Tâm sự của nữ luật sư bào chữa cho Vũ Thị Kim Anh
Chúng tôi có dịp ôn lại quá khứ với nữ luật sư bảo vệ cho bị cáo trong vụ “Nữ sinh giết người tình trên xe Lexus” từng làm rúng động dư luận 5 năm trước.
Gần 5 năm sau vụ án, cảm xúc của nữ luật sư Nguyễn Thị Hằng Nga vẫn còn nguyên vẹn. Đó là khi bà đứng trước tòa để bào chữa cho nữ sinh cắt cổ người tình trên xe Lexus Vũ Thị Kim Anh.
Luật sư đóng vai người mẹ
Tại phiên tòa ngày ấy, bà vừa là người bảo vệ thân chủ, lại phải đóng vai một bà mẹ che chở cho đứa con tội lỗi. Không ai trong gia đình Vũ Thị Kim Anh đến tòa. Họ sợ đối mặt với gia đình nạn nhân, sợ cả búa rìu dư luận. Nhìn cô nữ sinh đứng trước vành móng ngựa, đôi lần nữ luật sư bật khóc.
Bà Nga nhớ lại, đó là một ngày cuối năm 2009, giữa tiết trời mùa đông lạnh lẽo chốn công đường, lòng bà se lại, cảm xúc thương xót dâng đầy.
Vào đúng buổi sáng ngày Valentine (ngày lễ tình nhân – 14/2) năm 2009, tại một con phố ở phường Kim Mã (Ba Đình, Hà Nội), một người đàn ông được phát hiện đã chết trong chiếc xe Lexus với vết cắt ở cổ. Nạn nhân là ông Nguyễn Tiến Chính (42 tuổi, là một doanh nhân ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Bốn ngày sau, nhiều người bất ngờ khi biết, hung thủ là cô gái mang tên Vũ Thị Kim Anh (22 tuổi), sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Cô nữ sinh quê Cao Bằng chính là người tình của nạn nhân. Có gia đình, con đã lớn nhưng ông Chính có quan hệ tình cảm với Kim Anh từ năm 2006.
Theo bà Nga, bây giờ, những câu chuyện như thế chắc không quá bất ngờ với nhiều người. Nhưng cách đây hơn 4 năm, cô nữ sinh trường sư phạm sát hại người tình đáng tuổi bố mình đã làm nhiều người giật mình. Trước đó, ít người tưởng tượng được hình ảnh như thế ở một nữ sinh sư phạm. Rồi công luận chuyển từ bất ngờ đến phẫn nộ. Nhận lời bào chữa cho Kim Anh, luật sư Nguyễn Thị Hằng Nga không tránh khỏi áp lực từ dư luận.
Buổi chiều không lâu sau khi án mạng xảy ra, một phụ nữ trung niên với vẻ mặt đờ đẫn tìm đến Văn phòng Luật sư Hằng Nga trên phố Kim Mã. Trong một số lần đi công tác Cao Bằng, qua người quen giới thiệu, luật sư Hằng Nga và bà Thanh (mẹ Kim Anh) biết sơ qua về nhau. Bà Thanh đi từ nhà xuống Hà Nội để thuê luật sư Hằng Nga bào chữa cho con mình.
Video đang HOT
Câu chuyện báo đài đưa tin về “cô nữ sinh giết người tình trên xe Lexus” xôn xao dư luận thời gian qua bà đều theo dõi. Nhưng bà không nghĩ đó là con bà Thanh, một phụ nữ hiền lành, yếu đuối, đang là cô giáo dạy cấp 2. Vũ Thị Kim Anh vốn là con nhà gia giáo nề nếp. Bản thân cô nữ sinh này cũng là học sinh giỏi, ngoan hiền có tiếng ở quê nhà.
Sự việc xảy đến khiến người phụ nữ mới bước vào tuổi trung niên già thêm cả chục tuổi. Vóc dáng tiều tụy cùng vẻ mặt thất thần, giọng nói của bà Thanh yếu ớt, lúc nào cũng như có cái gì chèn giữa cổ họng. Luật sư Nga thấy trong mình có sự đồng cảm với người mẹ này. Nhận lời bào chữa cho Kim Anh, bà kiêm luôn công việc của một nhà tâm lý.
Có những lần vào gặp Kim Anh trong trại tạm giam, bà ngồi cả buổi không hỏi được thông tin gì. Cô nữ sinh thì chỉ khóc. Thỉnh thoảng cô nói được vài câu tâm sự “nhớ nhà”, “nhớ mẹ”. Luật sư Hằng Nga đành im lặng ngồi cho hết thời gian quy định, hoặc nói đôi lời an ủi rồi ra về.
Bố mẹ Kim Anh không dám đến tòa. Cô nữ sinh khóc suốt từ khi phiên xét xử bắt đầu đến khi kết thúc. Bà có một cộng sự bên cạnh nhưng ít tham gia tranh luận. Hầu như chỉ một mình bà lên tiếng bảo vệ cho Kim Anh. Vì vậy mà giữa công đường, bà có cảm giác nhiều người phía dưới coi mình như kẻ đồng lõa.
Đứng trước tòa, đôi khi bà nghe có người gằn giọng: “ Giết người độc ác như thế, còn bảo vệ làm gì?”.
Luật sư Hằng Nga nhớ: “Ở tòa lúc đó, cảnh sát rất đông”. Nhưng nhiệm vụ của cảnh sát là dẫn giải, bảo vệ bị cáo và đảm bảo an ninh tại tòa. Sau đó là xong. Đâu có ai bảo vệ cho mình.” Ra khỏi cổng tòa, bà cảm thấy run vì sợ bên gia đình nạn nhân có người không kiềm chế được.
“Những lời bị cáo khai là sự thật. Con dao gây án bị cáo phát hiện được trên xe. Việc ông Chính túm tóc, sờ ngực sàm sỡ là có…”, Kim Anh nói trong tiếng nấc tại phiên xét xử.
Không chỉ Vũ Thị Kim Anh
Nữ luật sư biết, tội lỗi của người mình nhận lời bào chữa là quá lớn. Bà cũng biết, cả xã hội đang lên án tội ác của cô nữ sinh. Nhưng theo bà, những cô gái vốn trong sáng, ngây thơ như tờ giấy trắng, xa quê hương về chốn thành đô xô bồ, nhiều cám dỗ. Trong một xã hội không có giá trị thước đo cho sự chuẩn mực, đôi khi họ bị mất phương hướng, rơi vào cạm bẫy lúc nào không hay.
Khi Kim Anh đưa ánh mắt ngó quanh để tìm một hơi ấm của người thân tại phiên tòa, bà luật sư bỗng thấy chua xót. Bà càng nhận ra rằng, Kim Anh là một trong những nạn nhân của vòng xoáy nghiệt ngã đó.
Chính tình tiết mà bên buộc tội cho rằng, “Kim Anh chỉ bị sàm sỡ một tý, đâu đến mức phải giết người”, khiến bà luật sư cảm thấy như chính mình bị xúc phạm. Bà bảo: “ Sao lại có chuyện vô lý thế được?”. Khi yêu, người phụ nữ có thể tự nguyên dâng hiến tất cả. Nhưng lúc đã không còn tình cảm, một động chạm nhỏ cũng là sự sỉ nhục ghê gớm.
Luật sư Nguyễn Thị Hằng Nga
Rồi bà luật sư không còn chỉ bào chữa cho Kim Anh nữa. Lời bào chữa của bà tại tòa cũng là sự lên tiếng thay cho những người phụ nữ, cho những cô nữ sinh vẻ mặt ngây thơ, trong sáng ngoài kia. Họ đang vui cười đầy vẻ thánh thiện nhưng biết đâu, một lúc nào đó những tà áo trắng lại bị vấy bẩn.
Mức án 14 năm có lẽ là nhẹ nhất mà Kim Anh có thể nhận. Luật sư Hằng Nga hay một ai đó đều không thể làm hơn thế. Tội lỗi của cô nữ sinh quá rõ ràng. Luật sư Hằng Nga chỉ có thể đứng trước tòa nói thay cô gái, thay gia đình cô những lời mà họ muốn nói với dư luận. Để dư luận hiểu rằng, bản thân gia đình họ vốn là những người lương thiện.
Ít có vụ án nào mà luật sư và thân chủ có sự gắn bó như vụ án của Vũ Thị Kim Anh. Đến nay, dù vụ án đã kết thúc từ lâu nhưng bà luật sư vẫn thường xuyên giữ liên lạc với gia đình thân chủ. Luật sư Hằng Nga thấy vui khi hay tin Kim Anh đã trở thành cây văn nghệ năng nổ trong trại giam. Thỉnh thoảng, bà Thanh, mẹ Kim Anh vẫn ghé qua văn phòng thăm bà, thông báo tình hình con gái. Cô nữ sinh vẫn không quên gửi lời hỏi thăm luật sư Hằng Nga. Rồi hai người phụ nữ cùng tuổi lại ngồi tâm sự, chia sẻ nỗi lòng.
Luật sư Hằng Nga bảo, không phải chỉ mỗi Kim Anh là thân chủ mà bà có sự gần gũi. Đối với bà, khi được mời tham gia bảo vệ vụ án nào đều có ý nghĩa như nhau. Bà đã không ít lần khóc cùng thân chủ tại tòa. Từng có thân chủ phải gọi bà là người mẹ thứ hai ngày khi phiên tòa kết thúc.
Vị luật sư cho rằng, sở dĩ người ta nghĩ rằng bà có sự gắn bó với Vũ Thị Kim Anh bởi vụ án nữ sinh giết người trên xe Lexus quá chấn động. Vụ án đã khiến dư luận cả nước dõi theo. Những tình tiết nhỏ nhặt của bị cáo lẫn luật sư đều được đưa vào tầm ngắm. Nhưng luật sư Hằng Nga thừa nhận, vụ án của cô nữ sinh sư phạm ngày đó thực sự đưa lại cho bà nhiều cung bậc cảm xúc. Đến nay, sau nhiều năm nhắc lại bà vẫn không tránh khỏi những cảm giác khó tả.
Theo Khám phá
TT-Huế: Cả thôn trốn bão trong ống cống
Mờ sáng 15/10, dưới cơn mưa nặng hạt và từng đợt gió rít ghê người, khoảng 30 hộ dân thôn Phú Hải 2, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên-Huế) phải bỏ nhà đi tránh bão.
Dưới ánh đèn leo lét, chúng tôi chứng kiến khoảng 120 con người chen chúc nhau trong đoạn cống dài gần 20m, đường kính khoảng 2m. Để qua cơn đói, họ chia nhau từng gói mì tôm ăn sống. Những tấm chăn hiếm hoi được ưu tiên cho người già, trẻ em để chống lại cái lạnh cắt da do những cơn gió mạnh vẫn thốc thẳng vào.
"Làng nghèo, không có nhà nào vững chắc nên khi thấy gió mạnh, bà con lại dẫn nhau chạy vào đây. Dù cực khổ cũng phải chịu chứ ở trong nhà mái tôn, fibro rơi trúng thì mất mạng..." - bà Đoàn Thị Thắng, 75 tuổi, run rẩy nói. Cứ mỗi cơn gió mạnh luồn vào, người bà lại run lên từng hồi...
Người dân trốn bão trong một cống cạn nằm trên tuyến đường vào cảng Chân Mây-Lăng Cô (Ảnh: V.LONG).
Nằm bên cạnh, bà Nguyễn Thị Hằng (70 tuổi) đang cố đưa mắt nhìn ra ngoài mong trời mau sáng, bão sớm tan. Bà kể: "Cơn bão năm 2006, nhờ trốn vào cống thoát nước mà tôi không bị thương. Trong khi đó, nhiều người trong làng không chịu vào vì sợ mùi hôi đã bị thương do tôn rơi trúng đầu, có người phải nằm bệnh viện cả tháng... Từ đó đến nay, cống thoát nước trở thành nơi tránh bão của cả làng".
Anh Nguyễn Văn Hùng chia sẻ: "Trốn ở đây tránh được bão nhưng cực lắm vì mùi hôi nồng nặc. Ai cũng khó chịu nhưng phải gắng thôi...". Cũng theo anh Hùng, cả đêm mọi người phải canh cho nhau ngủ vì sợ nước dâng tràn qua cống. "Lúc 3 giờ, nước đã dâng mấp mé chỗ mọi người nằm, ai nấy đều chuẩn bị tinh thần phải chạy ra đứng giữa trời bão. Nhưng may sau đó nước rút. Giờ lo nhất là nhà bị tốc mái hết, ra khỏi ống cống thì mọi người lại phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất..." - anh nói.
Ra khỏi "hầm trú ẩn" lúc 9 giờ, chúng tôi thấy những trận cuồng phong vẫn chưa chịu buông tha ngôi làng bé nhỏ nằm bên biển Chân Mây. Ngoái đầu lại, tôi thấy nhiều người dân từ trong ống cống đang tuyệt vọng nhìn hàng trăm tấm tôn bay tứ bề mà nước mắt chảy dài...
Theo Viết Long
Gia đình bị can chết ở trại tạm giam bức xúc việc chôn cất Chị tôi bị giam gần chín tháng trời, khi chết nhiềnhà mà lại chôn cất nơi xa lạ, người nhà nữ bị can chết ở trại tạm giam nói. Ngày 11/10, chị Trần Thị Huyền Nga, em gái chị Trần Thị Hải Yến (31 tuổi, ở xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên), cho biết gia đình rất bức xúc khi...