Tâm sự của những người mẹ cả cuộc đời nuôi con… thiên hạ
Ở Đồng Nai có những bà mẹ hy sinh tuổi thanh xuân, gắn mình vào những mảnh đời bất hạnh, cứu giúp hàng chục sinh linh bé nhỏ có cuộc sống yên bình. Đó là những sư cô ở Mái ấm Thiền tự Phước Quang và Tịnh Thất Quan Âm.
Cơ duyên đưa chúng tôi gặp sư cô và các em nhỏ bất hạnh đang được mái ấm, tịnh thất chở che khi cùng có chuyến dã ngoại ở một khu du lịch thuộc ấp 3, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai.
Như bầy chim sổ lồng, các em hồn nhiên nô đùa, chìm đắm trong các trò chơi vận động như: lướt sóng, nhảy cầu, trượt máng trên sông, cưỡi bò tót đá banh… Dường như nỗi bất hạnh mà cuộc đời các em trải qua, phút chốc tan biến.
Sư cô đang hướng dẫn các cháu vui chơi trong chuyến đi dã ngoại ở KDL Bò Cạp Vàng
Sư cô Phước Diệu cho biết, ở mái ấm Phước Quang (ấp Hiền Hòa, xã Phước Thái, Long Thành), hầu hết các em mồ côi cha mẹ, không nơi nương tựa; có những đứa trẻ bỏ nhà ra đi, lang thang hè phố, có những sinh linh bé bỏng bị người thân bỏ rơi ngay từ lúc chào đời… đều được các sư cô dang rộng vòng tay nhân ái chở che, bảo bọc. Như trường hợp của em Hồ Tuyết My (12 tuổi) bị mẹ bỏ rơi từ lúc lọt lòng đã được sư cô trong mái ấm chăm sóc và cho đi học. Em Trần Phạm Minh Khoa (9 tuổi) trí não chậm phát triển từ nhỏ. Khoa có cha, có mẹ nhưng họ nhẫn tâm bỏ mặc em trong bệnh viện chỉ vì khi vừa mới sinh ra em đã mang mầm bệnh trong người…
25 em được chăm sóc tại Tịnh Thất Quan Âm (ấp 3, xã Tân Hiệp, huyện Long Thành) của sư cô Diệu Thông cũng có xuất phát điểm “bi đát” không kém gì các em ở mái ấm Phước Quang. Sư cô Diệu Thông đúc kết: “Mỗi đứa một hoàn cảnh, một số phận và cuộc đời riêng. Nhưng chung quy lại, chúng đều là những đứa trẻ bất hạnh khi vừa mới lọt lòng mẹ”.
Sư cô Diệu Thông đang chăm sóc bé Thông Duyên, đứa con nhỏ nhất trong tịnh thất
Sư cô Diệu Thông kể lại cái duyên của mình đến với các em. Lúc trước, sư cô đi bán nhang thì tình cờ gặp một bà cụ dắt cháu bé đến chùa để gửi vài ngày. Sau đó, bà cụ bặt vô âm tín. Năm 2000, một cháu bé vừa tròn 3 ngày tuổi bị bỏ rơi tại trạm xá xã Phước Hòa, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Xót thương cho cảnh đời bất hạnh của cháu, sư cô nhận về chăm sóc. Đến 2007, chỉ vì động lòng trắc ẩn, tịnh thất của sư cô Diệu Thông trở thành mái ấm gia đình của hàng chục cảnh đời bất hạnh.
“Tôi trăn trở mãi rồi cuối cùng quyết định lập mái ấm để giúp đỡ những mảnh đời cơ nhỡ, giúp các em có bữa cơm no, có điều kiện học hành và tìm lại nụ cười trên gương mặt ngây thơ như cái tuổi của em phải có…”, sư cô tâm sự.
Video đang HOT
Mỗi đứa trẻ trong mái ấm là những trang đời tuy chưa dài nhưng đẫm nước mắt. Đó là bé Thông Duyên (2 tuổi) là con út trong mái ấm của sư cô. “Người ta bỏ đứa bé trước cửa nhà thờ khi nó mới ba tháng tuổi, đói sữa, thiếu mẹ… Nhìn thấy cháu mà rơi nước mắt”, sư cô nhớ lại khi nhận đứa bé lúc người ta mang nó về đây. Đến giờ, bé Thông Duyên vẫn chưa được mẹ đến thăm. Sư cô cũng không biết mẹ cháu là ai, chỉ nghe phong phanh là cô gái trẻ lên TPHCM làm công nhân. Không tiền, lại sinh con khi cuộc sống quá khó khăn nên cô âm thầm mang con đến bỏ trước chùa mong được phước lành.
Niềm vui của các trẻ là hạnh phúc lớn nhất cuộc đời của các sư cô
Dù khó khăn chồng chất khó khăn nhưng sư cô Phước Diệu và Diệu Thông vẫn khẳng định rằng sẽ tạo mọi điều kiện cho các em học hành tới nơi tới chốn. Sư cô vui vì thỉnh thoảng, mái ấm của mình vẫn được những nhà hảo tâm đồng hành, chung sức để giúp các cháu có cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhiều bác sĩ, y tá đôi khi không chỉ khám, điều trị miễn phí mà còn giúp đỡ thêm cho các cháu. Chị em tiểu thương ở các chợ gần mái ấm, tịnh thất cũng luôn quan tâm giúp đỡ các cháu từ sách vở, bút mực, đến học phí….
Dành cả một đời để “nuôi con… thiên hạ”, điều mong mỏi lớn nhất của 2 sư cô là có căn nhà đàng hoàng, có giường để các cháu ngả lưng cho giấc ngủ say. “Mỗi cháu nằm mỗi góc nhà, chúng lăn lóc để tránh cái nắng nóng. Ngủ mà mướt mồ hôi. Nhìn những cảnh này, lòng sư như quặn thắt”, sư cô Diệu Thông tâm sự.
Công Quang – Minh Trung
Theo Dantri
Nổ tại Nhà máy thép Pomina: 10 công nhân bị bỏng từ 10 - 85% cơ thể
"Hiện tại, 3 nạn nhân bị phỏng nặng từ 61% - 85% diện tích cơ thể đang được theo dõi tại phòng săn sóc đặc biệt", tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy hôm 12.4 về các nạn nhân vụ nổ tại Nhà máy thép Pomina.
10 nạn nhân vụ nổ tại nhà máy thép Pomina tối 11.4 đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM
Sự cố nổ ở Nhà máy thép Pomina 3 (huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) tối 11.4 khiến 10 công nhân bị phỏng từ 10% đến 85% diện tích cơ thể.
Sáng 12.4, Lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM cho biết Khoa Cấp cứu của bệnh viện đã tiếp nhận 10 nạn nhân trong vụ nổ ở Nhà máy thép Pomina 3 vào khuya 11.4.
Trao đổi với phóng viên, bác sĩ Ngô Đức Hiệp - Khoa Phỏng, Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM - cho biết: "Hiện tại, 3 nạn nhân bị phỏng nặng từ 61% - 85% diện tích cơ thể đang được theo dõi tại phòng săn sóc đặc biệt, trong đó một nạn nhân được đặt nội khí quản vì bị phỏng hô hấp. Ngoài ra, 7 người khác bị phỏng từ mức độ nhẹ đến trung bình, chủ yếu ở đầu mặt và tứ chi cũng đang được theo dõi. Các nạn nhân này có khả năng phục hồi tốt".
Theo bác sĩ Hiệp, sau khi nhận được tin báo từ bệnh viện tuyến dưới, Bệnh viện Chợ Rẫy đã huy động đội ngũ các bác sĩ, điều dưỡng sẵn sàng đón nhận các bệnh nhân. Từ khuya 11.4 đến sáng 12.4, bác sĩ các khoa cấp cứu và phỏng đã làm việc cật lực để các bệnh nhân được điều trị một cách nhanh chóng.
Theo các bác sĩ, phỏng nước thép ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều hơn so với phỏng nước sôi vì nước thép được nung ở nhiệt độ khá cao.
Lãnh đạo công ty Pomina thăm hỏi nạn nhân.
Có mặt tại bệnh viện, ông Đỗ Xuân Chiểu, Chủ tịch HĐQT Công ty thép Pomina, cho biết: "Hiện giờ chúng tôi chỉ mong sao các công nhân nhanh chóng bình phục, công ty sẽ hỗ trợ toàn bộ thuốc men và các chi phí khác. Còn cơ quan chức năng đang có mặt tại hiện trường nhà máy Pomina 3 để làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn đáng tiếc này".
Nằm trên giường bệnh, với vẻ tỉnh táo hơn những công nhân khác, anh Nguyễn Văn Đoàn (SN 1994, ngụ Tân Phước, Tân Thành - Bà Rịa Vũng Tàu) thều thào: "Khoảng 19 giờ ngày 11.4, nhóm công nhân chúng tôi đang làm việc dưới xưởng thì bất ngờ nghe một tiếng nổ kinh hoàng. Nước từ lò thép ở độ cao 5m văng tứ phía khiến nhiều người không kịp chạy đã bị phỏng. Một số công nhân làm việc gần lò bị nước thép xối từ trên đầu. Không biết giờ họ ra sao nữa..."
Danh sách các công nhân bị phỏng:
Ba công nhân đang được chăm sóc đặc biệt:
- Hoàng Thanh Thịnh (SN 1965, quê Hà Tỉnh) phỏng độ 2, độ 3 diện tích 85% cơ thể.
- Nguyễn Văn Thái (SN 1991, Phú Mỹ, Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu) phỏng độ 2 diện tích 76% cơ thể
- Đoàn Lê Phương (SN 1991, Tân Phước, Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu) phỏng độ 1, độ 2 diện tích 61% cơ thể
Bảy công nhân đang bị phỏng nhẹ và trung bình:
- Nguyễn Trọng Viễn (SN 1979, Mỹ Xuân, Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu) phỏng độ 2, diện tích 52% cơ thể
- Đoàn Văn Quý (SN 1994, Tân Phước, Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu) phỏng độ 1, độ 2 diện tích 46% cơ thể
- Hồ Thế Chinh (SN 1989, Mỹ Xuân, Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu) phỏng độ 1, độ 2, diện tích 34% cơ thể.
- Nguyễn Thành Long (SN 1986, Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu) phỏng độ 2 diện tích 15% cơ thể
- Trương Ngọc Đức Tài (SN 1990, Phú Mỹ, Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu) phỏng độ 2 diện tích 10% cơ thể
- Đào Văn Dũng (SN 1989, Châu Pha, Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu) phỏng độ 1, độ 2 diện tích 15% cơ thể
- Nguyễn Văn Đoàn (SN 1994, ngụ Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu) phỏng độ 2 diện tích 16% cơ thể
Theo Dân Việt
Cụ bà 90 tuổi và người con tật nguyền ngày ngày leo núi trông mộ vua Nhiều du khách có dịp đến thăm mộ vua Đinh Tiên Hoàng trên đỉnh núi Mã Yên Sơn khá lạ lẫm trước hình ảnh một cụ già và người con trai tật nguyền hàng ngày quét dọn, nhang khói, trông coi khu mộ. Một lần đến Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), tôi được nghe người bán nước kể về câu chuyện hai...