Tâm sự của người mẹ có con gái theo học ngành Luật
Chị Liên – một giáo viên cấp THCS đã chia sẻ quãng thời gian con bước vào kỳ thi đại học và lựa chọn theo ngành Luật, ngành học mà trong gia đình không có ai theo đuổi.
Chị Liên (Cầu Giấy, Hà Nội) có con gái năm nay đang theo học năm 2 chuyên ngành Luật kinh tế, Đại học Luật Hà Nội. Làm giáo viên và đặc biệt quan tâm việc học tập của con nên chị dành nhiều thời gian dành cho việc chọn trường cho con từ cấp 1 cho tới cấp 3.
Chị Liên kể lại: “Thời điểm thi đại học, con tôi học trên lớp ở mức khá, các bài kiểm tra của con tôi ở trường cũng ở mức khá, nhưng có nhiều trường và nhiều ngành quá, thật sự không biết phải chọn ngành, trường như thế nào để phù hợp với với năng lực của con mình”.
“Tôi vẫn thường hỏi con về mong muốn nghề nghiệp kể từ khi con lên cấp 3. Con gái khi đó tâm sự, rất thích trở thành luật sư. Con thích nộp hồ sơ vào một trường dân lập khá tốt nhưng học phí cao ở Hà Nội. Tôi rất băn khoăn về quyết định của con, trong gia đình không ai làm ngành luật, tôi lo ra trường liệu con có tìm được một công việc ưng ý. Nhưng tôi cũng tin rằng, bọn trẻ sẽ nhạy bén với thông tin hơn người già. Tôi tôn trọng suy nghĩ và mong muốn của con”, chị Liên cho biết.
Tuy nhiên, vấn đề lớn với chị Liên lúc này đó là khả năng tài chính. Nếu con gái chị muốn học trường dân lập với mức học phí cao như vậy thì với khả năng tài chính hiện tại, gia đình chị không thể cáng đáng.
Ở giai đoạn lớp 11, thậm chí sớm hơn, cha mẹ và con cái nên thường xuyên trao đổi về tương lai của con (Ảnh minh họa)
Chị Liên kể, khi đó chị có thành thật nói với con rằng, khả năng gia đình mình không thể cho con theo học trường dân lập với học phí vài triệu mỗi tháng.
Video đang HOT
“Lúc đó, rất khó khăn với tôi khi nói với con rằng mẹ không đủ khả năng cho con theo học trường đó. Và điều đó cũng làm con bé rất buồn, vì nó rất thích học ngôi trường kia và đã tìm hiểu rất kỹ trên qua mạng”. Thế nhưng sau cuộc nói chuyện nghiêm túc về vấn đề tài chính, dần dần con đã xác định lại được mục tiêu và quyết tâm học hành”.
Chị Liên tự hào: “Được chọn ngành nghề theo đúng sở thích, con bé học hành rất quyết tâm. Thi đậu Đại học Luật và 2 năm học luôn phấn đấu, chăm chỉ, thường xuyên giành được học bổng để… đỡ tiền học phí cho bố mẹ”.
Từ câu chuyện của mình, chị Liên khuyên các bậc cha mẹ, ở giai đoạn lớp 11, thậm chí sớm hơn, cha mẹ và con cái nên thường xuyên trao đổi về tương lai của con. Cha mẹ có thể nhân cơ hội này để tư vấn chọn trường đại học phù hợp với con. Chị Liên cũng chia sẻ, qua lời kể của con, chị nhận thấy nhiều đứa trẻ trong độ tuổi này thậm chí không có tư tưởng theo đuổi việc học cao hơn, cũng như không có tham vọng nghề nghiệp. Chính vì thế, có thể thời điểm đó, chúng sẽ rất cần những lời tư vấn và chia sẻ kinh nghiệm để có được quyết định trong giai đoạn quan trọng của cuộc đời.
Theo chị Liên, việc nhìn thấy con lớn dần, tự đưa ra quyết định chọn trường học đại học là khoảng thời gian khó khăn.
“Khi đó, bản thân tôi muốn kiểm soát quyết định chọn trường của con. Nhưng với sự bùng nổ của khối lượng thông tin trực tuyến hiện nay, tốt nhất cha mẹ hãy để trẻ tự tìm kiếm trường đại học cho riêng mình. Nói vậy không có nghĩa cha mẹ không có quyền tìm hiểu, nghiên cứu và giúp con chọn trường đại học phù hợp cho con, nhưng quan trọng cha mẹ phải nhận ra được ranh giới giữa can thiệp và giúp đỡ” – chị Liên chia sẻ.
Đặc biệt, vấn đề tài chính trông có vẻ là vấn đề của riêng người lớn và không có liên quan gì đến con cái, nhưng khi nghĩ đến việc theo học đại học, tiền bạc lại trở thành vấn đề lớn hơn. Vì thế, chị Liên cũng khuyên các bậc cha mẹ hãy đề cập đến tình hình tài chính của gia đình, đề cập đến việc cha mẹ dự định sẽ chu cấp bao nhiêu cho việc học của con. Như vậy sẽ vừa giúp con có những lựa chọn trong khả năng, vừa tập cho trẻ biết tiết kiệm để trang trải chi phí hoặc sẽ động viên trẻ tìm kiếm học bổng và khoản tài trợ học phí.
Theo GĐVN
Chồng đi làm xa nhưng lại không gửi tiền về cho vợ, biết được nhân vật đằng sau thao túng vợ gửi ngay 1 email nội dung "chất" thế này
Giờ thì Nhung hiểu tất cả rồi, thật không ngờ hai người họ lại đối xử với cô như vậy. Đã thế Nhung sẽ không cam chịu mãi đâu.
Mới cưới được 6 tháng Nhung đã phải xa Khoa. Cũng đã tính toán từ trước với nhau rồi, không cưới thì sợ mất, cưới xong vẫn phải lo làm ăn kinh tế nên vợ chồng Nhung đành gác lại tình riêng vì sự nghiệp chung.
Khoa đi Nhật 3 năm và đặt mục tiêu sẽ kiếm 1 số vốn để mở cửa hàng, 2 vợ chồng sẽ ra ở riêng. Thấy chồng nghĩ được như thế Nhung cũng mừng lắm, tủi thân đến mấy cô cũng ủng hộ việc chồng đi làm xa.
3 tháng trôi qua, Khoa khoe đi làm lương cũng khá ổn, sắp trả được hết nợ số tiền phí sang đây rồi. Lại 3 tháng tiếp theo, Khoa gọi cho vợ ít hơn, anh bảo tăng ca nhiều để kiếm thêm tiền lo cho tương lai vợ con.
Ảnh minh họa
"Thằng Khoa nó có gửi tiền về đều không em? Đàn ông xa nhà là nguy hiểm phết đấy. Cẩn thận, đàn bà mình là phải nắm đằng chuôi không nó mang hết đi cho gái là xong", Nhung chột dạ với câu hỏi của chị gái. Đúng là đến 1 năm nay cô chưa biết cầm được 1 đồng lương nào của chồng gửi về. Khoa cũng không đề cập gì, chỉ nói tự mình giữ đỡ phải gửi lách cách.
Đã 12 giờ đêm, con bé cứ ọ ọe làm Nhung không ngủ được. Vừa cho nó ti, Nhung vừa đọc email Khoa mới gửi: "Vợ yêu, đợt này làm nhiều nên chồng không có thời gian gọi điện nhắn tin cho vợ, 2 nơi lại lệch múi giờ nữa. Công ty chồng làm người ta trả lương theo năm nên cuối năm chồng gửi về 1 cục cho vợ nhé. Còn giờ tạm thời gửi vợ 1000 nụ hôn. Yêu vợ, nhớ con".
Nhung cười nhạt. Đọc những lời vừa rồi không làm cô vui lên mà khiến lòng Nhung thêm khó chịu. Khoa đâu có biết được cái cảnh cô phải ngửa tay xin mẹ chồng từng đồng, từ bỉm sữa cho con đến chi tiêu ăn uống. Có chút vàng cưới với tiền người ta thăm đẻ Nhung cũng chẳng tiết kiệm được, mẹ chồng khó khăn quá nên cô phải bán vàng đi để chi trả cuộc sống.
Hơn 1 giờ sáng, con gái đã ngủ say, Nhung thẫn thờ ngồi nghĩ vẩn vơ. Cô tranh thủ xuống nhà lấy chút nước không lát con bé lại tỉnh. Đi qua phòng mẹ chồng thì Nhung nghe có tiếng nói chuyện. Bố chồng cô về quê được 2 hôm rồi, giờ này bà còn chuyện trò với ai được?
Vừa định bước đi thì nội dung cuộc nói chuyện của mẹ chồng đã níu chân cô lại: "Mẹ đã bảo rồi, mày không phải lăn tăn suy nghĩ gì cả. Giờ mẹ đẻ ra mày mà mày còn không tin mẹ à. Gọi video có thấy vợ nó béo tốt không, chả công tôi chăm thì công ai. Cái Nhung nó đang nuôi con thơ nhiều cái bất tiện, cứ gửi tiền về mẹ giữ là yên tâm nhất...".
Giờ thì Nhung hiểu tất cả rồi, thật không ngờ hai người họ lại đối xử với cô như vậy. Đã thế Nhung sẽ không cam chịu mãi đâu.
Ảnh minh họa
Tối hôm sau, Nhung soạn 1 email với nội dung thế này rồi gửi Khoa: "Cám ơn chồng yêu. 1000 nụ hôn của anh gửi đêm qua em đã tiêu tốn hết rồi. 300 cho anh thu tiền điện, 200 cho anh tiền nước, 200 anh tiền mạng. Còn lại là mấy anh bán sữa, bỉm rồi thức ăn, sinh hoạt nữa chồng ạ. Khổ, người ta toàn là đàn ông nên 1000 nụ hôn anh gửi chẳng đủ cho em chi phí. À mà còn anh hàng xóm cạnh nhà mình chồng cứ chê người ta 'giỏi mà ế vợ cũng vứt' ấy. Hóa ra anh ấy là bác sĩ chỗ phòng tiêm chủng chiều nay em cho con mình đi tiêm. Anh ấy cho em đi nhờ xe về, lại còn làm hẳn sổ khám riêng cho con bé nhà mình. Anh hàng xóm giúp mẹ con em nhiều quá mà 1000 nụ hôn anh gửi em dùng hết rồi, thôi thì em ứng tạm ra cuối năm anh về trả sau nhé".
Ở 1 đất nước xa xôi, Khoa đọc xong mà lòng lo đứng lo ngồi. Cãi lão hàng xóm kia mấy lần khen Nhung xinh với nấu ăn ngon nữa. Dù khen vô tư nhưng "lửa gần rơm lâu ngày cũng bén". Sau 1 hồi suy nghĩ Khoa gọi ngay cho Nhung dặn vợ: "Từ tháng sau anh gửi tiền về cho vợ chi tiêu nhé. Vợ đừng nhờ vả cái thằng cha kia nữa. Anh toàn thấy nó nhìn trộm em thôi. Cho con đi đâu thì đi taxi, không phải đi nhờ. Mua sắm cái gì cứ bảo anh, hết tiền anh lại gửi".
Nhung mỉm cười đắc ý. Phải lấy độc trị độc mới được cơ. Đã thế Nhung ra ngân hàng làm hẳn 1 quyển sổ tiết kiệm rồi chụp lại cho Khoa nhìn. Cho chừa cái tội lấy vợ rồi còn không tin vợ, chỉ nghe mẹ mình.
Theo Afamily
Bị mẹ vợ bắt được quả tang ngoại tình, chồng liền bình thản không giải thích dắt vợ đến 1 nơi bất ngờ Trên đường ra siêu thị, đến chỗ đèn đỏ, mẹ con Hoa dừng xe chờ thì bất chợt bà Thoa giật nảy con gái hoảng hốt... Bà Thoa đứng từ ngoài cửa nhìn con gái hì hục lau nhà mà không khỏi xót xa. Bà đẩy cửa vào rồi nói lớn: "Bây giờ thì mày trắng mắt ra chưa con? Lấy ai không...