Tâm sự ngày cuối năm gửi chồng nghèo
Cuối năm, anh vất vả chạy ngược xuôi lo kiếm tiền, em càng thấy thương anh nhiều hơn.
Vợ chồng tỉnh lẻ, tay trắng lấy nhau, vẫn biết là khó khăn nhưng đã yêu nhau “ta nguyện cùng nhau”, sợ gì gian khó. Cưới xong, mỗi đứa vẫn làm một công ty cách nhau mấy chục km. Thương em đi làm vất vả, anh đã chọn thuê phòng gần công ty vợ còn mình mỗi ngày đi về gần năm chục cây số.
Anh là nhân viên công ty truyền hình cáp, chuyên đi lắp đặt đầu thu cho các hộ gia đình. Em là nhân viên kế toán của công ty xây dựng nhỏ. Lương hai vợ chồng vốn chỉ đủ chi tiêu một cách eo hẹp.
Từ ngày em có bầu, cần bổ sung nhiều loại dinh dưỡng, thuốc bổ vì cơ thể vốn không khỏe. Số tiền lương ít ỏi của hai vợ chồng càng trở nên nhanh hết hơn. Vậy là anh càng phải tất bật lo kiếm tiền.
Anh nhận đi làm cả ngày cuối tuần để kiếm thêm thu nhập. Cả tuần, ngày nào cũng giống nhau, 6 giờ 30 sáng là anh đã ra khỏi nhà, gần 10 giờ đêm mới được về. Đi lại vất vả lại cộng thêm công việc phục vụ khách hàng phải đi nhiều, những lúc nhà người ta sum họp thì anh phải làm việc.
Anh nhận đi làm cả ngày cuối tuần để kiếm thêm thu nhập. Cả tuần, ngày nào
cũng giống nhau, 6 giờ 30 sáng là anh đã ra khỏi nhà, gần 10 giờ đêm
mới được về. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Trời mùa hè nắng cháy, ngày nào anh về đến nhà người cũng đẫm mồ hôi và trong khi anh ăn tối thì em đã ăn sang bữa đêm. Mùa đông mưa rét thấu xương, trời chưa sáng hẳn anh đã ra khỏi nhà, khi anh về thì em đã ngủ xong một giấc.
Muốn đỡ anh nên em tìm việc làm thêm, nhưng anh sợ ảnh hưởng đến sức khỏe hai mẹ con nên chỉ cần em “đi làm về nấu cơm cho anh ăn là đủ”.
Thế là ngày nào cũng như nhau, sáng em ngủ dậy thì anh đã đi làm, chiều em về lại loay hoay một mình. Có hôm cả ngày em không nhìn thấy mặt anh vì đi ngủ sớm.
Vẫn biết cuộc sống còn quá nhiều khó khăn nên anh phải vất vả ngược xuôi lo miếng cơm manh áo nhưng em không tránh khỏi chạnh lòng, trách sao mình khổ vì “đã nghèo còn lấy chồng nghèo làm chi”. Nhìn cảnh gia đình người ta, vợ mang thai nhưng tối nào cũng được chồng đưa đi dạo dưới đường em cũng thèm lắm.
Ngày cuối tuần, em không muốn dậy sớm vì cả ngày sẽ trôi qua rất chậm. Em cũng không muốn phải thấy cảnh anh chị phòng bên đưa nhau đi chơi và nhìn em với ánh mắt cảm thông vì cuối tuần mà chồng vẫn đi làm. Em cũng sợ phải nấu những món ngon rồi lại ngồi ăn một mình.
Nhiều lúc em cũng giận anh vì đã hứa về sớm ăn món canh em nấu nhưng rồi lại thất hẹn vì “khách hàng yêu cầu lắp thêm bộ thu”. Rồi hôm ông bà ngoại xuống chơi, anh đã hẹn hôm đấy sẽ nghỉ để đưa ông bà thăm quan thành phố, thế mà “anh lại phải đi làm vì công ty có người xin nghỉ”. Tuần trước, anh đã hẹn cùng em đi khám thai. Em muốn anh được nhìn thấy con mình, xem con đáng yêu thế nào mà anh cũng “không về kịp”.
Anh chỉ ngại ngùng “vâng” rồi quay mặt đi. Em vô tư quay lại hỏi chị kia: “Sao
chị là bạn anh mà em lại chưa gặp bao giờ nhỉ?” (ảnh minh họa)
Thế nhưng sau hôm nay, em chỉ thấy thương anh nhiều hơn, thấy những tủi hờn mình đang chịu thật quá nhỏ bé so với những gì anh đang phải gánh.
Thì ra anh đã nghỉ việc ở công ty hai tuần nay vì cãi nhau với sếp chuyện hợp đồng với khách hàng. Anh không dám nói với em vì sợ em sẽ lo chuyện kinh tế gia đình bấp bênh. Ngày nào anh cũng đi sớm về khuya như bình thường nhưng không phải đi “đến công ty cho kịp giờ” mà chỉ là đi làm xe ôm. Trưa nay ngày thường, anh lại hẹn đón em trước cổng công ty để đưa em đi ăn và đi mua váy bầu vì “hôm nay anh mệt nên xin nghỉ”.
Khi đang chọn váy thì đột nhiên một chị đi vào, vừa nhìn thấy anh đã ngạc nhiên: “Ô, anh cũng đưa vợ đến đây mua đồ bầu à?”
Anh chỉ ngại ngùng “vâng” rồi quay mặt đi. Em vô tư quay lại hỏi chị kia: “Sao chị là bạn anh mà em lại chưa gặp bao giờ nhỉ?”
Chị kia nhanh nhảu: “Bạn gì đâu chị, hôm qua em vừa đi xe ôm của anh ấy xong. Mà chị sướng nhá, chồng chị nghĩ đến chị nhiều thế cơ mà. Hôm qua anh ấy thấy em mang bầu còn bảo buồn vì bận nên chưa đưa chị đi khám thai được, còn hỏi em xem phụ nữ mang bầu thì nên tặng gì? Em giới thiệu chỗ này, ai dè hôm nay lại gặp cả hai anh chị ở đây”.
Nghe cô gái kia nói xong một hồi, em ngẩn ra. Dần dần em mới sắp xếp lại các sự kiện và nhận ra sự thật. Ngày anh không đến phòng khám thai, anh có giải thích rằng anh muốn về nhưng gặp bác xe ôm vì tranh khách nên bị đánh, anh phải đưa bác vào viện chụp chiếu. Em có nhìn thấy trên người anh xây xước nhưng anh lại bảo bị “va quệt xe, không sao đâu”. Giờ em mới hiểu, hôm đó anh chính là người xe ôm trong câu chuyện.
Anh đang lo sợ nhìn em, chuẩn bị sẵn tinh thần cho một cơn giận rỗi. Nhưng sao em lại giận anh được, em thấy mình yêu thương anh còn chưa đủ. Thương người chồng nghèo sớm tối chỉ nghĩ và âm thầm chịu đựng mọi vất vả vì mẹ con em.
Tết sắp đến rồi, những áp lực về kinh tế càng nặng nề hơn, anh cũng phải căng mình ra để lo toan. Mong năm cũ mau qua đi, năm mới đến với nhiều may mắn hơn. Mong anh sẽ tìm được việc làm mới ít vất vả hơn và mãi là người chồng, người cha mà mẹ con em luôn có thể dựa vào.
Theo Ngoisao
Bố chồng khó tính
Nhiều người khen và bản thân tôi cũng tự nhận mình nội trợ không đến nỗi, vậy mà bố chồng rất hay chê bai nặng nề. Ngon hay không tất nhiên do khẩu vị cảm nhận của mỗi người, song cái cách ông thể hiện rất thiếu suy nghĩ khiến tôi thấy ông thật nhỏ bé.
Hôm nhà có giỗ, một tay tôi sắp đặt tất cả, để rất đông đủ mọi người ăn đều ngon lành, ông vẫn cứ chê tôi nấu cơm không thơm, không dẻo. Trong khi thằng cháu ăn hết bốn bát nên hết sạch cơm thì ông lại kêu "tao đói, tao không thích bánh chưng". Hỏi "ông ăn mỳ hay miến để con nấu?", ông tỉnh khô "tao muốn ăn cơm" khiến chồng tôi cũng bất bình. Tôi buông bát hì hục xuống bếp nấu cơm, lúc sau thấy ầm ĩ trên nhà. Ra chồng tôi nói một câu "ông cứ thích bắt tội người khác" làm ông chửi bậy, rồi ném chén bát đuổi chồng tôi ra khỏi nhà.
Về chơi nhà nội bao hôm là ngần ấy ngày đầu tôi căng như dây đàn, vì cảm thấy bao năm nay lối sống của ông bà càng ngày càng khó tính, khó chịu. Một năm con cháu về có được nhiều đâu mà ông cứ chửi bới, rủa xả. Có mỗi việc dép guốc ông để gọn bọn trẻ lấy ra nghịch làm đoàn tầu, nhắc nhở nhẹ nhàng là được, đằng này ông quát tháo chửi "bố tiên sư bọn mất dạy". Tôi cố vuốt cho ông nguôi giận nên cười cười bảo: "Ông cứ bảo cho cháu về ông trông, cháu về mới được ba ngày mà ông quát mắng dữ thế!". Ông lừ mắt: "Ở với tao mà thế á, tao đập chết. Còn mày nữa, cái loại vô học, bố chồng nói một câu cãi phăng một câu" khiến tôi đứng tim, không thốt nổi tiếng nào. Các cháu thì sợ ông một phép, cứ nghe "lại ông bế" là xanh cả mặt.
Ngày Tết những năm trước cứ về đến là tôi tối mắt tối mũi, cắm mặt vào bếp lo cho đủ cỗ, cúng, rồi rửa bát đĩa dọn dẹp hết nguyên ngày. Ông đao to búa lớn mắng tôi chả hiểu lễ nghĩa, không biết đường mà đi chào hỏi khắp lượt bà con láng giềng. Năm vừa rồi rút kinh nghiệm, tôi cùng chồng chúc tết quanh xóm, vậy mà về mặt ông hằm hằm: "Loại lười nhác chỉ biết nhót đi chơi, không chịu lo cơm nước, không có tí trách nhiệm gì với nhà chồng". Câu nào ông nói cũng thêm vài từ đệm tục tĩu làm tôi sợ lũ trẻ sẽ tiêm nhiễm theo ông.
Hôm mùng ba Tết tôi xin phép về sớm hóa vàng ở nhà thì ông thản nhiên quát "cái loại sống không có tâm không có đức thì thắp hương thắp khói làm gì để người ta chửi vào mặt cho".
Không phải là kể lể, kể công mà tôi chỉ muốn nói rằng mình là đứa biết nghĩ chứ không phải phường "phổi bò" luộm thuộm. Từ trước tết tôi đã dành thời gian đi chợ mua sắm đầy đủ tất thảy đồ lễ và quà tết, tha lôi từng tí một chất đầy lên taxi, từ cân măng, cái giò, chục nem cho đến hộp mứt, cái kẹo, giấy ăn... vì về quê hẻo lánh muốn mua đồ cũng khó. Vậy mà hôm ấy ông còn tức giận mắng "Từ giờ tao cấm tiệt, đ... cho mang cái gì đi nữa". Tôi nghe mà thấy nực cười quá. Khi ra xe ông giúi cho cái bánh chưng, với nửa con gà hôm trước ăn chẳng hết, không lẽ trả lại thì ra xé chuyện thành to, nhưng tôi tự thề sẽ không bao giờ động vào bất cứ gì ông cho.
Cảm thấy mình sống cũng biết điều, được nhiều người kính trọng mà về nhà chồng thì bị xúc phạm, chà đạp vùi dập như rơm như rác là tôi lại ứa nước mắt. Sống hết lòng hay không cũng bằng nhau, vẫn bị chửi thậm tệ thì cố gắng về đó làm gì cho khổ thân mình ra nữa?
Theo VNE
"Thứ vợ" gì như tôi? Mãi đến khi máy bay cất cánh, tôi mới tin chắc rằng lần này mình sẽ được về nhà. Tôi nghĩ đến mẹ tôi, 7 năm không gặp, chắc mẹ đã yếu đi nhiều, tóc sẽ bạc nhiều hơn. Còn ba tôi, vốn dĩ đã gân guốc, bây giờ chắc lại càng gầy gò hơn. Từ sân bay Tân Sơn Nhất về nhà,...