Tâm sự giáo viên dạy online: “Chưa bao giờ kiệt sức như thế”
Trong thời điểm dịch Covid-19 tại nhiều tỉnh thành chưa được kiểm soát, việc học online vẫn đang tiếp tục diễn ra.
Tuy nhiên, phương pháp giảng dạy này khiến việc trao đổi, tương tác giữa giáo viên và học sinh bị hạn chế, gây ra không ít khó khăn. Chẳng riêng học sinh, nhiều giáo viên chia sẻ, bản thân cảm thấy bị stress vì những áp lực trong lúc dạy trực tuyến.
Các em phải chuyển học online vì dịch bệnh. (Ảnh: Vietnamnet)
Chưa bao giờ thấy kiệt sức như thế
Mới đây, mạng xã hội đã chia sẻ bức thư của một cô giáo nói về những áp lực mà mình phải chịu trong thời điểm xã hội giãn cách, dạy học theo phương pháp online. “Chưa bao giờ tôi thấy kiệt sức như vậy, đầu óc cứ căng ra như một dây đàn. Soạn bài, sách cũ, sách mới, nghĩ trò chơi, trả lời tin nhắn phụ huynh, động viên học sinh.”
Mỗi ngày, cô phải làm việc quần quật từ 6h sáng đến tận 2g sáng ngày hôm sau nhưng công việc vẫn còn ngổn ngang. Thậm chí, việc quá nhiều, nhận vô số tin nhắn mỗi ngày đã khiến giáo viên này bị ám ảnh vào giấc mơ. “Nếu cứ thế này, tôi vỡ tung ra mất, nhiều lúc ngồi mà nước mắt cứ chảy dài ra, hay ước gì mình biến mất ” – nữ giáo viên tiết lộ. Cô tin rằng, áp lực này không phải của riêng mình mà còn rất nhiều giáo viên khác chung cảnh ngộ.
Bức thư của cô giáo gây bão mạng. (Ảnh: Chụp màn hình)
Mỗi tuần trôi qua lại thêm căng thẳng
Tuổi Trẻ từng đưa tin về trường hợp cô K. công tác tại trường tiểu học ở quận 6, TP.HCM. Sau tựu trường, dù chỉ mới dạy 1 tuần nhưng nữ giáo viên này đã cảm thấy căng thẳng, chưa biết nên làm cách nào để ổn định lại tâm lý.
Video đang HOT
“Tôi không thấy nặng về chương trình hay phương pháp dạy học trực tuyến trong tình hình dịch bệnh. Cái tôi lo là trong tiết dạy của mình, nhiều phụ huynh hỗ trợ con và can thiệp hơi sâu. Có hôm vẳng trong âm thanh tiếng phụ huynh: “Không biết bà cô mày dạy có chuẩn không?”.
Tôi thật sự buồn. Đây là những giờ “mào đầu” để dặn dò các con về kỹ năng, kích thích tinh thần học cho con nên giáo viên đôi khi phải pha những câu chuyện đời thường, nhẹ nhàng, vui vẻ. Phụ huynh lại hiểu sai ý. Đó là chưa kể mạng Internet mấy hôm nay bị rớt liên tục, có em vào được, em thì không; phụ huynh lại nổi nóng với giáo viên, xem như lỗi tại cô” - cô chia sẻ.
Một giáo viên đang cố gắng giải thích cho học sinh hiểu. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Trong tiết dạy có trăm con mắt nhìn – vô cùng áp lực
Cô G. – giáo viên tiếng Anh là một trường hợp khác được Tuổi Trẻ đưa tin. Điều khiến nữ giáo viên này áp lực đó chính là trong lớp có 35 em học sinh nhưng trong mỗi ô camera trên màn hình máy tính lại xuất hiện thêm gương mặt của phụ huynh chen ngang. Họ là bố mẹ, anh chị em hay ông bà…
Cô nhận định: “Việc ông bà, gia đình quan tâm đến tiết học của con là điều rất tốt. Nhưng dù online thì đây là không gian lớp học, người thân xuất hiện ở lớp nên buộc cô giáo phải linh hoạt ngôn ngữ cho cả hai thế hệ. Nói sao cho các con hiểu, nói như thế nào để phụ huynh hài lòng… Nhìn màn hình khô cứng nhưng giáo viên phải hoạt ngôn cho phù hợp với học sinh, phụ huynh. Nghĩa là trong một tiết dạy có trăm con mắt nhìn, giáo viên vô cùng áp lực.”
Nữ giáo viên ở Sài Gòn dạy online. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Hiện tại, việc học online là điều cần thiết trong bối cảnh Covid-19. Chính vì vậy, học sinh, phụ huynh và giáo viên hãy thông cảm, hỗ trợ cho nhau để mang đến những tiết học bổ ích, chất lượng cho các em.
Nam sinh cởi giày hiệu khi lên bảng làm bài, bóc giá xong mà choáng
Câu chuyện của cậu nam sinh tháo giày để sang một bên khi lên bảng làm bài thu hút sự chú ý không nhỏ từ dư luận. Đa số cư dân mạng đều có những ý kiến bàn tán trái chiều trước hành động này.
Thông tin sự việc thu hút sự chú ý trên mạng xã hội. (Ảnh: FB T.N.T)
Hành động tháo giày, lên bảng làm bài gây tranh cãi của nam sinh
Những tình huống "cười ra nước mắt" đến từ các cô cậu học trò luôn nhận về không ít sự quan tâm từ dư luận. Bên cạnh đó, cũng có không ít sự việc gây tranh cãi trong dư luận và câu chuyện về cậu nam sinh tháo giày lên bảng làm bài được chia sẻ mới đây chính là trường hợp điển hình như thế.
Cụ thể, theo một bài viết được chia sẻ trên diễn đàn mạng, cậu nam sinh này đã rất cẩn thận tháo đôi giày hiệu mới toanh của mình để sang một góc dưới ngay bảng đen. Còn bản thân chỉ mang đôi tất trắng và làm bài được yêu cầu từ giáo viên trước lớp. Lý do là bởi nam sinh này sợ... mũi giày bị gấp lại sẽ hỏng form giày hiệu.
Cậu nam sinh gây tranh cãi vì hành động bảo quản đôi giày ngay tại lớp học. (Ảnh: FB T.N.T)
Thậm chí, có người còn tháo giày đi chân đất chỉ vì sợ đôi giày...bị bẩn. (Ảnh minh họa: T.H)
Nhiều người thà lội mưa còn hơn để giày hỏng. (Ảnh minh họa: M.N)
Cộng đồng mạng tranh cãi
Pha "nâng niu" giày hiệu của chàng trai ngay sau đó đã nhận về sự quan tâm không ngớt. Tính đến thời điểm hiện tại, bài đăng đã có đến hơn 3 nghìn lượt tương tác, chia sẻ và bàn luận từ dư luận trên mạng xã hội.
Dưới bài đăng về sự việc này, có không ít cư dân mạng để lại nhiều lời bình luận trái chiều khác nhau. Không ít dân tình cho rằng cậu nam sinh có phần "quan trọng hoá" vấn đề và đôi giày chỉ dùng để cho việc đi lại, không nhất thiết phải làm như thế. Tuy nhiên, nhiều người cũng bày tỏ sự thông cảm vì có lẽ đây là đôi giày yêu thích và vừa mới mua nên cậu học trò trong câu chuyện mới phải cẩn thận giữ gìn.
- "Sao làm quá lên thế nhỉ?"
- "Giày là để đi, không phải trang trí."
- "Giữ đôi giày như thế cũng dễ hiểu. Chắc là rất thích đôi giày mới mua này."
- "Thấy bình thường mà. Đồ mới mua ai cũng muốn giữ gìn cho tốt, cho đẹp."
Cư dân mạng tranh cãi. (Ảnh chụp màn hình)
Có không ít ý kiến bàn luận rôm rả xung quanh sự việc này. (Ảnh chụp màn hình)
Ngay sau đó, cư dân mạng đã có pha bóc giá đôi giày hiệu của nam sinh này khiến ai nấy đều ngỡ ngàng. Đôi giày mang thương hiệu lớn thuộc hàng siêu xịn, nếu là chính hãng thì sản phẩm này sẽ có giá khoảng 29 triệu đồng chưa bao gồm chi phí vận chuyển và thuế.
Hiện tại, câu chuyện kể trên vẫn đang nhận về nhiều sự chia sẻ và bàn tán từ dư luận. Trước hành động giữ giày này, dân tình đã có những ý kiến trái chiều khác nhau. Còn bạn, bạn suy nghĩ thế nào về hình ảnh này? Hãy chia sẻ cùng YAN nhé.
Bài Văn yêu cầu "tưởng tượng 10 năm sau trở về trường", học sinh nghĩ ra cái kết bất ngờ đến mức cô giáo phê luôn chữ "lạc đề" Bài văn "sáng tạo" quá mức khiến giáo viên phải chấm điểm 0 tròn trĩnh. Môn Văn chính là môn học bắt buộc trong chương giáo dục phổ thông. Theo đó, ở bậc Tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt còn ở THCS và THPT có tên là Ngữ văn. Cùng với những bài văn có chất lượng, chiều sâu...