Tâm sự nhói lòng của nữ giảng viên đại học xinh đẹp mắc ung thư
‘Tôi từng nghĩ, nếu còn một ngày để sống, tôi sẽ vét hết số tiền trong nhà, đưa toàn thể gia đình đi Đà Lạt, sẽ ôm hôn con trai cả ngày! Tôi cũng sẽ ôm mẹ, ôm chồng’…
Tai ương bất ngờ
Là giảng viên một trường đại học ở Hà Nội, có cuộc sống êm ấm bên người chồng yêu thương mình hết mực và đứa con trai kháu khỉnh. Chị Nguyễn Thị Kim Ngân (SN 1984, Hà Đông, Hà Nội) không ngờ số phận nghiệt ngã, mang đến cho chị căn bệnh ung thư quái ác.
Giọng trầm buồn, người phụ nữ có khuôn mặt phúc hậu chia sẻ, mẹ đẻ chị mắc bệnh ung thư vú năm 2012. Cả gia đình nháo nhào, lo lắng cùng bà vượt qua trọng bệnh.
Chứng kiến mẹ gầy mòn, chống chọi với cơn đau, có lúc chị phải trốn ra ngoài khóc thầm vì xót xa. Thế nhưng, điều chị không ngờ đến là một ngày chị mắc chính căn bệnh đó.
Chị Kim Ngân khi còn khỏe mạnh.
3 năm sau ngày mẹ mất, chị Ngân đưa người nhà đi bệnh viện Bạch Mai khám bệnh. Trong lúc chờ kết quả, chị quyết định đi kiểm tra sức khỏe. Bởi trước đó, chị thấy một bên ngực xuất hiện cục u nhỏ như hạt ngô.
Từng tốp người từ phòng xét nghiệm đi ra là những ánh mắt buồn, dáng đi rệu rã nhưng cũng không ít khuôn mặt lộ vẻ vui mừng, hạnh phúc vì thoát bệnh.
Chị Kim Ngân không nằm trong những người may mắn đó. Giây phút vị bác sĩ cầm trên tay tờ xét nghiệm sinh thiết thông báo chị mắc ung thư vú, chị bủn rủn chân tay, đầu óc quay cuồng với bộn bề suy nghĩ: ‘Mình còn sống được bao lâu? Sau này chồng và con trai sẽ sống thế nào khi mình phải đi xa mãi …’.
Bên ngoài phòng khám, mưa bắt đầu rơi khiến lòng chị thêm rối bời. ‘Tôi không khóc mà bình tĩnh nhắn tin cho chồng báo mình mắc bệnh. Chỉ khi về đến nhà, nhìn con trai thiêm thiếp giấc nồng, tôi mới quỵ ngã’.
‘Đi qua những ngày bão, bạn sẽ thấy lòng bình yên lạ’
Ngày sinh nhật, cũng là ngày chị Kim Ngân nhập viện. ‘Sau thủ tục xét nghiệm, siêu âm, chiếu chụp, hội chẩn… Tôi chính thức bước lên bàn mổ. Với chế độ chỉ có một người nhà duy nhất, chồng tôi là người đồng hành cùng tôi trong quãng thời gian khó khăn này’.
Những ngày tiếp theo là chuỗi ngày chị phải truyền hóa chất. Sau 13 ngày, tác dụng phụ của hóa chất khiến chị sốt cao liên tục, nôn thốc nôn tháo, từng mảng tóc rơi rụng dần. Con trai nhìn chị, vòng đôi tay nhỏ bé ôm mẹ thủ thỉ: ‘Mẹ ơi, mẹ có tóc hay không con vẫn yêu mẹ’.
Để không ai phát hiện mình bị rụng tóc, chị cạo trọc đầu rồi đội lớp tóc giả che đi. Khuôn mặt tiều tụy, hốc hác được che đậy bằng lớp phấn son rực rỡ. Nhìn chị tươi tắn, rạng ngời như vậy, không mấy ai nghĩ chị đang mắc bạo bệnh.
Video đang HOT
Do tác dụng phụ của hóa chất, có giai đoạn người phụ nữ này phải đội tóc giả.
Có những lần, chị vừa rời cổng trường là lao nhanh đến bệnh viện hóa trị với cơ thể rệu rã, sốt hầm hập. Sau đợt xạ trị, chị còn bị bỏng rát ngực.
‘Bạn nghĩ cảnh mùa đông rét căm căm mà tôi phải nằm trong tình trạng ở trần, vì mặc áo là vết bỏng tức máu, đau đớn’, chị Kim Ngân rùng mình nhớ lại.
Những tưởng với sự kiên trì, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, tình trạng của chị sẽ ổn hơn. Vậy mà sau đợt tái khám, bác sĩ nghi ngờ các tế bào ung thư của chị đã di căn.
Lúc này, tia hi vọng cuối cùng dường như sụp đổ. ‘Tôi thức trắng đêm, nghĩ về mọi thứ, cố trấn tĩnh, sắp xếp mọi thứ cho chuyến đi xa nhất của cuộc đời’, nữ giảng viên bộc bạch.
Thế nhưng, may mắn sau 3 tháng kiểm tra, bác sĩ vui mừng cho biết chị không hề bị di căn, các tế bào ung thư đã bị đẩy lùi.
‘Cuộc đời tôi cảm giác được sinh ra lần thứ 2. Mặc dù vậy, tôi vẫn tâm sự với con trai về sự mất mát và cái chết. Để nhỡ ngày nào đó, tôi không trụ được nữa, con không thấy bàng hoàng. Vì dù có ổn định, căn bệnh này vẫn có thể quay trở lại bất cứ lúc nào.
Tôi từng nghĩ, nếu còn một ngày để sống, tôi sẽ vét hết số tiền trong nhà, đưa toàn thể gia đình đi Đà Lạt, sẽ ôm ấp hôn hít thơm con trai cả ngày! Tôi sẽ ôm mẹ, ôm chồng… cả ngày để nói những lời yêu thương, cảm ơn và dặn dò’, chị Ngân xúc động nói.
Khi đã chuẩn bị sẵn tâm thế, chị bình thản đón nhận, lạc quan hơn, dành thời gian cho gia đình và tham gia tích cực các hoạt động cộng đồng, giúp đỡ những hoàn cảnh giống mình.
Chị như bông hoa khoe sắc dưới ánh nắng, cố tỏa hết hương dâng hiến cho đời. Câu lạc bộ Phụ nữ kiên cường với hơn 700 thành viên là bệnh nhân mắc ung thư vú, trong đó chị là hạt giống, tiếp lửa cho mọi người.
Hành trình chiến đấu với bệnh tật, người phụ nữ này còn là chủ nhiệm dự án Hỗ trợ bệnh nhân ung thư vú trong cộng đồng – một dự án phi lợi nhuận, cung cấp kiến thức về phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư vú cho phụ nữ chưa mắc bệnh.
Tháng ngày ấy, thấu cảm với các hoàn cảnh bệnh nhân xung quanh mình, chị viết:
‘Khi tôi bị ốm, mọi thứ đảo lộn nhưng đại gia đình, bạn bè, đồng nghiệp ở bên, là chỗ dựa cho tôi. Tôi vững vàng hơn nhờ những điểm tựa đó. Vậy nên, tôi hiểu, ‘Tình người’ là động lực lớn thế nào giúp những bệnh nhân như chúng tôi chiến thắng bệnh tật.
Tôi chứng kiến nhiều cô gái trẻ trung xinh đẹp không may mắc căn bệnh giống mình, đôi khi mới chỉ là u nang buồng trứng nhưng gia đình chồng, người chồng má kề, vai ấp ngay lập tức ruồng bỏ, ly hôn. Họ sợ chi phí điều trị tốn kém, sợ khổ, sợ không có con.
Có những bà mẹ già hơn 70 tuổi mắc bệnh nhưng luôn lủi thủi 1 mình, kể cả những ngày truyền hóa chất. Sáng bà tự chuẩn bị gói xôi. Trưa vừa truyền hóa chất vừa nhai trệu trạo. Hỏi: ‘Con bà đâu ạ?’ Bà bảo: ‘Con bà thành đạt lắm, các cháu bận đi làm’. Hơn một năm vừa truyền vừa xạ. Bà luôn tự đi một mình, tự lo hết ăn uống, sinh hoạt. Ồ, hóa ra thành đạt là được quyền ‘bỏ rơi’ mẹ mình. Họ, chắc chưa được học khái niệm ‘hiếu thảo’ và chưa hiểu tác dụng phụ của hóa chất kinh khủng ra sao?
Bệnh tật luôn là điều không ai mong muốn. Vậy mà những bệnh nhân vào lúc yếu đuối nhất cả về thể chất và tinh thần lại bị ruồng bỏ, hắt hủi thay vì được quan tâm, chăm sóc và yêu thương. Phải chăng tình người quá đắt?
Những bệnh nhân ung thư như chúng tôi, sẽ không thể sống lâu như các bạn. Vì vậy, chúng tôi luôn trân trọng từng ngày được sống. Trân trọng từng nghĩa cử, sự quan tâm, chăm sóc của mọi người. Vậy, người thân của những bệnh nhân tôi kể trên, họ bị sao vậy? Đến giờ câu hỏi vẫn ám ảnh tôi’.
Chị Kim Ngân cùng các thành viên câu lạc bộ thăm bệnh nhi ung thư.
Chị Ngân chia sẻ thêm, điều chị hối tiếc nhất là quãng thời gian tuổi trẻ đã phung phí sức khỏe của mình: ‘Thời sinh viên, tôi hay thức khuya, giờ giấc sinh hoạt thiếu khoa học, áp lực cuộc sống khiến bản thân bị stress, không tìm cách giải tỏa. Ít khi quan tâm, kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Bây giờ nếu được làm lại, tôi sẽ yêu bản thân hơn, ăn uống khoa học, chọn thực phẩm an toàn. Tránh xa căng thẳng, stress, mất ngủ… Tìm hiểu về các nguy cơ từ thực phẩm, nước uống, hoá chất trong môi trường, thuốc tránh thai, hoá mỹ phẩm… để phòng tránh cho bản thân và gia đình’.
Diệu Bình
Theo vietnamnet.vn
Cưới nhau hai năm chưa có thai, tôi điếng người phát hiện nguyên nhân không ngờ
Năm nay, tôi 25 tuổi, đang làm việc cho một chi nhánh ngân hàng lớn trong thành phố. Tôi cưới chồng cách đây hai năm và sống chung với gia đình chồng. Nhà chồng tôi thuộc vào hàng khá giả, có của ăn của để do ba mẹ chồng kinh doanh bất động sản từ lâu.
Ông bà chỉ có hai người con trai, anh trai chồng lấy vợ đã mười năm và có ba đứa con gái. Chồng tôi đi du học về và chuẩn bị tiếp quản công ty của gia đình. Vì con cái ít ỏi nên mong muốn của ba mẹ chồng tôi là được sống quây quần cùng con cháu.
Bởi thế, ông bà đã xây một căn biệt thự rộng để cả nhà cùng ở. Ngay từ khi về làm dâu, mẹ chồng đã nói với tôi về điều này và mong muốn vợ chồng tôi sẽ đồng ý sống chung.
Thực tình, tôi vẫn muốn được ra ở riêng nhưng chồng bảo, cứ ở một thời gian nếu thấy không hợp thì xin ra riêng vẫn chưa muộn, nếu nằng nặc đòi ở riêng ngay từ đầu sẽ khiến ba mẹ chồng buồn lòng. Tôi thấy như thế cũng hợp lý nên đồng ý.
Hinh minh hoa
Cuộc sống chung với nhà chồng trất thoải mái với tôi. Nhà có người giúp việc, chị dâu ở nhà không đi làm nên quán xuyến luôn chuyện nhà cửa.
Hàng tháng, chúng tôi không phải đóng góp gì vì ba mẹ chồng trang trải toàn bộ chi phí sinh hoạt. Mỗi ngày, cả nhà chỉ gặp nhau vào bữa cơm còn lại nhà nào có không gian riêng của nhà đó nên không có cảnh chung đụng nhiều.
Tôi đi làm về, dọn dẹp phòng riêng, thỉnh thoảng phụ rửa bát chứ hâu như không phải làm việc nhà. Cuối tuần, ba mẹ con dẫn nhau đi mua sắm, uống cà phê trò chuyện rất vui ve.
Chị dâu chồng vốn là người cởi mở, giỏi việc, thường chỉ bảo tôi rất nhiều thứ. Khi trong nhà có giỗ chạp, một mình chị lo lắng hết. Chị bảo: "Chị quen việc rồi, em còn phải đi làm, cứ để chị lo cho".
Mẹ chồng tôi rất quý chị dâu nhưng chưa bao giờ tỏ ra thiên vị, mua cho chị cái váy cũng sắm cho tôi cái túi xách. Tuy vậy, điều lấn cấn nhất của tôi là cưới nhau đã lâu dù không dùng bất cứ biện pháp tránh thai nào mà tôi vẫn chưa có con.
Ba mẹ chồng khá sốt ruột và rất mong có một đứa cháu trai để nối dõi. Bởi chị dâu sau khi sinh bé thứ ba đã phải cắt bỏ tử cung do băng huyết khi sinh. Mọi hy vọng ông bà dồn hết vào vợ chồng tôi nhưng mãi vẫn không có tin vui.
Chị dâu tỏ ra rất nhiệt tình trong việc chăm sóc tôi để đẩy nhanh việc thụ thai. Hàng ngày, tôi đi làm về, chị dâu đều ép sẵn nước trái cây cho tôi uống, thậm chí hôm nào tôi quên, chị bưng lên tận phòng.
Nếu không có nước ép thì chị hầm thức ăn bổ dưỡng rồi bắt tôi ăn để tẩm bổ. Chúng tôi đã đi khám nhiều nơi và kết quả hai vợ chồng đều bình thường, không có vấn đề gì cả. Mọi người động viên vợ chồng tôi cứ giữ tinh thần thoải mái sẽ nhanh chóng có con nhưng tôi vẫn không khỏi lo lắng.
Mới đây, một người bạn của tôi học ngành y mới đi tu nghiệp ở nước ngoài về. Khi biết chuyện của tôi, cô ấy hứa sẽ giúp tìm nguyên nhân xem thế nào. Khác với những lần khám trước ở các bệnh viện và phòng khám, cô ấy đề nghị tôi làm thêm xét nghiệm nội tiết xem có vấn đề gì không.
Cô bạn tôi thắc mắc là tại sao tôi không dùng bất cứ biện pháp tránh thai nào mà có sự thay đổi nội tiết do thuốc tránh thai. Cô ấy bảo, tôi phải dùng thuốc một thời gian dài mới cho kết quả như thế.
Tôi cứ nghĩ bạn mình nhầm lẫn, tôi đâu có điên mà đi uống thuốc tránh thai khi đang rất mong có con. Bạn tôi mới đề ra giả thuyết, tôi cần xem lại những thức ăn nước uống mình dùng hàng ngày.
Lúc đầu, tôi vẫn không thể nghĩ ra, bình thường tôi ăn uống cùng cả nhà chồng, chỉ uống thêm nước trái cây và thức ăn bổ dưỡng vào buổi tối do chị dâu chuẩn bị. Cô bạn bảo, nếu nghi ngờ thì tôi mang những thứ đó đến để cô ấy kiểm tra giúp.
Bởi thế, hôm đó, tôi đi làm về nhưng không ghé bếp uống nước như mọi lần. Một lúc sau, chị dâu đã bưng ly nước ép táo lên tận phòng cho tôi. Tôi đổ ly nước ép đó vào bình riêng rồi mang đến cho cô bạn bác sĩ.
Kết quả kiểm nghiệm thật bất ngờ, bạn tôi cho biết, trong ly nước ép đó có thành phần của thuốc tránh thai. Tôi điếng người trước tin đó bởi khi tôi mang ly nước đi, tôivân nghi chi dâu tôi không lam vây.
Thì ra, từ trước đến giờ, chị dâu vẫn âm thầm cho tôi uống thuốc tránh thai hàng ngày bằng cách đó. Nguyên nhân việc tôi không thể mang thai suốt hai năm cũng xuất phát từ đây.
Có lẽ, chị dâu sợ tôi sinh được con trai sẽ ảnh hưởng đến vị thế của chị và các con gái trong gia đình nên mới làm như thế. Tôi đang suy nghĩ xem có nên nói với chồng về sự việc xảy ra không. Bởi tôi không bắt được tận tay chị cho thuốc vào nước mà chỉ là phỏng đoán và chồng tôi rất quý chị dâu, liệu có tin lời tôi nói.
Cô bạn khuyên tôi nên dọn ra ở riêng để tránh chung đụng với chị dâu, tích cực dùng phương pháp canh trứng và uống thuốc hỗ trợ sẽ nhanh có thai vì hai vợ chồng đều không vấn đề gì. Tôi nghĩ hay mình im lặng ra đi chứ làm rùm beng lên lại sứt mẻ tình cảm gia đình. Cùng là phụ nữ, tôi hiểu chị dâu cũng có nỗi khổ riêng của mình...
Moi ngươi co thê cho tôi lơi khuyên đươc không?
Theo Dân Việt
Vợ như "khúc gỗ" khi ân ái, giám đốc giàu có phát hiện sự thật cay đắng Nửa tháng tôi đi vắng, về đến nhà muốn mặn nồng với vợ nhưng em tìm cớ thoái thác. Thi thoảng em mới chiều được chồng một lần. Gần như suốt cuộc yêu, Liễu như khúc gỗ, mau chóng làm cho xong nhiệm vụ. Tôi làm giám đốc kinh doanh của công ty thực phẩm lớn, có nhiều chi nhánh ở trong và...