Tâm sự người thứ ba: Trái tim đặt nhầm chỗ thì cả đời chẳng bình yên
Tôi biết bản thân sai lầm khi vội yêu, vội về sống chung nhà khi chưa tìm hiểu kĩ để rồi phải mang danh người thứ ba. Đàn bà trái tim đặt nhầm chỗ, cuộc đời khổ sở vô cùng.
Không một người đàn bà nào lại chẳng muốn có một tình yêu đẹp, một người đàn ông đủ tin tưởng cho mình dựa vào. Thật tâm chẳng có ai lại muốn chia sẻ người đàn ông mình yêu với người phụ nữ khác cả. Tôi cũng từng nghĩ như thế nhưng oái ăm thay, cuộc đời xô đẩy tôi trở thành người thứ ba, là kẻ giẫm đạp lên hạnh phúc của một người đàn bà khác
Tôi là người đàn bà từng ly hôn đang sống với một đứa con trai 10 tuổi. Cuộc hôn nhân không hạnh phúc bởi chúng tôi cưới nhau không có tình yêu. Tôi cũng không oán giận gì chồng. Tôi có một công việc, thu nhập ổn định đủ lo cho hai mẹ con. Ngày đi làm, chiều tối về với con. Cuộc sống của tôi bình yên trôi qua như vậy.
Tôi từng có một cuộc hôn nhân đổ vỡ – Ảnh minh họa: Internet
Ở công ty có một đồng nghiệp luôn quan tâm đến tôi. Phụ nữ rất nhạy cảm nên không khó để nhận ra ai đang có tình cảm với mình. Tôi rất mến anh bởi tính tình hiền lành lại làm việc chăm chỉ. Anh nói với tôi mải lo làm ăn, kiếm tiền nuôi các em ăn học và phụng dưỡng cha mẹ nên chưa dám có vợ. Những bữa trưa chúng tôi hay ngồi ăn cơm, uống nước trò chuyện. Anh và tôi rất hợp nhau.
Anh ngỏ lời yêu tôi. Tôi không giấu giếm với anh rằng mình đã từng có chồng, có con. Anh bảo anh không hề quan tâm đến quá khứ. Anh yêu và trân trọng một người phụ nữ sâu sắc và hiểu chuyện như tôi. Anh ngỏ ý muốn cùng tôi xây dựng tương lai. Anh bảo sẽ dẫn tôi về ra mắt ba mẹ, rồi xin ba mẹ cho chúng tôi làm đám cưới.
Với cuộc hôn nhân không hạnh phúc lần trước, tôi ngỡ như mình được bù đắp bởi người đàn ông này. Tôi không hề nghi ngờ mà ngã vào vòng tay anh. Anh dọn đến ở cùng mẹ con tôi. Những buổi chiều anh đón con, chở con ra công viên gần nhà chơi. Nhìn thấy con trai cũng yêu mến anh, tôi trào nước mắt vì hạnh phúc. Chúng tôi giống như một gia đình vậy. Đây là mái ấm, là hạnh phúc mà tôi luôn khao khát có được. Tôi cũng kỳ vọng rằng anh có thể thay thế được vị trí của người cha đã vắng bóng rất lâu rồi.
Tôi thậm chí đã mong rằng anh có thể làm cha của con mình – Ảnh minh họa: Internet
Video đang HOT
Cuộc đời đâu ai đoán được chữ ngờ. Một người đồng nghiệp đã nói với tôi rằng đừng tin một người đàn ông như anh ta. Anh đã có vợ, có con rồi. Vợ anh đang ở quê còn anh một mình ở thành phố kiếm sống. Tôi như không thể tin nổi những gì mình vừa nghe thấy. Cô bạn đồng nghiệp lấy điện thoài, dò tìm Facebook của người vợ và đưa tôi xem. Ảnh đại diện là ảnh cưới của hai người, ảnh bìa là vợ chồng con cái họ tay trong tay hạnh phúc. Trên dòng thời gian, chị vợ liên tục đưa những hình ảnh hạnh phúc mỗi khi anh về quê thăm mấy mẹ con. Tôi trào nước mắt, biết mình đã bị anh qua mặt.
Tôi và anh chia tay êm đẹp hơn tôi tưởng. Khi tôi gào khóc, anh chỉ nói đúng một câu: “Em biết hết rồi à?”. Biết không thể năn nỉ tôi tiếp tục cuộc tình sai trái, anh gom đồ dọn ra ngoài. Nhục nhã, cảm giác đắng chát ê chề tràn ngập trong tôi. Những hy vọng, những dự định cho tương lai của tôi bỗng chốc vỡ tan như bọt xà phòng.
Tôi dằn vặt khi biết mình là kẻ chen chân vào gia đình người khác – Ảnh minh họa: Internet
Tôi biết bản thân sai lầm khi vội yêu, vội về sống chung nhà khi chưa tìm hiểu kĩ. Trái tim tôi đã đặt nhầm chỗ cho một kẻ chẳng ra gì. Ngoài khổ đau, tôi còn dằn vặt vô cùng thì chính mình lại trở thành kẻ thứ ba trong cuộc hôn nhân của người khác. Chẳng biết đến bao giờ tôi mới có thể tìm thấy được bình yên cho cuộc đời mình.
Nam Khuê
Tập tục lạ kỳ của 'vương quốc nữ nhi'
Những phụ nữ của bộ tộc Mosuo có đặc quyền khá kỳ lạ và thú vị.
Đây là bộ tộc mang đặc điểm văn hóa hiếm thấy trên thế giới. Vương quốc phụ nữ sống không hôn nhân, nhưng gia đình mẫu hệ ở đây rất hòa thuận, đầm ấm cũng chẳng có chuyện ly hôn, ly thân...
Vương quốc nữ nhi không tin vào gia đình một vợ (chồng)
Mosuo là dân tộc thiểu số sống theo chế độ mẫu hệ duy nhất còn sót lại ở Trung Quốc, hiện nay gồm khoảng hơn 40.000 người. Người dân ở đây theo Phật giáo Tây Tạng. Với người Mosuo, phụ nữ là người quyết định các vấn đề trọng đại, họ kiểm soát tài chính trong gia đình và là người hợp pháp sở hữu đất đai, nhà ở cũng như có toàn quyền trong việc nuôi, dạy con trẻ.
Được biết đến với cái tên "Vương quốc phụ nữ", bộ tộc này hiện sống quanh hồ Lugu (Lô Cô), thành phố Lệ Giang, nơi giáp ranh giữa tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên, biên giới với Tây Tạng. Họ đã sinh sống tại đây và gìn giữ truyền thống bản địa trong suốt hơn 2.000 năm qua.
Với cái tên "bà chúa gia đình", người phụ nữ này còn quán xuyến tiền bạc cũng như công việc của từng thành viên. Khi bà muốn chuyển giao trách nhiệm cho thế hệ tiếp theo, bà sẽ đưa cho người kế vị chìa khóa nhà kho đồng thời chính thức thông báo với mọi người về việc truyền lại quyền nắm giữ tài sản và trách nhiệm cho người mới.Ở độ tuổi 13, các bé gái dậy thì sẽ trở thành phụ nữ và được phép ở phòng riêng tại nhà mẹ đẻ. Các em thậm chí còn có thể mời bất cứ chàng trai nào mình thích tới nhà và thẳng thừng từ chối những người không lọt vào "mắt xanh".
Mỗi khi có sự kiện giao lưu, người Mosuo sẽ cùng nhau nhảy nhiều điệu nhảy, các cô gái sau đó sẽ chọn ra một chàng trai để kết bạn một đêm, cũng có thể là một năm hoặc cả đời.
Người Mosuo không có tục cưới gả mà vẫn duy trì phong tục "tẩu hôn", tức là nam thanh niên đêm đêm sẽ cưỡi ngựa sang nhà cô gái ưng ý, leo lên chiếc thang mà cô gái bắc sẵn để vào căn gác của cô.
Chàng trai không có quyền bồng con về
Ở vương quốc nữ nhi, tục "tẩu hôn" dựa trên cơ sở đôi bên bằng lòng, không được phép ép buộc, nhưng cũng có quy định cấm người cùng hay gần huyết thống "tẩu hôn". Bên cạnh đó, nếu tình cảm không còn thì mối quan hệ giữa hai người cũng chấm dứt. Khi cô gái có thai, mối quan hệ giữa đôi nam nữ gắn bó hơn. Chàng trai sẽ thường xuyên lui tới đến thăm nom con, nhưng tuyệt đối không được bồng về nhà mình. Đêm đêm, chàng đến nhà "vợ", sáng sớm lại về nhà mình, bắt đầu một buổi làm việc như đồng áng, săn bắn, vào rừng..., còn cô gái ở nhà dệt thổ cẩm để mang ra chợ phiên bán.
Cùng với người mẹ, đứa bé sẽ sống suốt đời trong nhà gái, không làm dâu hay làm rể cho ai. Chẳng một người đàn ông nào được trở thành cha của những đứa trẻ mà họ sinh ra. Người đàn ông cũng sẽ không phải cấp dưỡng cho đứa con của mình, cũng không cần phải chăm sóc hay sống cùng chúng. Các chú bên mẹ sẽ làm nhiệm vụ thay người cha dạy dỗ đứa trẻ.
Do quan điểm độc đáo này nên người Mosuo không hề có khái niệm trọng nam khinh nữ hay con ngoài giá thú. Với họ, con nào cũng như nhau và chẳng ai bận tâm xem cha của đứa trẻ là ai. Họ cùng nhau lao động, kiếm sống và vui chơi giải trí trong các ngày rảnh rỗi và không ai thích bàn tán về cuộc sống của người khác.
Tập quán đó khiến bộ tộc Mosuo trở nên nổi tiếng. Nam giới từ những nơi khác trên lãnh thổ Trung Quốc coi "hôn nhân một đêm" là biểu tượng của tự do luyến ái và thường tìm đến các nhà thổ dành cho khách du lịch xuất hiện tại nhiều làng của người Mosuo, song phần lớn nhân viên tới từ nơi khác. Người Mosuo coi đó là sự sỉ nhục đối với họ.
Nhiều người hiểu sai khi tuyên bố rằng, người Mosuo rất dễ dãi và phụ nữ ở đây có thể ngủ với bất kì người đàn ông nào. Tuy nhiên họ đã nhầm. Bộ tộc Mosuo nhìn nhận "cưới dạo" là một điều rất lãng mạn và đẹp đẽ, họ không ngủ với nhau vì tiền, chuẩn mực xã hội hay áp lực gia đình. Họ làm vậy vì cả hai đều đều đồng lòng muốn thế.
Từ sau thập niên 1970, với sự giúp đỡ của chính phủ, bộ tộc Mosuo dần thay đổi. Bây giờ, chế độ một vợ một chồng dù không tồn tại nhưng nhiều phụ nữ đã có quan hệ gắn bó với một người đàn ông duy nhất.
Niềm tin phụ nữ có nhiều khả năng hơn nam giới
Theo Chuan-Kang Shih, hệ thống xã hội trên được củng cố bằng một niềm tin cơ bản rằng, phụ nữ có nhiều khả năng hơn nam giới, về cả tinh thần và thể chất. Người Mosuo cũng tin rằng tất cả mọi thứ con người quý trọng trên thế giới đều đến từ phụ nữ, không phải đàn ông. Tất cả các nam thần đều là thứ yếu bên nữ thần bảo trợ họ. "Hệ thống này rất hợp lý khi bạn xét tới cách thức mà các gia tộc cân bằng giữa những ham muốn tình dục, sự ổn định, sự thuần phục và nhu cầu cho trẻ em", Judith Stacey, giáo sư xã hội học tại Đại học New York, nhận xét.
"Nhưng nó lại thiếu tính linh động. Đó là lý do tại sao hiện nay, với sự bất bình đẳng cũng như những thay đổi về kinh tế và địa lý, nó không thể tồn tại như một hệ thống được nữa", bà Stacey nói.
Theo Thu/Khỏe & Đẹp
Bị bắt quả tang trước nhà nghỉ chồng còn lớn tiếng cấm vợ động vào bồ, ngờ đâu chẳng cần tới lượt cô ra tay mà anh vẫn tím tái mặt mày vì tình huống không ngờ tới Tận mắt nhìn chồng ôm bồ vào nhà nghỉ, cay đắng Thúy một mạch đi thẳng tới trước mặt chồng. Thúy tâm sự, hơn tháng trở lại đây, cuộc sống của cô bị đảo lộn hoàn toàn. Tinh thần cô suy sụp thật sự kể từ khi cô tận mắt đọc được những dòng tin nhắn à ơi của chồng với người yêu...