Tâm sự của những người làm bạn trai, bạn gái tạm ở Hong Kong
Người cung cấp dịch vụ bạn trai, bạn gái bán thời gian ở Hong Kong làm việc dựa trên nguyên tắc: không bán thân và không yêu khách hàng.
Jo, một nữ sinh 16 tuổi ở Hong Kong, cần 5.000 USD để mua một chiếc kèn clarinet. Cô quyết định kiếm số tiền đó bằng cách cung cấp dịch vụ bạn gái bán thời gian cho những khách hàng nam giới độ tuổi từ 25 đến 35. Cô hẹn hò với họ vào cuối tuần và hai buổi tối trong tuần. Sau tháng làm việc đầu tiên, Jo bỏ túi 380 USD.
Dịch vụ thuê “bạn trai, bạn gái bán thời gian” phát triển mạnh trên mạng xã hội ở Hong Kong trong thời gian gần đây. Giá một cuộc hẹn dao động từ 13 USD đến 500 USD, tùy yêu cầu của khách hàng, theo South China Morning Post.
Không bán thân
Dư luận Hong Kong lên án gay gắt loại hình dịch vụ này sau khi cảnh sát bắt giữ 10 phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 40, bao gồm một học sinh trung học, hôm 22/6 vừa qua, do nghi ngờ họ quảng cáo hoạt động mại dâm trên mạng xã hội như Facebook và Instagram.
Trước đây, Hong Kong đã rộ lên phong trào “hẹn hò có điều kiện” khi những phụ nữ trẻ sẵn sàng qua lại với đàn ông, trao đổi thân xác để có tiền mua sắm và tiêu xài.
Tuy nhiên, nữ sinh Jo cho biết không phải ai làm nghề “bạn gái bán thời gian” cũng bán thân.
“Tôi sẽ không bao giờ bước qua lằn ranh đạo đức của mình”, Jo cho biết đã từng từ chối thẳng thừng đề nghị của một khách hàng nam mắc chứng khổ dâm hứa trả 250 USD để cô “đánh đập” anh ta.
Dù trên tài khoản Instagram mà Jo vừa lập hồi tháng 5 để quảng cáo dịch vụ “bạn gái bán thời gian”, nữ sinh 16 tuổi tuyên bố rõ ràng rằng không quan hệ tình dục với khách hàng, cô vẫn liên tục nhận được những yêu cầu như “Báo giá dịch vụ ‘làm tình’ cho tôi nhé”.
“Nhiều người (sử dụng Instagram) tố tôi là gái bán dâm nhưng tôi đã học được cách kiên nhẫn với họ”, Jo nói cô thường gặp khách hàng để trò chuyện và đi xem phim.
“Đây là công việc nhiều rủi ro nhưng bạn có thể kiếm được bộn tiền trong thời gian ngắn,” Jo thừa nhận cảm giác lo sợ mỗi lần gặp gỡ khách hàng mới và để đảm bảo an toàn, cô thường chuyện trò với họ trước khi nhận lời hẹn hò.
“Tôi biết cách bảo vệ bản thân mình… Tôi buộc phải làm nghề này để kiếm tiến. Một khi đã kiếm đủ, tôi sẽ bỏ”, Jo tâm sự, giống như nhiều người làm nghề “bạn gái bán thời gian”, cô xuất thân từ gia đình thuộc tầng lớp lao động và lo rằng một ngày nào đó bạn bè và gia đình sẽ phát hiện ra việc cô đang làm.
Không yêu khách hàng
Celine, 26 tuổi là một gia sư dạy tiếng ở Hong Kong, không ngại người khác biết mình làm nghề “bạn gái bán thời gian”. Ảnh: SCMP.
Video đang HOT
“Tình yêu là mối quan hệ lâu dài. Khi chúng ta yêu, chúng ta không để tâm đến tiền bạc hay vật chất, ” Jo cho biết đa phần khách hàng của Jo là những người hướng nội và cô đơn nên cần một người bầu bạn và tâm sự. Một số người khác vừa chia tay với người yêu nên cần “bạn gái bán thời gian” để lấp cảm giác trống trải.
Jo từng từ chối lời đề nghị của một khách hàng nam muốn cô trở thành người yêu của anh này vì cho rằng “bạn gái bán thời gian” là dịch vụ ngắn hạn chứ không phải một mối quan hệ yêu đương lâu dài.
“Tôi khuyên anh ta nên tìm một cô bạn gái chung thủy”, Jo nói.
Celine, 26 tuổi, vừa làm nghề “bạn gái bán thời gian” vừa đi dạy gia sư, cho biết nhiều khách hàng của cô là những người có học thức và nghề nghiệp với thu nhập cao, cô thích những buổi ăn tối và trò chuyệnvới những người như thế.
Thậm chí, khách hàng quen thường tìm tới cô gái 9X này để xin lời khuyên. Với người trẻ, Celine đóng vai trò như chị gái, còn khách hàng trưởng thành hơn coi cô như bạn tốt, có thể sẻ chia những khó khăn trong công việc và cuộc sống gia đình.
Celine chia sẻ làm công việc này giúp cô hiểu rõ hơn về cách suy nghĩ và cư xử của phái mạnh. Điều này khiến cô hình dung rõ ràng hơn về mẫu đàn ông lý tưởng mà cô muốn yêu hoặc lấy làm chồng trong tương lai.
“Mọi người phải trả tiền để đi chơi với tôi. Điều này không khác mấy với việc anh gặp gỡ nhân viên xã hội. Dù gì, tôi cũng đâu có bán thân”, Celine không ngại người khác biết mình làm nghề “bạn gái bán thời gian”.
Celine kể một nam khách hàng từng yêu cầu cô làm “bồ nhí” vì cảm thấy không hạnh phúc trong hôn nhân. “Khi anh ta nói muốn vui vẻ, tôi đáp lại rằng ‘Anh có vợ rồi thì có thể vui vẻ với cô ấy, chứ không phải lăng nhăng với người phụ nữ khác”.
Cuối cùng, Celine khuyên người đàn ông này đưa vợ đi du lịch để hâm nóng tình cảm và cho rằng ngoại tình không phải giải pháp cho những vấn đề anh ta đang gặp phải.
Một nghề như bao nghề khác
Chàng thanh niên 23 tuổi Brian, sau một cú sốc tình cảm vào năm ngoái, chợt nhận ra kỹ năng giao tiếp xã hội của mình quá nghèo nàn. Quyết tâm thay đổi, Brian trở thành “bạn trai bán thời gian”.
“Tôi muốn rèn bản thân bằng cách gặp gỡ nhiều người hơn”, Brian cho biết, trước đây, cậu luôn cảm thấy xấu hổ khi tiếp xúc với đồng nghiệp nữ, đến bây giờ, vẫn chưa hoàn toàn tự tin.
“Khác với phần lớn những người làm nghề này, tôi rất tự ti. Trong khi họ liệt kê ưu điểm khi giới thiệu về bản thân trên Instagram, tôi lại nhấn mạnh rằng mình không giỏi việc này. Khi nghĩ rằng mình làm không tốt, tôi cảm thấy không xứng đáng với tiền của khách hàng”, Brian tâm sự.
Chàng trai 23 tuổi không đặt ra mức giá cụ thể mà để khách hàng quyết định trả số tiền tương ứng với mức độ hài lòng.
“Xét cho cùng, công việc ‘bạn trai bán thời gian’ giúp tôi rèn luyện kỹ năng giao tiếp, còn khách hàng cần cảm giác gần gũi”, 9X nói.
Tuy còn lúng túng và vụng về, Brian đang học cách chủ động hơn trong các mối quan hệ với người khác giới. Ví dụ khi xem một bộ phim kinh dị, nếu khách hàng sợ hãi, anh sẽ vỗ nhẹ vào vai hoặc đề nghị ôm cô gái.
Rất ít phụ nữ hẹn hò với Brian tới lần thứ hai. Dù họ phản hồi tích cực về dịch vụ, Brian hiểu “đó chỉ là phép lịch sự”.
Có một nữ khách hàng thường xuyên, cứ một hoặc hai lần mỗi tuần lại thuê Brian làm “bạn trai bán thời gian”. Theo đề nghị của cô, cả hai nhắn tin cho nhau hàng ngày. Dù cư xử như những người đang yêu nhau, Brian không thực sự mở lòng với cô gái.
“Tôi nhắn tin cho cô ấy mỗi sáng nhưng không xuất phát từ tình cảm yêu đương. Chỉ vì chúng tôi biết nhau khá lâu rồi. Đó chỉ là thói quen mà thôi”, Brian khẳng định.
An Hồng
Theo VNE
Đặc nhiệm Hong Kong tập chống khủng bố lao xe, bảo vệ ông Tập
Hong Kong cho biết các đơn vị bảo vệ chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đã nghiên cứu chiến thuật các vụ lao xe khủng bố ở nước ngoài.
Lực lượng hộ tống yếu nhân của cảnh sát Hong Kong. Ảnh: SCMP.
Thanh tra cảnh sát cấp cao Hong Kong cho biết toàn bộ 59 thành viên Đội Lực lượng Hộ tống (FEG) được triển khai trong suốt chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, SCMP hôm nay đưa tin.
Các thành viên FEG có thể phải làm việc 15 đến 20 tiếng trong mỗi ngày. Một đội cảnh sát Hong Kong chịu trách nhiệm bảo vệ xe của lãnh đạo đã phát triển các chiến thuật chống khủng bố dựa trên cơ sở những vụ lao xe khủng bố ở nước ngoài.
Cảnh sát Hong Kong cho biết FEG có thể sẽ bảo vệ các xe trong đoàn của ông Tập, tới Hong Kong từ ngày 29/6, ở lại ba ngày để tham dự lễ kỷ niệm 20 năm khu vực được trao lại cho Trung Quốc. Ông Tập và phái đoàn Đại lục cũng tham dự lễ tuyên thệ của chính quyền mới ở Hong Kong hôm 1/7.
"Dựa trên các kinh nghiệm trước kia, chúng tôi sẽ triển khai chế độ hộ tống cấp cao nhất. Điều này yêu cầu toàn bộ thành viên FEG phải có mặt", thanh tra cấp cao Hong Kong Chong Kam-yan, cho biết.
Đội hộ tống thường sẽ do các xe môtô cảnh sát hình thành một mũi tên phía trước xe của lãnh đạo.
Ông Chong cho biết FEG đã có các kế hoạch phối hợp với Đơn vị Bảo vệ Yếu nhân để chống lại các vụ khủng bố bằng xe tải khiến nhiều người chết ở châu Âu.
"Sau các vụ tấn công khủng bố xảy ra ở một vài nước, chúng tôi đã phân tích chiến thuật của chúng và cả về thời gian, địa điểm. Chúng tôi liên tục nâng cao công nghệ để ngăn chặn sự việc tương tự xảy ra ở Hong Kong", ông Chong nói.
FEG đã hoạt động hơn 20 năm, bảo vệ các phương tiện của chính quyền trung ương hoặc lãnh đạo nước ngoài trong thời gian thăm Hong Kong.
Tháng 5/2016, ông Chong là một trong các sĩ quan ngăn chặn Joshua Wong Chi-fung, người được coi là thủ lĩnh biểu tình của sinh viên Hong Kong, khi Joshua cùng 4 nhà hoạt động khác cố tiếp cận những chiếc xe chở ông Trương Đức Giang, người quyền lực số 3 ở Trung Quốc.
5 người này bị bắt vì bị nghi gây náo loạn nơi công cộng và cản trở hoạt động của cảnh sát, song sau đó được thả.
Ông Chong cho biết các đội hộ tống có thể đi đường vòng hoặc đổi lộ trình nếu đoàn xe của lãnh đạo gặp phải những cuộc biểu tình.
FEG gồm cả lực lượng cảnh sát giao thông, thành lập năm 1986. Trong những năm đầu tiên, FEG hộ tống Nữ hoàng Anh và các thành viên hoàng gia.
FEG cũng bảo vệ các hàng hóa đắt tiền hoặc nguy hiểm. Năm ngoái, FEG hoàn thành 102 nhiệm vụ như vậy.
Cảnh sát Hong Kong bảo vệ xe của yếu nhân. Ảnh: SCMP.
Ông Chong cho biết thách thức lớn nhất khi bảo vệ lãnh đạo là lộ trình và chiến lược có thể bị thay đổi. Các thành viên FEG có thể phải làm việc 20 tiếng mỗi ngày trong một chuyến thăm của nguyên thủ.
Trung úy Kenneth Tse Wai-kit, có 11 năm làm việc với FEG, cho biết các sĩ quan phải quen thuộc với mọi con đường và nút giao thông ở Hong Kong.
Kenneth kể có lần ông phải đưa các lãnh đạo đi đường dài hơn vì bữa tiệc trưa cho họ chưa được chuẩn bị xong. "Chúng tôi đi lâu hơn 15 phút mà không nói với người được bảo vệ rằng chúng tôi chọn con đường xa hơn. Có đôi chút lúng túng, song chúng tôi cần đảm bảo lòng tự tôn của yếu nhân không bị tổn thương", Kenneth nói.
Văn Việt
Theo VNE
Ông Tập Cận Bình sắp lần đầu thăm Hong Kong Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ lần đầu tiên tới thăm Đặc khu hành chính Hong Kong kể từ sau khi ông nhậm chức vào năm 2013, báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa tin ngày 23/6. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viên. (Ảnh: SCMP) Theo SCMP, chuyến thăm Hong Kong của...