một câu hỏi khó.
Gia đình Yến ở Hà Giang, tương đối nghèo. Anh chị em cũng chẳng ai khấm khá. Vì vậy, vào ngày cưới, món quà hồi môn mà bố mẹ trao cho cũng hẩm hiu hơn so với chúng bạn. Dưới sự kiên quyết của anh con trai, bố mẹ chồng cũng rộng tay mua cho vợ chồng cô căn hộ chung cư nhưng đồng thời cũng đưa ra điều kiện: Ngôi nhà sẽ chỉ được đứng tên chồng Yến và tiền bạc sau cưới phải do một tay chồng cô quản lý.
Hình minh họa
Yến tâm sự, thực ra, từ khi ra trường cô đã làm cho một công ty nước ngoài, đến nay đã gần 5 năm, lương bổng kiếm được nhiều hơn chồng. Nhưng vì gánh nặng gia đình, bố mẹ bệnh tật, rồi còn giúp đỡ chị gái, em trai nên cô không tích cóp được nhiều. Chính vì vậy, Yến lo sợ, sau khi cưới, khi mà tiền làm ra cô đưa hết cho chồng quản lý, lại dưới sự quản thúc của mẹ chồng, phải chăng cô sẽ mất tiếng nói, không có quyền gì cả.
Người bạn gái thân thiết của Yến cũng bảo với cô rằng, nhà không đứng tên cô, tiền không được quyền quản, vậy mỗi lần vợ chồng xích mích, cãi nhau, Yến là người phải ra khỏi nhà.
Cô ấy hỏi tôi, phải đấu tranh giành quyền kiểm soát tiền nong bằng cách nào, hay trong vợ chồng, ai kiếm được nhiều tiền thì phải nghe người đó.
2.
Minh là người vợ trẻ, cưới chồng khi đang ở năm thứ 3 đại học. Rồi ngay sau đó Minh lại sinh con ngay nên chuyện bằng cấp cô phải treo lại vô thời hạn. Con còn nhỏ, Minh cũng chưa thể xin việc được ở đâu. Cô là bà nội trợ đúng nghĩa.
Mỗi tháng chồng sẽ đưa cho Minh một khoản nhất định để chi tiêu mọi việc trong nhà, còn chồng cô có bao nhiêu tiền tiết kiệm, mỗi tháng kiếm được bao nhiêu, Minh đều không rõ.
Minh cho rằng, đúng là cô không phải ra đời bon chen kiếm tiền, không phải lo cái ăn cái mặc mỗi ngày nhưng có một điều khiến cô không chịu nổi, đó là mỗi lần vợ chồng cãi nhau, chồng cô luôn nói một câu: Cô không đi làm nên không thể biết người đi làm kiếm tiền cực khổ thế nào đâu. Và lần nào, sau câu nói đó của chồng, cô chỉ biết im lặng và nuốt nước mắt vào trong.
Minh tâm sự với tôi rằng, người ta bảo có tiền, có địa vị sẽ có quyền quyết định tiền bạc thật chả sai.
-----------------
Đọc những tâm sự của những nàng dâu, tôi ngẫm lại, tại sao hiện nay phần lớn những mâu thuẫn, vấn đề nan giải trong nhiều gia đình lại đều liên quan đến tiền?
Nếu nhà là một tập đoàn, là công ty... tất mọi việc sẽ dễ giải quyết, bởi người nắm chức vụ cao nhất sẽ nắm trong tay quyền kiểm soát tiền.
Có người nói, đàn ông mà có tiền sẽ dễ sinh hư. Còn người vợ mà không quản được tiền càng tạo điều kiện để đàn ông nuôi bồ nhí bên ngoài. (Hình minh họa)
Nhưng gia đình là một tổng thể mà trong đó người vợ hay chồng đều có quyền bình đẳng như nhau.
Một gia đình ổn định, hài hòa, hạnh phúc không phụ thuộc vào việc kiếm được bao nhiêu tiền mà phụ thuộc vào việc kiểm soát tốt giữa các việc kiếm tiền, chi tiêu và cân bằng tiền nong.
Trong một gia đình, chức năng của vợ hay chồng cũng thường hoán đổi cho nhau. Lúc này chồng kiếm ra tiền nhưng lúc khác vợ lại là người làm kinh tế chính. Nếu chồng bận rộn cực khổ kiếm tiền ở bên ngoài, thì người vợ ở nhà sẽ gánh vác chăm sóc con cái, đối nội đối ngoại... Đó chẳng phải cũng là việc đóng góp.
Phụ nữ thường hay tự hỏi, tại sao sau khi kết hôn, họ ngày càng ít bạn bè, không bao giờ đi ra ngoài vào buổi tối, ít các cuộc tụ tập, những buổi rong ruổi mua sắm, về đến nhà thì đầu tắt mặt tối, vậy mà mỗi lần cãi nhau với chồng chỉ biết quay mặt để giấu những giọt nước mắt.
Đấy là do sự mất cân bằng về vai trò, giá trị cá nhân giữa vợ và chồng.
Cũng có người nói, đàn ông mà có tiền sẽ dễ sinh hư. Còn người vợ mà không quản được tiền càng tạo điều kiện để đàn ông nuôi bồ nhí bên ngoài.
Tóm lại, thiết nghĩ, vấn đề cốt lõi để giải quyết vấn đề tiền nong ở mỗi gia đình đó là các cặp vợ chồng cần xác định ngay từ đầu, sau khi kết hôn, giá trị đóng góp của mỗi cá nhân phải được tính là ngang nhau, tiếng nói của tôi và anh/em là như nhau.
Cũng cần phân tích rõ thế mạnh hay sở trường của mỗi các nhân trên các phương diện: Khả năng quản lý tài chính, khả năng đối nội đối ngoại, khả năng giáo dục con cái, khả năng cân bằng các mối quan hệ với người thân trong gia đình, với cha mẹ và con cái... để từ đó quyết định ai là người có quyền quản lý tiền bạc trong gia đình.
Theo Dân Việt
Chồng muốn tôi đi nâng ngực để tạo cảm giác khi 'yêu' Thi thoảng chồng tôi lại đùa bảo nằm bên tôi như nằm bên &'đàn ông đích thực'. Vợ chồng sống với nhau bao nhiêu năm nay không vấn đề gì. Giờ bỗng nhiên, chồng tôi lại đề nghị tôi đi phẫu thuật thẫm mỹ - nâng kích cỡ vòng 1 để nhìn cho gợi cảm và tạo cảm giác &'yêu' cho chồng. Tôi...