Tâm sự của người vợ có chồng nghiện cờ bạc
Câu chuyện ‘Trước ngày cưới, bạn trai thú nhận từng nghiện cờ bạc, hiện còn nợ 170 triệu’, tôi mường tượng hình ảnh của mình cách đây 8 năm.
Nghiện cờ bạc ăn vào máu, bạn có tin không? Cái máu đỏ đen một khi đã manh nha xuất hiện trong bất kỳ người đàn ông hay phụ nữ nào thì nó cũng sẽ mọc rễ, đâm chồi và lấn át lý tính, lấn át luôn lương tri và tính người!
Một người từng đánh bạc nờ nần cả tỷ đồng, cái giá ấy không hề rẻ. Hậu họa của anh ta may mắn có gia đình gánh vác, bố mẹ cầm sổ đỏ vay mượn cứu rỗi anh ta thoát khỏi vòng vây của chủ nợ và giữ được công việc hiện tại. Rồi cơn đột quỵ khiến mẹ anh nhập viện đã thức tỉnh giúp anh lánh xa con đường cờ bạc, quay quắt làm việc để trả nợ.
Cái giây phút thức tỉnh ấy sẽ kéo dài bao lâu? Bạn có dám chắc suốt phần đời còn lại, con bạc – chồng bạn không còn nhúng chàm và sa lầy nữa? Hay “ngựa quen đường cũ”, nợ nần thanh toán xong xuôi lại rủng rỉnh kiếm mấy chiếu bạc, tìm mấy ổ bạc mà nướng mình? Và bạn nên nhớ rằng trong cái viễn cảnh có phần u tối ấy, bạn chứ không phải bố mẹ anh ta sẽ phải gánh tất cả mọi hậu họa do thói đam mê cờ bạc gây ra!
“Cờ bạc là bác thằng bần”, mấy ai làm giàu từ trò đen đỏ đâu! Xưa nay toàn cảnh nhà trống hoác, gia đình lục đục, vợ con nheo nhóc chiếm ngự tổ ấm nơi con bạc cư ngụ. Nhưng tại sao người ta biết túng quẫn, biết tan nát cửa nhà mà vẫn đâm đầu vào? Bởi bệnh nghiện cờ bạc lạ lắm! Quay quắt kiếm tiền, hưng phấn gầy sòng, quẩn quanh tâm trí nơi mấy ván cược, mấy trò lắc xỉu, mấy con bài đen đỏ.
Nếu chẳng may vớ phải ông chồng cờ bạc, bạn phải chấp nhận cảnh nhà thiếu trước hụt sau liên miên! Một bữa thắng thì có đến năm bảy dạo thua trắng. Tiền bạc tích cóp, tài sản dành dụm sẽ dần dần đội nón ra đi…
Nếu chẳng may vớ phải ông chồng cờ bạc, bạn phải chấp nhận cảnh nợ vây quanh năm suốt tháng! Mượn nợ bên này, vay nợ bên kia đắp đổi suốt. Con bạc chỉ biết làm thế nào để có tiền trong tay, kể cả “tiền nóng”, hòng gỡ lại số tiền đã thua nhưng có biết đâu rằng keo này thua, keo sau thua và cứ thế nợ dài ra mãi…
Nếu chẳng may vớ phải ông chồng cờ bạc, bạn sẽ phải chấp nhận cảnh gia đình lục đục, vợ chồng cãi vã, con cái nheo nhóc! Tiếng cười của đôi ba lần thắng bạc chẳng thể bù trừ cho cảnh nhà cứ vang lên tiếng cằn nhằn, mắng nhiếc, chửi rủa, chén bát va chạm sau những lần đòi tiền vợ bất thành…
Video đang HOT
Nếu chẳng may vớ phải ông chồng cờ bạc, bạn sẽ phải chấp nhận cảnh lẻ bóng bươn chải lo toan từ chuyện lớn đến bé trong gia đình. Lễ tết sẽ chẳng có bóng dáng chồng và dăm ba ngày nghỉ cũng vắng bóng, bởi con bạc đang mải mê “chinh chiến” chẳng còn tâm trí dành cho vợ, con đâu…
Nếu chẳng may vớ phải ông chồng cờ bạc, bạn sẽ cám cảnh vô cùng mỗi khi bóng tối nhập nhoạng, đèn đường đã lên từ lâu mà chồng mất tăm mất tích. Đêm nối đêm thức trắng đợi tiếng xe quen thuộc của chồng nhưng có khi sáng bảnh mắt con bạc mới lết thân trở về…
Nếu chẳng may vớ phải ông chồng cờ bạc, bạn sẽ quen dần với cảnh ngượng chín mặt khi người thân, người quen đòi tiền mà chồng bạn vay lần này đến lần khác và hứa hẹn. Đó là còn chưa kể cảnh chủ nợ đến nhà đòi xiết thứ này thứ nọ, xã hội đen vây kín ném mắm tôm, tạt sơn bẩn…
Tại sao tôi lại tường tận như thế ư? Vì tôi từng là vợ của một con bạc, từng nghe lời hứa hẹn tu tâm tỉnh trí chừa thói bài bạc và từng thất vọng cùng cực đến mức tuyệt vọng khi lời hứa cứ như gió thoảng bay!
Sẽ chẳng hay ho gì khi khuyên một người sắp cưới nghĩ suy lại về đám cưới của mình! Sẽ là khẩu nghiệp nếu dồn ứ nỗi sợ mơ hồ lên cô dâu tương lai về viễn cảnh u tối!
Nhưng tôi thật lòng mong bạn bình tâm đánh giá lại cuộc hôn nhân của mình, nhìn nhận sự chân thật trong từng biểu hiện của “chú rể” và chính bạn chứ không phải ai khác quyết định “cầm chèo” đẩy con thuyền hôn nhân của mình tiến về phía trước hay chờ thêm thời gian thử thách…
Nỗi niềm đẫm nước mắt của người vợ có chồng quá vụng về lại hay bao biện
Xông xáo, năng nổ chốn công sở nhưng về đến nhà Thành chồng Tuyết (Nam Từ Liêm, Hà Nội) lại tỏ ra rất vụng về với những việc mà theo 'luật bất thành văn' đó là việc của đàn ông.
Chia sẻ với ai đó, Tuyết lại bị chê trách rằng 'không biết bằng lòng với những gì mình có'.
Khi dây điện đứt, cầu chì cháy chồng không biết sửa
Gần 10 năm chung sống Tuyết không có gì chê trách, ngoại trừ việc chồng không tháo vát... Từ nhỏ Thành đã được mẹ chiều, sống cảnh cơm bưng nước rót, không phải lo việc hay suy nghĩ bất cứ điều gì. Đây cũng là lý do mà Thành không thể làm được việc gì từ những việc nhỏ nhất để ra dáng là người đàn ông trong gia đình. Đi làm về là nằm vắt vẻo ở salon chơi điện tử, chờ cơm.
Trong thư gửi tòa soạn có đoạn Tuyết chia sẻ: "Em không mong anh ấy phải làm giúp việc nhà như lau nhà, rửa bát, nấu cơm... nhưng ngay cả những công việc mà bất kể người đàn ông nào cũng thạo thì Thành đều không làm được. Từ cái cầu chì bị cháy, cái cánh quạt bị gãy, dây điện bị đứt, đến các bàn ăn chân bị sộc xệch... Thành đều không quan tâm. Thậm chí, vợ nói sửa giúp cũng không biết làm thế nào. Cầm tô vít vặn lại cái bàn chân bị lung lay cũng lóng nga lóng ngóng, cứ như người cảnh.
Vợ làm liên chân tay, chồng chỉ biết nằm xem ti vi - Ảnh minh họa.
Trong khi ngoài công việc, em bận tối mắt với việc nhà từ đón con đi học về, đi chợ, nấu cơm, rửa bát quét nhà, tắm cho con... Đón con thì công ty anh ấy ở xa không thể đón kịp, đến cái đơn giản nhất là tắm cho con thì cậu con trai cũng không thích. Hôm nào bố tắm là con chạy ra ngoài mắt sưng húp, nước mắt lưng tròng nói, bố tắm đau lắm...
Nhờ chồng nấu cho bữa cơm thì rau xào sẽ dai, thâm đen; nấu canh rau mềm nhũn, đến kho thịt cũng mải chơi game để cháy cả đáy nồi... khu bếp cũng trở nên bề bộn. Vợ góp ý thì lần lượt sẽ là các lý do: "Cũng xào thế không hiểu sao nó lại đen, dai như nhai rẻ rách"; "Canh anh phải nấu kỹ không sợ em lại chê sống"; "Thịt khô quá vừa đấy đã bị cháy rồi"...
Có lần mẹ em đến chơi, nhà cháy cầu chì mà không phải chồng sửa, em là người đi sửa bà mới ngạc nhiên. Lần khác thì nhờ anh ấy, khoan cái đinh để treo ảnh của con mới chụp nhưng thay vì khoan một lỗ nhỏ, tay cầm không chắc nên mũi khoan chạy tự do trên mặt tường làm bong tróc hết cả đoạn dài. Thế là người đứng lên để khoan lại là em. Lần đó, mẹ cũng chứng kiến nên cũng thương con gái lắm
Nói thật ngày nào cũng chứng kiến sự vô tâm của chồng, sai gì làm nấy hoặc cứ làm lại hỏng em thật sự stress chả lẽ nuôi em chã cả đời. Đôi lúc ý nghĩ ly hôn đã lóe lên đầu em, em phải làm sao đây?
Nhiều hôm vợ khóc trắng đêm vì tủi thân.
Chán nhất là những khi chẳng may bị cảm, sốt nhức đầu anh ấy làm nũng khủng khiếp. Em liên chân, liên tay cả ngày, vừa ngả lưng xuống là chồng bắt bóp đầu, bóp chân, đấm lưng. Lúc nào khỏe em có thể làm nhưng cũng có những lúc người em cũng nhức mỏi khó chịu không làm được thì anh ấy lại gọi mẹ mình sang. Bà sang lại chê trách con dâu không biết chăm chồng. Điều này làm em buồn và khổ tâm lắm.
Ngày mới cưới em không chú ý lắm đến sự vụng về của chồng vì việc trong nhà em lo tất. Bởi khi đó, em chỉ quan tâm xem chồng có yêu thương, quan tâm, chung thủy và có hay tụ tập ăn nhậu đàn đúm không thôi. Nhưng khi có con, gia đình nhiều việc hơn mới nhận thấy ở chồng nhiều thiếu sót, công tử bột quá mức. Ở nhà chồng vụng về thế nhưng đến cơ quan ai cũng bảo chồng em nhanh nhẹn, chân chạy xăng xăng khi cơ quan có việc rất tốt.
Em phải làm thế nào để chồng thay đổi? Đôi lúc toàn những việc nhỏ nhặt nhưng khiến cuộc sống của em stress vô cùng. Có những đêm chỉ nghĩ đến sự vô tâm, vụng việc của chồng mà em khóc cho tới sáng".
Cần kiên nhẫn chỉ việc tận tay để thay đổi chồng
Câu chuyện của Tuyết được chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Quyên, Trung tâm tư vấn tâm lý và sức khỏe Minh Hương khuyên rằng: "Với trẻ nhỏ để thay đổi một thói quen cần cha mẹ kiên nhẫn một thì để thay đổi chồng trở thành người thạo việc đàn ông trong nhà cần kiên nhẫn 10.
Bởi mọi thứ đã là thói quen bao lâu nay được sống trong sự cưng chiều của mẹ. Họ không phải đụng tay, đụng chân đến bất cứ việc gì thì khi phải làm sẽ thấy khó. Điều quan trọng nhất là người chồng vẫn yêu thương vợ, khi yêu thương thì bản năng của đàn ông sẽ là che chở. Vì vậy, hãy kiên nhẫn hơn với chồng, thể hiện cho chồng biết là mình cũng yếu đuối, cũng cần sự chở che đó.
Không nên ôm hết việc mà hãy nhờ chồng làm giúp, ngay cả khi biết sẽ hỏng việc. Ảnh minh họa
Có những việc mình cũng không biết làm, không nên ôm việc. Những việc đơn giản như luộc rau, quét nhà, phơi, gấp quần áo... hãy nhờ để chồng làm. Hôm nay, làm chưa được thì 5,7 ngày hoặc 10 ngày sau làm mãi cũng sẽ thuận tay. Hơn nữa, ở cơ quan nói chồng chân chạy lăng xăng tốt thì có việc gì cần phải chạy hãy giao cho chồng để giảm tải việc nhà.
Phần khác, người vợ cũng nên nghĩ rằng, ai cũng có mặt được mặt không được thì hãy nghĩ đó là phần không được của chồng mình cho nhẹ lòng. Có rất nhiều người vợ cũng phải ngậm ngùi khi chồng ham bù khú rượu chè, người ham chơi game... nhưng vẫn cảm thấy chấp nhận được. Vì vậy, song song với việc kiên nhẫn giúp chồng trở thành người thạo việc, người vợ cũng nên nghĩ đến chiều hướng tích cực hơn cho cuộc sống trở nên nhẹ nhàng hơn.
Đi mua chiếc túi hiệu, chị bán hàng nhất quyết không bán cho tôi, thấy tôi quá quyết liệt, chị mới thở dài nói một điều làm tôi rụng rời chân tay Nghe những gì chị ấy nói, tôi vừa sốc lại vừa xấu hổ. Chẳng biết những ngày tháng tiếp theo, tôi sẽ sống thế nào đây. Tôi từng hãnh diện và tự hào mỗi khi nhắc đến chồng. Bởi anh là người đàn ông kiếm ra tiền, lại biết quan tâm đến vợ con. Tôi không hề biết rằng bây giờ, gia đình...