Tâm sự của người mẹ nhìn con lặng lẽ khóc sau khi gặp bố
Đã có đôi lúc bà mẹ trẻ không biết là mình đang nghĩ cho con hay bản thân đã quá ích kỷ.
Ảnh minh họa
Một mình nuôi con chưa bao giờ là một quyết định dễ dàng. Với chị Vân (32 tuổi, sống tại Hà Nội) cũng vậy. Bà mẹ trẻ đã luôn cố gắng để nuôi nấng con trở thành một người tử tế, thế nhưng có đôi lúc bản thân chị cũng tự hỏi không biết là đang nghĩ cho con hay là mẹ đã quá ích kỷ.
“Mấy ngày vừa rồi, bầu trời của mẹ con mình màu xám. Đã nửa năm kể từ lần cuối con gặp bố, và khi cuộc gặp gỡ quay trở lại, niềm vui ập đến với con bất ngờ, rồi lại biến mất nhanh chóng. Lần đầu tiên, thực sự là lần đầu tiên, mình thấy con lặng lẽ khóc dưới chiếc gối. Con biết rằng mình đang stress, và hiểu chuyện đến đau lòng – trong lúc con chỉ mới 3 tuổi. Mình sợ rằng lâu dần con sẽ mất niềm tin vào đàn ông, hoặc là con muốn gần gũi người khác giới nhiều hơn. Sự ảnh hưởng tâm lý này không hề nhỏ.
Ý nghĩ rằng mình sẽ tước đi quyền liên hệ giữa hai bố con đã thực sự diễn ra. Ngày đầu tiên, mình đinh ninh với điều đó. Ngày thứ 2, mình nhận ra một quyết định của bản thân thì dễ dàng thôi, nhưng quyết định thay cho con là sự khó khăn đang ghìm chặt lấy mình. Ngày thứ 3, nhìn con cười hì hì và bảo: “Bố đi mất rồi” khiến mình thấy bản thân thật quá đáng. Đến bây giờ, sắp tròn 1 tuần rồi, mình vẫn không biết nên chọn thế nào”, bà mẹ trẻ tâm sự.
Thế nhưng, sau những ngày suy sụp, bà mẹ trẻ chợt nhận ra rằng vì còn nuôi con nên bản thân phải cố gắng tự mình thoát khỏi cảm xúc tiêu cực. Và đây cũng là lời khuyên cho những bà mẹ đang trên hành trình một mình nuôi con – một chặng đường không hề dễ dàng, nhưng bước qua chông gai sẽ thấy hạnh phúc.
1. Đừng tự trách bản thân
Bởi không có ai trải nghiệm được mọi cảm giác nghẹt thở, vật lộn với những lần tự trách giữa đêm khuya vì tình yêu với con như mẹ đâu. Mẹ có ích kỷ một chút cũng chẳng sao cả, mẹ luôn là người mẹ tốt nhất với con rồi, không có ai thay thế được, không có ai làm tốt hơn. Không có câu chuyện: Nếu con chị mà có mẹ như em thì tốt hơn bao nhiêu. Đừng thiết lập những giả định bế tắc.
2. Đừng nói dối và trấn an con
Sự dối trá với con là điều khó khăn nhất với mình. Muốn làm bố mẹ không áp lực, bản thân mình phải buông bỏ được những hòn đá đang kéo chân mình xuống. Đừng tự nói dối rằng bố đi làm xa, bố đi làm việc, để con liên tục hỏi: Bao giờ bố về? Rồi mẹ lại phải tìm kiếm câu trả lời để xoa dịu con, nhưng chẳng thể xoa dịu chính mình.
Video đang HOT
3. Đừng gồng lên che chắn cả bầu trời
Làm bố mẹ không nhất thiết phải che mưa chắn gió cho con, làm bố mẹ là cùng con đi qua những cơn mưa gió. Mẹ và con đều ướt, nhưng chúng ta sẽ luôn học được nhiều trải nghiệm. Tối đó, mình đã thực sự suy sụp khi thấy nước mắt con giàn giụa sau lớp gối. Mình phải thú nhận: Mẹ mệt lắm con ạ, mẹ muốn ôm con. Và đứa con gái này lẳng lặng nằm trong lòng mẹ, nghe mẹ khóc.
4. Mẹ trao hơi thở cho con, nhưng mẹ cũng cần được thở
Mẹ có lỡ cáu gắt, hay lớn tiếng với con, cũng bởi vì mẹ chỉ là người bình thường, mẹ chỉ đang trưởng thành hơn khi có con và bắt đầu làm bố mẹ. Không có ai, không có khóa đào tạo nào trước đó dạy mẹ rằng mẹ phải làm mẹ như thế nào. Sau một cơn đau thập tử nhất sinh, thế giới của mẹ hoàn toàn thay đổi. Mẹ không stress làm sao được?
Cuối cùng, khi cơn bão đã chấm dứt, chúng ta sẽ không nhớ chúng ta đã vượt qua cơn bão như thế nào, làm thế nào mà chúng ta đã sống sót. Thậm chí chúng ta cũng sẽ không biết cơn bão đã thật sự chấm dứt hay chưa. Nhưng có một điều chắc chắn rằng: khi bước ra khỏi cơn bão, chúng ta sẽ không còn là con người đã dấn bước vào nó.
Cùng mẹ nắm tay bước qua cơn bão, tôi luyện bản thân thành những con người kiên cường nào!
Nếu cuộc hôn nhân của bạn xuất hiện 2 trạng thái này, hãy cẩn thận!
Hôn nhân cần sự lãng mạn và niềm vui thì mới bền lâu được. Nhưng mắc kẹt trong một cuộc hôn nhân lạnh nhạt còn đáng sợ hơn cả sự phản bội.
Trong phim "Người cha vĩ đại" có một câu thoại: "Tôi từng nghĩ rằng điều tồi tệ nhất trên thế giới là chết một mình, nhưng không phải vậy. Điều tồi tệ nhất là chết với những người khiến bạn cảm thấy cô đơn".
Nhiều người càng sống lâu trong một cuộc hôn nhân họ càng cảm thấy cuộc sống tẻ nhạt. Việc nhìn nhau mỗi ngày như một vòng tuần hoàn bất lực giữa hai người và một không gian, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác.
Hôn nhân cần sự lãng mạn và niềm vui thì mới bền lâu được. Nhưng mắc kẹt trong một cuộc hôn nhân lạnh nhạt còn đáng sợ hơn cả sự phản bội.
Ảnh minh họa
Cảnh giới đáng sợ trong hôn nhân: Coi nhau như người vô hình
Anh ấy không đánh bạn bằng tay hay mắng bạn bằng miệng, nhưng anh ấy phớt lờ bạn bằng cả một sự vô tâm.
Trong một cuộc hôn nhân sự thờ ơ, hờ hững với nhau một khoảng thời gian dài đủ mạnh để khiến cuộc hôn nhân ấy tan vỡ mà không cần người thứ 3 nào cả.
Một nhà tâm lý học người Mỹ cho biết: "Nếu một cặp vợ chồng cãi nhau, điều đó chứng tỏ rằng mối quan hệ có thể được cứu vãn. Nếu họ im lặng thì không còn hi vọng nữa rồi".
Trong hôn nhân, cãi vã không phải là điều gì ghê gớm, sự thờ ơ giữa vợ và chồng chính là nấm mồ của tình cảm.
Tình yêu cũng như một cuộc chơi vậy, đòi hỏi cả 2 bên cần nỗ lực hết sức. Điều cơ bản cần thiết như không khí mà chúng ta hít thở hàng ngày đó chính là sự giao tiếp giữa vợ và chồng. Xã hội hiện đại, cuộc sống bận rộn khiến người ta ngại nói chuyện nhưng lại hình thành những xích mích nội tâm của cảm xúc và thiếu sự nuôi dưỡng của tình yêu.
Thực ra trong mối quan hệ thân tình, ta không sợ cho đi, cũng không sợ đối phương thay đổi, mà chỉ sợ nỗ lực không được nhìn thấy và chúng ta sẽ không nhận được những gì xứng đáng được nhận.
Hôn nhân dù có êm ấm hay khổ đau thì nó vẫn cần giao tiếp. Dù phương thức có thể là những cuộc cãi vã mặt đối mặt hay tranh luận trên các nền tảng mạng xã hội thì nó vẫn cần được lên tiếng.
Thờ ơ, không giao tiếp - "kẻ" khiến hôn nhân nguội lạnh
Giao tiếp chính là chìa khoá vàng của tình càm, thì sự thờ ơ là kẻ giết chết hôn nhân. Sự thờ ơ làm lạnh cảm xúc, trong khi giao tiếp sưởi ấm chúng. Trong một mối quan hệ, giao tiếp là cách tốt nhất để kết nối với nhau.
Nhà văn người Anh Austin nói: "Cuộc sống hôn nhân hạnh phúc không chỉ cần sự trao đổi ý kiến mà còn cần sự trao đổi cảm xúc, để không đẩy đối tác ra khỏi mối quan hệ".
Giữa vợ chồng, giao tiếp với nhau sẽ khiến tình cảm thêm khăng khít. Ai cũng có nhu cầu được giãi bày và tâm sự, bất kể đàn ông hay đàn bà. Chỉ cần cả 2 cùng mở lòng, cùng sẵn sàng lắng nghe cũng đủ để mối quan hệ thắt chặt
Ảnh minh họa
Dù bạn có giỏi giang đến đâu thì bạn cũng là một con người bình thường với muôn vàn cảm xúc và mong muốn khác nhau. Bạn cũng cần sự thấu hiểu, bao dung và yêu thương của những người xung quanh đặc biệt là người bạn đời của mình.
Khi đã là vợ chồng, điều quan trọng không phải là chuyện gì đã xảy ra mà là cách họ ứng xử với nhau ra sao sau khi sự việc đã xảy ra. Nếu bình thường trong cuộc sống hàng ngày chúng ta có sự tương tác, giao tiếp đều đặn thì nghiễm nhiên, rắc rối xảy đến chúng ta sẽ giải quyết nó một cách dễ dàng và đồng lòng hơn.
Những cặp đôi có thể cảm nhận được sự thân mật trong quá trình giải quyết mọi vấn đề mới là những cặp vợ chồng thực sự.
Giao tiếp không chỉ là cách thể hiện tình cảm mà còn là cách quản lý tình yêu. Trao đổi tâm tình nhiều hơn mới có thể đi hết con đường một cách vui vẻ, hạnh phúc.
Trong hôn nhân, bạn phải điều chỉnh tâm lý và cố gắng để trạng thái của mình tốt hơn. Không có cuộc hôn nhân hoàn hảo tự nhiên, chỉ có hạnh phúc được quản lý bằng trái tim.
Dù là cuộc hôn nhân nào đi chăng nữa, chỉ cần hai người trong cuộc yêu thương, chia sẻ, nhẫn nại với nhau hơn một chút thì trải qua bao nhiêu năm tháng cũng không cảm thấy nhạt nhòa.
Rời khỏi tòa anh tôi mừng rỡ thoát được vợ, chị dâu cũ nói 1 câu, anh mềm oặt người Ngày ra tòa nhận phán quyết cuối cùng, lúc rời khỏi tòa án, anh tôi cười tươi nhẹ nhõm vì đã ly hôn được vợ. Từ đây anh sẽ là đàn ông độc thân, thoải mái tìm kiếm một cô vợ như mình mong muốn. - Em xin anh đừng bỏ em và con, em có làm gì sai đâu! Em biết anh...