Tâm sự của góa phụ mất chồng trong thảm kịch 11/9
Năm 1980, Denise Matuza gặp chồng lần đầu tiên ở Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC), nơi mà hơn 20 năm sau, cô không thể nào tưởng tượng được người bạn đời của mình lại qua đời tại chính đây trong vụ khủng bố 11/9/2001.Năm 1980, Denise Matuza gặp chồng lần đầu tiên ở Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC), nơi mà hơn 20 năm sau, cô không thể nào tưởng tượng được người bạn đời của mình lại qua đời tại chính đây trong vụ khủng bố 11/9/2001.
13 năm sau thảm kịch kinh hoàng mang tên 11/9, sự kiện đen tối nhất trong lịch sử nước Mỹ, nỗi đau trong lòng Denise Matuza, góa phụ 47 tuổi có chồng thiệt mạng trong vụ khủng bố do tổ chức al-Qaeda thực hiện, vẫn chưa thể nào nguôi ngoai. Những gì ám ảnh về cuộc nói chuyện trong điện thoại cuối cùng giữa Denise và chồng vẫn in hằn sâu trong tâm trí của cô, dù nó đã đi qua được hơn một thập kỷ.
Denise và con trai Nico.
Khi chiếc máy bay của hãng hàng không American Airlines, do al-Qaeda đánh cắp, đâm vào mé bắc của toà Tháp Bắc WTC, hãng Carr Futures với khoảng 100 nhân viên, trong đó có chồng của Denise – nhà phân tích viễn thông Walter Matuza, vẫn còn đang tham gia cuộc họp 2 năm một lần ở tầng 92. Denise nói ngay tại thời điểm đó, Walter đã gọi về cho cô trong khi đang tìm cách thoát khỏi tòa nhà. Tuy nhiên sau đó, đáp lại cô chỉ còn là sự im lặng và Denise đã trở nên điêu đứng khi chồng mình đã ra đi mãi mãi.
“Những kí ức tràn ngập trong tôi. Cuộc điện thoại cuối cùng, tiếng còi báo động… và cả cuộc sống của chúng tôi trước ngày hôm đó”, góa phụ 47 tuổi chua xót.
13 năm kể từ ngày Walter bỏ lại vợ cùng 3 đứa con nhỏ và ra đi dù mới chỉ 39 tuổi, mùa thu năm nào Denise cũng lặng lẽ đến Ground Zero, nơi 2 tòa tháp 110 tầng bị đánh sập, để tham dự lễ tưởng niệm chồng mình. Trong mắt Denise, dường như mọi thứ đã diễn ra như một định mệnh khi vào năm 1988, cô và người đồng nghiệp Walter Matuza tại công ty chứng khoán Dean Witter đã gặp gỡ và yêu nhau ngay tại nơi này.
Walter và con trai cùng tên với anh trong bức ảnh chụp năm 1996.
“Thực sự đến đây, tôi cảm thấy rất nặng nề và buồn bã. Tôi ngồi và nhớ lại những giờ ăn trưa cùng Walter… Chúng tôi còn ra ngoài, ngồi dưới ánh mặt trời và thưởng thức âm nhạc. Rất thoải mái. Đó là những thời gian khởi đầu mối quan hệ lãng mạn của chúng tôi”.
Denise cũng chia sẻ, ngay từ giây phút đầu nhìn thấy nhau trong một căn phòng hồ sơ của văn phòng WTC, cô và Walter đã nhận ra định mệnh đã đưa họ đến với nhau: “Anh ấy nói với giám sát viên của tôi rằng tôi sẽ vợ tương lại của anh ấy. Sau đó, anh ấy mời tôi ăn trưa và tiếp theo là ăn tối, Từ đó, chúng tôi cứ như không thể tách rời”.
Video đang HOT
Và ngày 11/9/2001 cũng tới. Khi chiếc máy bay đâm thằng vào tòa Tháp Bắc, Walter gọi về cho vợ và nói rằng anh đang chạy trên cầu thang để tìm cách thoát khỏi WTC trong khi nền nhà đang “nổ tung”. Khi cú điện thoại tắt phụt, Denise gọi lại và gửi tin nhắn cho chồng với hy vọng Walter còn sống nhưng không ai đáp lại cô, chỉ còn đó một sự im lặng đến gai người mà 13 năm sau Denise vẫn không thể quên được.
“Ngày hôm sau, tôi đến Manhattan cùng mọi người trong gia đình… Đó là một cơn ác mộng”, Denise nhớ lại.
Tấm ảnh của Walter trong danh sách những nạn nhân thiệt mạng ngày 11/9/2001.
Một năm sau, khi nỗi đau mất chồng vẫn còn đó, Denise lại đón nhận tin dữ khi con trai cả của mình, cũng có tên là Walter bắt đầu mất dần thị lực. “Thằng bé mắc bệnh thần kinh thị giác Leber. Các bác sĩ nói rằng bệnh gây ra khi thằng bé rơi vào căng thẳng vì mất cha”.
Denise buộc phải bước tiếp mà không có chồng. Trong lễ cầu nguyện đầu tiên cho Walter một năm sau vụ khủng bố, cô đã bắt đầu tìm được sự an ủi từ những người cũng bị mất người thân trong thảm kịch kinh hoàng ngày 11/9. Và giờ đây, khi con trai Walter đã mù hoàn toàn, Denise vẫn tiếp tục sống và vượt qua những khó khăn, những cản trở dù nỗi ám ảnh năm 2001 vẫn chưa bao giờ vơi cạn.
Theo_Thể thao văn hóa
Thảm kịch hàng loạt máy bay rơi có nằm trong tiên đoán của Vanga?
Những thảm họa hàng không liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây khiến nhiều người quay lại lục tìm những lời tiên đoán "sấm sét" của nhà tiên tri mù Vanga.
Nhà tiên tri mù Vanga
Kết quả là: Sự cố hàng loạt máy bay rơi không nằm trong tiên đoán của bà Vanga.
Cụ thể, đối với năm 2014, bà Vanga đã tiên tri: "Đa số người dân sẽ bị mụn nhọt, ung thư da và các bệnh khác về da liễu".
Tuy vậy, điều đó không làm thế giới sứt mẻ niềm tin về khả năng nhìn trước tương lai như... "Thánh" của bà Vanga.
Vanga là ai?
Vanga, sinh ngày 31.1.1911, mất ngày 11.8.1996, tên khai sinh là Vangelia Pandeva Dimitrova, sau khi kết hôn đổi tên thành Vangelia Gushcherova, sống phần lớn cuộc đời của mình tại Bulgaria và là một công dân Bulgaria.
Vanga chào đời trong tình trạng thiếu tháng, sức khỏe yếu ớt. Thông thường, theo tục lệ địa phương, những đứa trẻ như vậy sẽ không được đặt tên cho tới khi biết chắc chúng có thể sống sót.
Tuy nhiên, sau khi Vanga cất tiếng khóc chào đời, một bà đỡ đã ra ngoài thành phố và nhờ một người lạ đặt tên. Người lạ đó đã đề xuất cái tên Andromaha nhưng nó đã không được chấp nhận vì mang tính chất "quá Hy Lạp".
Bởi vậy, cái tên đề xuất của người thứ hai là Vangelia đã được chọn lựa.
Tuổi thơ của Vanga gặp không ít sóng gió khi cha nhập ngũ, mẹ mất sớm. Năm 12 tuổi, Vanga bị một cơn bão cuốn trôi rồi bị hất xuống một cánh đồng. Vanga được tìm thấy trong tình trạng thoi thóp, cát lấp đầy hai hốc mắt. Kể từ đó, Vanga không bao giờ được nhìn thấy ánh mặt trời.
Mất đi đôi mắt nhưng bù lại, cùng với thời gian, giác quan thứ sáu của Vanga lại phát triển một cách đặc biệt. Vanga bắt đầu được chú ý từ năm 16 tuổi, nhưng chỉ thực sự nổi tiếng từ sau khi kết hôn với Dimitar Gushterov hồi năm 1942.
20 năm sau, người chồng qua đời, Vanga sống cùng một người chăm sóc. Cuộc sống của bà không cô đơn vì lúc nào cũng có hàng dài những người xếp hàng nhờ cậy bà xem số.
Theo lời kể lại, trong số những người tới nhà Vanga có cả trùm phát xít Đức Adolf Hitler. Khi ra về, Hitler biểu lộ sự bần thần và nặng trĩu trên khuôn mặt. Và như ai cũng đã biết, kết cục của cuộc đời Hitler sau đó là thế nào.
Vanga qua đời ngày 11.8.1996. Tang lễ của bà có rất đông người tham dự, trong đó cũng có không ít những nhân vật chức sắc.
Ngôi nhà ở Petrich của bà trở thành bảo thàng và mở cửa từ ngày 5.5.2008.
Từ tiên đoán tới sự thật
Vanga đã tiên đoán về sự sống, cái chết và số phận của biết bao con người. Tuy nhiên, những tiên đoán mang tầm vóc vĩ mô của bà mới thực sự khiến người ta kinh ngạc.
Tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới đổ sập tại sự kiện 11.9/2001
Năm 1989, Vanga thốt lên: "Đáng sợ! Đáng sợ! Anh em sinh đôi của nước Mỹ sẽ ngã xuống sau khi bị những con chim sắt tấn công".
Ngày 11.9.2001, tòa tháp đôi (anh em sinh đôi) của Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, Mỹ đã đổ sập bởi những máy bay khủng bố (những con chim sắt), làm rúng động toàn cầu.
Trước đó, hồi năm 1980, Vanga khiến nhiều người bật cười vì sự vô lý trong câu nói: "Cuối thế kỷ này, vào tháng 8/1999 hoặc 2000, Kursk sẽ chìm dưới nước, và cả thế giới sẽ than khóc vì nó".
Vào thời điểm phát ngôn, Kursk chỉ là tên của một thành phố, và chẳng ai tin rằng thành phố ấy một ngày nào đó bị nhấn chìm.
Ấy thế nhưng, con tàu nguyên tử đặt theo tên của thành phố sau đó đã gặp tai họa khủng khiếp khiến nó mãi chìm dưới đáy đại dương. Cộng đồng quốc tế trào lệ tiếc thương cho những nạn nhân xấu số.
Nói về năm 2011, bà Vanga nói: "Do những trận mưa phóng xạ nên ở Bắc Bán cầu, cả động vật lẫn thực vật đều sẽ bị tuyệt diệt vào tháng 3 năm 2011".
Tiên đoán đó dường như đã ứng nghiệm khi ngày 11.3.2011, thảm họa kép động đất, sóng thần đã ập tới Nhật Bản, gây rò rỉ phóng xạ nghiêm trọng ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Đây được coi là thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất trong lịch sử đất nước mặt trời mọc.
Theo Dân Việt
Bảo tàng 11/9 dưới lòng đất mở cửa sau 13 năm xây dựng Sau 13 năm xây dựng, bảo tàng 11/9 dưới lòng đất, nơi trưng bày khoảng 10.000 hiện vật gợi nhớ vụ khủng bố kinh hoàng vốn cướp đi sinh mạng của khoảng 3.000 người, sẽ chính thức khai trương vào hôm nay tại Manhattan, New York, Mỹ. Bảo tàng 11/9 được xây dựng dưới lòng đất, tại khu vực từng là nền móng...