Tâm sự đầy nước mắt của người mẹ luôn bị con hỏi: “Mẹ ơi! Sao con lại thấp hơn các bạn?”
Vợ chồng tôi cứ đinh ninh đã trang bị đầy đủ những thứ cần thiết cho con trai lớp 4 khi qua trường mới nếu không thấy con ngồi co ro trong bộ đồng phục rộng thùng thình chiều hôm đó.
Tim tôi như thắt lại, hóa ra có một thứ rất quan trọng mà con mình vẫn thiếu trong nhiều năm qua và nó đang tạo áp lực cho thằng bé trong chặng đường sắp tới…
Tôi thật sự bế tắc khi gõ những dòng chữ này, hình ảnh cu Ben (tên ở trường là Thắng) ngồi khóc bù lu bù loa cạnh toilet trường rồi giương đôi mắt trong veo còn nhòe nước hỏi mẹ: “Mẹ ơi, sao con thấp hơn các bạn vậy?”.Các bạn cứ gọi con là Thắng lùn không à, chẳng bạn nào muốn chơi với đứa lùn tẹt như con cả” cứ ám ảnh trong tâm trí. Tôi nào biết áp lực về chiều cao đã khiến con mình ra nông nỗi này.
Ngay từ khi Ben đi nhà trẻ đã trở thành “tâm điểm” cho các bà mẹ khác bàn tán vì thằng bé thuộc dạng thấp và còi nhất lớp. Nhiều người còn nghi tôi “khai gian” tuổi con chứ sao gần 3 tuổi mà cứ như cây nấm lùn. Thật sự lúc đó tôi chẳng để ý vì đơn giản là vợ chồng tôi đều thuộc dạng “chân dài” thì con làm gì có cơ hội lùn. Với ý nghĩ này nên ngay từ nhỏ Ben được chăm sóc một cách tự nhiên nhất. Trong khi bạn bè chạy đôn chạy đáo tìm đủ loại thực phẩm giúp con tăng chiều cao, thậm chí lên lịch hẳn hoi là ngày nào ăn gì, uống gì thì Ben nhà tôi ăn được bao nhiêu thì ăn, con không chịu sữa chua váng sữa thì tôi cũng chả ép chi cho mệt mẹ mệt con.
Con tự ti vì không cao như các bạn. Ảnh chỉ mang tính minh họa
Những năm sau ấy, tức là khi Ben đi học lớp 1, 2, 3 vẫn bị “lép vế” về chiều cao, cân nặng và “đội sổ” khoản ốm vặt. Nhiều lần, câu hỏi thằng bé hỏi nhiều nhất là: “Mẹ ơi sao con thấp hơn các bạn vậy?” chứ không phải là bài toán hay đoạn văn trong sách. Con còn kể có hôm con giúp bạn Hải lau bảng nhưng nhón chân hoài vẫn không lau được hết nên các bạn cười ầm lên. Đáp lại vẻ lo lắng của con, tôi chỉ nói tỉnh bơ là chiều cao không quan trọng rồi khuyên con chú tâm học giỏi là được. Thi thoảng, con tôi tỏ ra buồn rầu vì có “máu” văn nghệ giống bố nhưng hiếm khi được tham gia vì cô giáo bảo con không cao bằng các bạn nên không đẹp đội hình. Có lần con đang xem chương trình quảng cáo rồi vội reo lên: “Mẹ ơi mai mốt con muốn cao như chú này nè, còn mà cao vầy thì đố bạn nào dám bắt nạt con nữa”. Có điều những lúc ấy tôi chỉ nạt con mà không đủ tinh tế nhận ra những thiệt thòi con đang chịu đựng.
Video đang HOT
Giữa tháng 12 này, công việc vợ chồng tôi có chút thay đổi nên quyết định chuyển chỗ ở. Ben vì thế cũng chuyển qua trường mới, chiều nào tôi cũng hỏi thăm chuyện học hành, trường lớp nhưng đáp lại vẻ hào hứng của mẹ là ánh mắt buồn buồn của con, tay mân mê bộ đồng phục rộng thùng thình. Thấy có gì đó không ổn nên tôi dành nhiều thời gian đưa đón con hơn. Hôm đó, con ngồi 1 góc gần toilet của trường, vừa thấy mẹ là đã òa khóc: “Con không muốn đi học nữa mẹ ơi, các bạn cứ nói con lùn, con thấp nên chẳng thèm chơi với con gì hết. Đá bóng hay trốn tìm cũng bắt con đứng ở ngoài cổ vũ thôi. Đi học ngày nào cũng ngồi bàn đầu mà mấy bạn cứ chọc là về nhà kêu mẹ mua cho cái ghế cao chứ không thì cô giáo chẳng thấy con đâu. Các bạn nữ cũng nói chỉ thích những bạn nam cao to thôi à…”
Con cứ luôn hỏi: Mẹ ơi, vì sao con không cao như các bạn. Ảnh chỉ mang tính minh họa
Tôi thật sự “sốc” trước những gì con vừa kể, chuyện gì đang xảy ra với con tôi thế này? Tôi lờ mờ nhận ra chiều cao và sự tự tin luôn tỷ lệ thuận với nhau. Chỉ vì thấp còi mà những năm qua thằng bé đã sống trong sự tự ti, mặc cảm và mất nhiều cơ hội thể hiện năng lực bản thân. Vậy mà trước giờ chúng tôi chưa bao giờ quan tâm đến điều này, cứ nghĩ trẻ con đến lúc cao sẽ cao.
Nhưng thật sự tôi đang hoang mang không hiểu vì sao thằng bé dù được chăm sóc đủ đầy mà vẫn không phải triển chiều cao, chẳng phải người ta nói cao là do di truyền sao? Phải làm sao để con không còn là “bé hạt tiêu” nữa vì cứ tiếp tục thế này thì thằng bé sẽ rất khó khăn trong việc hòa nhập với bạn bè, lớp học. Tôi thật sự khổ tâm vô cùng…
Theo Trí Thức Trẻ
Gái có công sao chồng vẫn phụ?
Hóa ra cuộc đời người phụ nữ, nhiều khi ở hiền mà chẳng gặp lành, vợ có công mà chồng vẫn phụ
Người phụ nữ hết mình vì chồng con mà vẫn bị phụ bạc. Ảnh minh họa
Mọi người người thường cho rằng, phụ nữ sướng hay khổ thì hơn nhau ở tấm chồng "thông minh xinh đẹp cũng không bằng may mắn". Lấy được chồng tốt thì người phụ nữ ấy sung sướng hạnh phúc, được nâng niu chiều chuộng như một bà hoàng. Còn chẳng may lấy phải người chồng lăng nhăng, không ra gì thì cuộc đời giống như sa vào vũng bùn lầy, trăm đường cùng khổ.
Hương trong phim "Gạo nếp gạo tẻ" là minh chứng rõ nét nhất cho điều này. Rõ ràng cô ấy là người có công lớn nhất trong việc tạo dựng và vun vén gia đình nhưng rồi kết cục lại nhận được gì chứ? Nước mắt, đớn đau, những lời chửi bới, trách cứ của chồng... tất cả đang dày vò, đè nặng lên người vợ, người mẹ đáng thương này.
Hương hy sinh tất cả đến quên chính bản thân mình để bôn ba, lo toan nuôi cả gia đình. Người phụ nữ ấy tằn tiện mặc lại những chiếc áo thun cũ của chồng, làm một lần hai công việc để tích góp từng đồng mua nhà mong cho con có một mái ấm trọn vẹn, đúng nghĩa. Trong mắt chồng nàng là người phụ nữ "keo kiệt", không biết phấn son chải chuốt lại càng không ân cần, ngọt ngào.
Hương mạnh mẽ cỡ nào rồi cũng rơi nước mắt, cứng rắn đến đâu thì cũng phải mềm yếu lựa lời với chồng để cứu vãn cuộc hôn nhân. Người phụ nữ ấy quyết không kí vào tờ đơn ly hôn, không buông tay khi hôn nhân đang dần rơi vào vực thẳm tất cả chỉ vì muốn giữ trọn vẹn gia đình cho con. Tưởng chừng sau mười năm cực khổ, đớn đau ấy cô sẽ nhẹ nhàng, yên ổn hơn nhưng tình nghĩa bao năm thực ra cũng không bằng vài phút cám dỗ. Nước mắt sao có thể thôi rơi khi người chồng mình từng tay ấp vai kề nay một mực đòi buông bỏ tất cả, bỏ mặc hai đứa con thơ. Vất vả cực nhọc ngần ấy năm ghánh chịu cũng không đau bằng thực tại trái ngang này.
1 năm, 11 năm hay 51 năm... khi người ta đã không cần, thì tính để làm gì. Ảnh minh họa
Đấy, các bạn ạ! Cuộc sống không phải lúc nào cũng chỉ có những cái kết viên mãn, màu hồng như trong cổ tích hay ngôn tình đâu. Rằng chỉ cần yêu nhau, đến với nhau là hạnh phúc trọn đời. Rằng những người yêu thương bạn sẽ suốt đời nâng niu, yêu thương bạn.
Bạn nên biết, ở hiện thực những lời thề hẹn như "bên nhau trọn đời" hay "hạnh phúc trăm năm" không bao giờ có giá trị tuyệt đối, Đó thực chất chỉ là những câu nói lừa mình dối người khi người ta cần nó để xây dựng lòng tin.
Trong hiện thực, mối quan hệ nào cũng có thể sẽ kết thúc, vậy bên nhau 1 năm, 11 năm, 21 năm hay 51 năm về bản chất không có gì khác nhau cả. Khi lòng người đã quyết rời đi thì dù bạn có níu kéo rằng "tôi đã hy sinh, từ bỏ rất nhiều thứ vì mối quan hệ ấy" cũng đều vô nghĩa. Vì họ không còn muốn tính toán được gì và mất gì ở mối quan hệ này mà là họ không cần nó nữa. Họ sẽ quên đã từng có một người vì mình làm rất nhiều việc. Vì lúc này, điều họ nghĩ đến chỉ là người kia không còn có thể được với mình nữa. Chỉ cần thế thôi, họ sẽ tự dựa vào một người khác.
Vì thế, khi một mối quan hệ đã rạn nứt thì dù bạn có cố níu nó thêm 1 tháng, 1 năm, 2 năm bằng bất cứ lí do gì thì nó cũng sẽ tan vỡ thôi. Vậy tại sao không để nó vỡ sớm hơn, hai người không phải dằn vặt nhau, làm khổ nhau trong cái nơi vẫn được ví von là "mái ấm" ấy.
Cuộc sống không ai lường trước được điều gì cả. Bạn nắm được tay một người, chưa chắc đã nắm được tâm của họ. Bạn hiểu được một người, chưa chắc bạn đã có thể ở bên cạnh người đó suốt đời.
Đó mới chính là cuộc sống, không có gì là tuyệt đối, mãi mãi cả.
Theo Phununews
Phụ nữ cớ sao mãi chấp nhận kiếp chồng chung? "Anh có làm gì bên ngoài cũng được, miễn là khi về nhà hãy giả vờ hạnh phúc để con không tổn thương". Họ chấp nhận đánh đổi thanh xuân, sống mòn chỉ mong con cái hạnh phúc, dù rằng chỉ là hạnh phúc ảo. ảnh minh họa Chị vốn là một người phụ nữ thành đạt, xinh đẹp và hiền lành, chồng...