Tâm sự đau lòng của cha phi công lái Su-22 gặp nạn
24 giờ mong ngóng, thức trắng đêm không ngủ đợi tin con, nhưng ông Nguyễn Văn Thi – cha của đại úy, phi công Nguyễn Anh Tú giọng điềm tĩnh: “Tôi vẫn tin và chờ Tú về…”.
Suốt đêm, bên chén trà đặc cùng các đồng đội của con trai, ông Thi vẫn nhoẻn miệng cười trước mỗi câu chuyện về anh Tú, chốc chốc lại dò hỏi xem các báo có đăng tin gì về cuộc tìm kiếm. Niềm hy vọng ấy của một người cha làm ai cũng xúc động lẫn nghẹn ngào.
Và cho đến trưa 17/4, khi cuộc tìm kiếm đã kéo dài 24 tiếng đồng hồ vẫn chưa có kết quả, ông Thi vẫn bình tĩnh bảo rằng: “Tôi vẫn chờ em nó về… Nhưng cũng xác định là em nó đã làm tất cả vì Tổ quốc”.
Không thấy Tú gọi về
Sáng nay khi thiếu tướng Lâm Quang Đại – Phó chủ nhiệm chính trị Quân chủng phòng không không quân đến thăm, ông Nguyễn Văn Thi vẫn rất bình tĩnh, còn nhoẻn miệng cười khi nhắc đến con trai. Nói với các đồng đội của con trai, ông Thi bảo: “Cháu nó giống tôi, bơi khỏe lắm, nếu bung dù được thì thể nào nó cũng bơi được vào đâu đó”.
Ông Thi kể thường mỗi chuyến bay diễn tập của anh Tú bắt đầu lúc 10h sáng và hạ cánh lúc 12h trưa. Rồi thể nào tầm nửa tiếng sau anh Tú cũng gọi về cho bố và vợ con yên tâm. Nhưng trưa qua thì mãi vẫn không có cuộc điện thoại nào.
Chờ mãi, cuối cùng cuộc điện thoại mà ông nhận được là của người em trai anh Tú đang làm việc ở Hà Nội gọi về hỏi ông rằng: “Con thấy báo mạng đưa tin về anh Tú…”. Lúc đó, đồng đội ở Trung đoàn 937 và đã đến nhà để thông tin và trấn an nhưng ông Thi vẫn báo với con trai rằng: “Nói với mẹ, anh Tú đi trực chưa về, cứ yên tâm”.
Ông Nguyễn Văn Thi – cha của đại úy, phi công Nguyễn Anh Tú thắp hương khấn nguyện mong tin tốt lành của con trai – Ảnh chụp sáng 17/4.
Khác với người cha già, chị Oanh vợ anh Tú đã ngất lịm trước hung tin máy bay Su-22 mất tích và được các đồng đội của chồng đưa vào bệnh xá của trung đoàn 937. Ở nhà, chỉ còn hai ông cháu và người thân, đồng đội.
Sáng nay, ông Thi vẫn đứa đứa cháu nội mới 30 tháng đến trường mẫu giáo. Đứa cháu còn quá nhỏ, đã kịp quen với những lần bố vắng nhà vì ca trực, trước lúc đi học vẫn bi bô khoe với các chú, các bác đồng đội của bố Tú tấm ảnh của mình được phóng to, phía trên được ghép hình chiếc tiêm kích Su-22 mà bố Tú vẫn thường lái.
Video đang HOT
“Cả nhà giờ chỉ còn mình tôi là trụ cột, tôi dặn mình là cứ phải cứng cáp và vẫn hy vọng để còn động viên thằng cháu và con dâu anh ạ!” – sự bình tĩnh của người cha phi công Nguyễn Anh Tú làm cho nhiều người khâm phục lẫn nghẹn ngào.
Phải sống với bầu trời
Đó là ước mơ mà phi công Nguyễn Anh Tú vẫn nói với bố mẹ khi quyết định thi tuyển phi công từ khi còn là học sinh lớp 11. Và giấy báo trúng tuyển đã đưa Nguyễn Anh Tú rời gia đình từ khi học xong phổ thông vào Nha Trang, Tuy Hòa và Phan Rang, miệt mài theo những chuyến bay.
Đồng đội của đại úy Nguyễn Anh Tú kể khi tốt nghiệp Trường sĩ quan không quan Nha Trang với tấm bằng hạng ưu, Tú đã được giữ lại làm giảng viên của trường. Nhưng ước mơ “phải sống với bầu trời” từ những ngày còn học sinh đã đưa Tú về Trung đoàn 937, thỏa chí với những chiếc tiêm kích thao dượt trên vùng trời Tổ quốc.
Tấm ảnh mới nhất của phi công Nguyễn Anh Tú chụp tại trung đoàn 937. Ảnh do đồng đội cung cấp.
Ông Thi cũng nói khi ra trường, nhờ tấm bằng loại ưu nên anh Tú đứng trước rất nhiều cơ hội để lựa chọn nơi công tác. Trong đó, có cả việc chuyển ngành ra lái máy bay dân sự với mức thu nhập rất cao và có nhiều thời gian hơn cho bố mẹ và vợ con.
“Em nó tâm sự nhiều, nhưng tôi luôn để em nó lựa chọn. Biết con vào Phan Rang, theo những chuyến tiêm kích, xa gia đình hàng ngàn cây số nhưng tôi luôn ủng hộ và tự hào về em nó” – Ông Thi nói.
Vốn là một thủy thủ tàu viễn dương, cả đời xa gia đình, nhưng nghỉ hưu được vài năm ông Thi lại tạm biệt vợ và người con trai ở Hải Phòng, vào Phan Rang chăm cháu nội, con anh Tú, từ năm 2013 vì muốn anh Tú thỏa nguyện, yên tâm công với những chuyến tiêm kích bảo vệ vùng trời.
Ông kể: “Gần đây thấy sự cố máy bay hơi nhiều tôi cũng lo nhưng cứ để trong bụng. Nhưng Tú nó cũng biết bố và vợ con lo nên cứ bay xong là lại điện về. Lần này thì chờ mãi mà chưa thấy…” – ông Thi nói, giọng vẫn đầy cương nghị nhưng đôi mắt già nua cứ chơm chớp ngăn lại nỗi buồn.
Mong báo chí đừng đưa tin vội vàng
Đó là mong muốn của người thân và đồng đội của phi công Nguyễn Anh Tú, khi vì nhu cầu thông tin, đêm 16/4, một số báo mạng đã vội vàng dẫn nguồn tin không chính là đã hai phi công đã được ngư dân cứu sống.
Nhà báo Xuân Bính (Báo Ninh Thuận), bạn thân của phi công Nguyễn Anh Tú kể khi được hàng xóm đọc báo mạng và báo tin, ông Nguyễn Văn Thi cha anh Tú đã không kiềm được niềm vui. Gọi điện cho người thân và bạn bè để chia sẻ.
Sau đó, dù các báo đưa tin này đã rút thông tin xuống nhưng bạn bè anh Tú đã phải chứng kiến việc ông Thi hụt hẫng rất lâu khi biết tin đây là thông tin không đúng sự thật.
“Gia đình đang rất hy vọng nhưng cũng sẵn sàng cho mọi tình huống, mong các đồng nghiệp hãy đưa tin cẩn trọng để đừng làm tổn thương họ” – Nhà báo Xuân Bính mong mỏi.
Theo Tri Thức
Phong tỏa vùng biển xác định vị trí 2 máy bay Su 22 rơi
Lực lượng tìm kiếm xác định vị trí 2 máy bay rơi sát nhau, phía nam Hòn Trứng (Phú Quý).
Đến 14h chiều nay (17/7), theo thông tin của cơ quan chức năng, lực lượng tìm kiếm xác định vị trí 2 máy bay rơi sát nhau, phía nam Hòn Trứng (Phú Quý). Sau khi định vị được vị trí, nơi này đã bị phong tỏa hoàn toàn, cấm các tàu qua lại để cơ quan chức năng tiến hành tìm kiếm, cứu hộ.
Liên quan đến 3 thùng dầu phụ lực lượng Biên phòng Bình Thuận vớt được hôm qua (16/4), cho đến trưa nay, đại diện đồn Biên phòng Phú Quý cho hay, theo xác nhận của Quân chủng Phòng không không quân, ký hiệu được ghi trên các thùng dầu phụ là 5863 trùng với ký hiệu của 1 trong 2 máy bay Su-22 bị mất tích.
Cũng theo đại diện đồn Biên phòng đảo Phú Quý, họ chưa nhận được bất cứ thông tin gì thêm về vị trí máy bay được cho là có thể rơi.
Tàu CSB 2009 tham gia tìm kiếm cứu hộ 2 phi công mất tích trên biển Bình Thuận (Ảnh: Cảnh sát biển)
Còn theo các lực lượng tìm kiếm cứu nạn trên biển cho hay, chưa thể khẳng định vị trí tìm ra các thùng dầu phụ (cách đảo Phú Quý khoảng 10 - 15km) là vị trí máy bay rơi. Đồng thời các vết dầu loang trên biển cũng chưa thể khẳng định được điều này.
Hiện tại, các lực lượng tìm kiếm cứu nạn, bao gồm Không quân, Hải quân, Cảnh sát biển, lực lượng Đặc công biển, Biên phòng Bình Thuận, cùng hơn 200 tàu cá của ngư dân hoạt động ở khu vực lân cận đảo Phú Quý vẫn đang tiếp tục tìm kiếm 2 máy bay Su-22 mất tích và tung tích của 2 phi công.
Lực lượng Biên phòng Bình Thuận đã thông báo cho các tàu cá đang hoạt động xung quanh khu vực máy bay Su-22 mất liên lạc (bước đầu xác định là cách đảo Phú Quý - Bình Thuận khoảng 10 - 15km), tham gia tìm kiếm 2 chiếc máy bay này.
Cho đến sáng nay (17/4), liên lạc với đồn Biên phòng đảo Phú Quý, đơn vị này cho hay, hiện tại, ngoài 3 thùng dầu phụ nghi là của 2 máy bay Su-22 bị mất liên lạc, các lực lượng cứu hộ vẫn chưa tìm được gì thêm, liên quan đến 2 chiếc máy bay. Đặc biệt, vẫn chưa xác định được tung tích của các phi công.
Cũng trong sáng nay, các cấp chỉ huy của Sư đoàn 370 của Không quân Việt Nam sẽ có mặt tại đảo Phú Quý (Bình Thuận), trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu nạn. Hiện công tác này đang được tiến hành rất khẩn trương, với sự tham gia của nhiều lực lượng.
Trong ngày xảy ra tại nạn, vùng biển xung quanh đảo Phú Quý trời khá mù mịt, tầm nhìn hạn chế, nên đêm qua, công tác tìm kiếm cứu nạn phải tạm dừng. Đến sáng nay, ngoài các tàu tìm kiếm trên biển, còn có máy bay của Trung đoàn Không quân 937 tham gia tìm kiếm trên không.
Theo Zing: Thông tin của cơ quan chức năng, hiện đã xác định vị trí 2 máy bay rơi sát nhau, phía nam Hòn Trứng (Phú Quý). Sau khi định vị được vị trí, nơi này đã bị phong tỏa hoàn toàn, cấm các tàu qua lại để cơ quan chức năng tiến hành tìm kiếm, cứu hộ.
Đại tá Nguyễn Ngọc Thoa - Phó chỉ huy trưởng phụ trách tham mưu tác chiến (Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Bình Thuận) cho biết, sáng cùng ngày, đoàn công tác của Bộ Quốc Phòng đã kiểm tra 3 thùng dầu được tàu 11.1901 trục vớt được.
Sau đó, các thùng dầu này được bàn giao cho Bộ đội Biên phòng tỉnh bảo quản. Sở chỉ huy tiền phương được thành lập để lên phương án và chỉ huy công tác tìm kiếm hai phi công Nghĩa và Tú cùng máy bay gặp nạn./.
Theo VOV
Nhân chứng kể lại khoảnh khắc 2 chiếc Su-22 rơi trên biển Phú Quý "Tôi thấy một chiếc máy bay rơi sát thuyền cái la lên "chết chết, chiếc máy bay rớt bây ơi", nhân chứng kể lại. Ông Nguyễn Hùng (ngụ thôn Phú An, xã Ngũ Phụng, huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, thuyền trưởng) là người đã trực tiếp nhìn thấy máy bay tiêm kích Su-22 rơi ở vị trí cách đảo Phú Quý...