Tâm sự của thạc sỹ du học nước ngoài về Việt Nam thất nghiệp
“Cách đây mấy tháng, hồi còn chuẩn bị tốt nghiệp ở Nga, thấy một chị du học sinh Nga đăng cái status đại loại là rao bán bằng Tiến sĩ chính chủ ở Việt Nam, tôi chỉ nghĩ đó là câu đùa và chưa lường nổi những khó khăn mình phải đối diện”.
Mới đây, bài viết trên trang cá nhân của một du học sinh tại Nga phải chịu cảnh thất nghiệp 2 tháng khi trở về nước đã được cộng đồng mạng chia sẻ nhiều. Theo đó, du học sinh này dù có tới 7 năm học tại nước ngoài, nhận bằng Thạc sĩ xuất sắc nhưng không thể tìm được việc làm vì kém tiếng Anh và thiếu trải nghiệm thực tế.
“Tôi học Báo, có bằng Thạc sĩ loại xuất sắc ở mức tối ưu (tức là nếu xét về điểm thì không ai có thể học hơn tôi, và du học sinh Nga thì thành tích này là khá mặc định). Sau gần một tháng rải đơn trên mạng qua cái kênh vieclam24h, vietnamworks, chỉ mới có 4 nơi gọi tôi đi phỏng vấn và đến giờ tôi vẫn chưa đi làm.
Tâm sự của thạc sỹ du học nước ngoài về Việt Nam thất nghiệp
Một chỗ công ty lớn chưa có kết quả, hai nơi gọi tôi đến với công việc kinh doanh và PR nhưng tôi từ chối do bản thân nghĩ mình không muốn đi ngược lại với cá tính. Còn một chỗ khước từ tôi sau khi đã chốt lương và hỏi bao giờ tôi có thể đi làm.
Đó là một công ty chuyên về Công nghệ thông tin, Luật, Dược và vân vân đại loại vậy. Hôm đó tôi phỏng vấn khá thoải mái, dù thời điểm mới vào công ty tôi hơi sốc với văn hóa bắt buộc phải thả giày vì công ty trải thảm. May mà tôi mặc sơ mi, chứ nghĩ cảnh mặc vét mà đi chân đất thì đúng là ê chề.
Tôi nói thẳng với anh tuyển dụng là tôi không thích cái văn hóa chân đất này, và việc anh ấy hút thuốc trước mặt tôi cũng bị tôi phản ánh bằng một cái giọng nửa đùa nửa thật là anh không tôn trọng tôi, và nếu tôi khó tính thì có thể phản ánh lên giám đốc.
Công ty tất nhiên đá đít tôi, vì nếu không vì tôi yêu cầu lương khá cao so với mức cơ bản của công ty thì ngấm lại, tuyển tôi vào thì họ nhận ngay nguy cơ văn hóa công ty bị đảo lộn sau bao nhiêu năm xây dựng.
Nhà tuyển dụng không ai khen tôi có bằng giỏi, bằng đẹp. Họ chỉ hỏi về lâu chưa, trước làm gì rồi. Tức là với họ kinh nghiệm là thứ được đặt lên bàn cân đầu tiên. Và nếu không thể kiếm một chỗ để lấy kinh nghiệm trong thời gian đi học, thì bạn nên nở một nụ cười và đọc tiếp phần dưới đây, và thật tốt nếu các bạn chịu khó đọc hết, vì phần quan trọng nằm ở cuối bài.
Nói ra để biết, việc bản thân chưa kiếm được chỗ chạy ra chạy vào, một phần là bản thân chưa thích nghi nổi cuộc sống ở Việt Nam, và một điều nữa là tôi kém ngoại ngữ tiếng Anh.
Trước giờ, rất nhiều anh chị khuyên học tiếng Anh, nhưng tôi và một đứa nữa (là Thủy, vào Sài Gòn, Thạc sĩ ngành Luật) vừa mới thừa nhận, do lười nhác và không chịu khó nên không thể bán bản thân cao lên được.
Không có tiếng Anh tại thời điểm này là một thiệt thòi quá lớn. Đó là hậu quả của việc không coi trọng lời cảnh báo của các thế hệ đi Nga về trước.
Tuy nhiên, có tiếng Anh là một lợi thế nhưng không phải yếu tố quyết định đưa công việc đến cho bạn. Điều tôi muốn nói ra sau đây, là điều tôi ngẫm ra và giờ thì đã quá muộn và nó làm tôi khá nuối tiếc.
Du học sinh, ngoài việc học theo chuyên ngành chính thức ở các nước khác, phải chăng nên chọn một ngành nghề phụ mà theo đuổi, mà đầu tư.
Video đang HOT
Đó có thể là làm bánh ngọt, là cắt tóc, là kiếm mối buôn bán, là chụp ảnh cưới, v..v.., đại loại là ngành nghề khác, để khi có kỹ năng sau khi được đào tạo bài bản, khi các bạn về nước, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để tìm việc làm.
Một số du học sinh và tôi là điển hình là người chán học, nhưng thật đáng tiếc là tôi không nghĩ sớm đến việc đi học một vài khóa cắt tóc hay làm bánh, vốn là những sở thích từ trước đến giờ, nó có thể giúp tôi vượt qua giai đoạn rất ít Tòa soạn tuyển dụng Phóng viên, Cộng tác viên như hiện tại, và biết đâu tôi lại thành công hơn với những ngành nghề kia hơn.
Các bạn du học sinh, dù các bạn có muốn nghe hay không, thì tôi chắc rằng các bạn sẽ cực kỳ khó khăn sau khi đặt chân xuống Nội Bài và không thể quay lại Nga được nữa nếu các bạn không chịu khó học tiếng Anh.
Ngay bây giờ, ở Nga hay ở bất kỳ đâu, hãy đăng ký ngay một lớp học nghề, để một phần có thể cứu các bạn, một phần lấy lại quãng thời gian rất nhàn và vô lo ở tận bên kia”.
Theo Soha News
Cố vấn cao cấp FPT: Tìm nhân viên giỏi đã khó, giữ chân được người tài lại càng khó hơn
Để tìm những nhân viên giỏi về làm việc là một điều khó, song để giữ chân được người tài lại càng khó hơn. Câu chuyện dưới đây của Cố vấn cao cấp của Tập đoàn FPT - Hoàng Minh Châu sẽ giúp chúng ta rút ra được bí quyết tuyệt vời giải quyết bài toán này.
Câu chuyện sau đây của cố vấn cao cấp FPT sẽ cho các ông chủ lý do để trả lương thật cao cho nhân viên giỏi
Ông Hoàng Minh Châu dẫn câu chuyện về một ngân hàng cổ phần lớn ở Việt Nam (tạm gọi là ngân hàng AXX). Chính sách tuyển dụng của họ là tìm kiếm những nhân sự tốt nhất trong lĩnh vực ngân hàng tài chính.
Để thực thi chính sách này, miêu tả công việc của hầu hết vị trí trong ngân hàng này đều yêu cầu ứng viên tối thiểu phải tốt nghiệp đại học tài chính ngân hàng. Họ lại có chương trình đào tạo nội bộ rất chuyên nghiệp. Vì thế, đội ngũ nhân sự của ngân hàng này thực sự giỏi giang, thành thạo công việc, lại có bằng cấp cao.
Nhưng ngân hàng AXX gặp phải một vấn đề nan giải: Cán bộ của họ là đối tượng lôi kéo của rất nhiều ngân hàng khác.
Những ngân hàng này không đầu tư cho các chương trình tuyển dụng và đào tạo nội bộ tốn kém. Họ chỉ chú tâm lôi kéo cán bộ có kinh nghiệm bằng một chiêu thức đơn giản là trả lương cao hơn. Và chiêu thức này tỏ ra vô cùng hiệu nghiệm.
Trong khi ngân hàng AXX đã áp dụng nhiều biện pháp, như cải thiện môi trường làm việc, xây dựng văn hoá doanh nghiệp, điều chỉnh thu nhập... nhưng không mấy hiệu quả. Tỷ lệ nghỉ việc vẫn rất cao.
Ông Hoàng Minh Châu - Cố vấn cao cấp Tập đoàn FPT.
Theo bạn, ngân hàng AXX phải làm gì?
Ông Châu cho rằng, ngân hàng là một nghề mang tính toàn cầu, nhiều kinh nghiệm quốc tế có thể vận dụng tốt cho bất cứ quốc gia nào. Do đó, Ngân hàng AXX sau đó đã có một quyết định đúng đắn là tìm tư vấn quốc tế.
Tình cờ quen chuyên gia tư vấn này, nên ông Châu biết được chi tiết câu chyện cải tổ nhân sự của ngân hàng AXX:
"Việc đầu tiên là đánh giá chi phí nhân viên. Theo số liệu của nhà tư vấn, chi phí nhân viên của ngân hàng AXX không thấp hơn chi phí nhân viên của các ngân hàng khác, nhưng lương của cán bộ AXX không cạnh tranh vì ngân hàng đã dành quá nhiều chi phí cho công tác tuyển dụng và đào tạo:
- Để có được nhân viên tốt, AXX đã tiến hành công tác tuyển dụng tốn kém, bao gồm tuyển dụng nhiều hơn, thử việc lâu hơn để chọn được một nhân viên.
- Để có được nhân viên thành thạo trong công việc, AXX đã triển khai chương trình đào tạo nội bộ kéo dài tới hai tháng.
- Tỷ lệ nghỉ việc cao, nên ngân hàng liên tục phải tuyển dụng và đào tạo mới, thay thế cho các nhân viên nghỉ việc, khiến cho những chi phí này càng cao hơn.
Nhà tư vấn đề xuất ba hướng hành động:
1. Thay đổi chính sách tuyển dụng từ "Tìm kiếm những nhân sự tốt nhất trong lĩnh vực ngân hàng tài chính" thành "Tìm kiếm nhân sự phù hợp cho từng vị trí trong ngân hàng".
2. Rà soát lại các miêu tả công việc để tuyển dụng nhân sự phù hợp.
3. Để giữ được cán bộ giỏi, ngoài các biện pháp định tính như: điều kiện làm việc tốt, môi trường văn hoá thân thiện, cơ hội thăng tiến rõ ràng thì điều quan trọng nhất vẫn là định lượng: AXX không được mất khả năng cạnh tranh về lương đối với những vị trí nhân sự quan trọng.
Sau khi rà soát kỹ lưỡng các miêu tả công việc thông qua việc phỏng vấn các lãnh đạo, nhân viên và ý kiến chuyên gia,... nhóm Cải tổ đã phát hiện ra, 80% công việc tại AXX không thực sự đòi hỏi ứng viên phải tốt nghiệp đại học tài chính ngân hàng. Với quy trình ổn định của ngân hàng, cộng với sự hỗ trợ của phần mềm, ứng viên tốt nghiệp trung học là có thể làm tốt công việc sau hai tháng huấn luyện nội bộ.
Nhóm cải tổ đã tiến hành nhiều công việc:
- Viết lại các miêu tả công việc.
- Thay đổi quy trình tuyển dụng theo hai nhánh: tuyển dụng thông thường (cho 80% vị trí công việc) và tuyển dụng đặc biệt (cho 20% vị trí còn lại).
- Thay đổi chương trình đào tạo cho phù hợp với các ứng viên mới với trình độ trung học phổ thông.
- Điều chỉnh thu nhập cạnh tranh cho những vị trí quan trọng.
Sự cải tổ đã mang lại những kết quả cao hơn kỳ vọng:
1. Tỷ lệ nghỉ việc của nhóm 80% giảm, do nhân sự không tốt nghiệp đại học tài chính ngân hàng, không phải là đối tượng lôi kéo của các ngân hàng khác. Những nhân viên trình độ trung học cũng yên tâm hơn với công việc trong một ngân hàng.
2. Chi phí cho tuyển dụng của nhóm 80% giảm.
3. Chi phí lương của nhóm 80% giảm, do đầu vào có trình độ trung học.
4. Chi phí đào tạo không tăng.
5. Chi phí lương cho nhóm 20% tăng, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng khác.
6. Tổng chi phí nhân viên không tăng.
7. Giữ được nhân sự ổn định.
Ông Châu cho biết, đây là một tình huống đã xảy ra trong thực tế mà bạn ông chia sẻ lại.
Người bạn này từng nói: "Muốn giữ cán bộ giỏi thì công ty phải làm nhiều việc. Nhưng có một việc chúng ta không thể lẩn tránh: đó là lương phải cạnh tranh. Những nhân sự tốt đều có thị giá. Người thông minh luôn biết giá trị của mình. Nếu công ty tôn trọng họ, thì phải biết giá trị của họ. Lúc công ty gặp khó khăn, có thể yêu cầu họ chia sẻ. Còn bình thường thì đừng bắt họ vì yêu mến công ty mà phải chịu thiệt".
Không một công ty nào có thể tăng budget (PV- ngân sách) chi phí nhân viên lên vô hạn. Nhưng một công ty mạnh thì phải có khả năng đưa ra mức lương cạnh tranh cho những vị trí quan trọng (nhóm 20%). Để đạt được điều này, chỉ có một biện pháp khả dĩ là: tối ưu hoá chi phí cho những vị trí công việc phổ thông (nhóm 80%).
Cấu trúc lương tích cực phải là: có khả năng cạnh tranh cao trong nhóm 20% - cạnh tranh ở chỗ cần cạnh tranh!
Cấu trúc lương tiêu cực sẽ là: chỉ có khả năng cạnh tranh cao trong nhóm 80% - cạnh tranh ở chỗ không cần cạnh tranh!
Theo CafeBiz
Bộ trưởng Nhạ, GS Châu bàn chuyện thu hút nhân tài Cuộc bàn tròn giữa Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ với GS Ngô Bảo Châu và các khách mời về chủ đề thu hút, sử dụng nguồn nhân lực Việt Nam ở nước ngoài đã gợi mở nhiều cách nhìn mới cho vấn đề được nhắc tới từ lâu. Mở đầu buổi thảo luận, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thẳng thắn nhìn...