Tâm sự của cô bé nghèo sau cuộc gặp với nhà báo Đức
Nhận là người bảo trợ từ 4 năm trước nhưng ông Lothar A. Baltrusch chỉ liên lạc với Huyền qua những lá thư. Huyên không dám tin ông Lothar A. Baltrusch đã vượt 15.000 km bằng xe máy, tới mảnh đât Quảng Trị thăm em…
Cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra trong 3 ngày ngắn ngủi nhưng chừng đó thôi cũng đã mang nhiều ý nghĩa lớn lao đối với một cô bé vùng nông thôn nghèo ở Quảng Trị
Cuộc hành trình kéo dài 55 ngày đêm bằng xe máy được nhà báo Đức đặt tên là “Way to Huyen” (Đường đến với Huyền)
Tình cảm nôi dài qua hàng trăm lá thư
Sau chuyến hành trình vượt 15.000 km của nhà báo Lothar A. Baltrusch đến với cô bé nghèo Phạm Thị Thảo Huyền, học sinh lớp 8 ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, PV Dân trí đã có cuộc trò chuyện với Huyền và được nghe em chia sẻ về những cảm xúc khó tả trong cuộc gặp gỡ với người bảo trợ của mình. Trong suy nghĩ của Huyền, chuyến hành trình đó là một món quà hết sức ý nghĩa, giúp em có nhiêu động lực để vươn lên trong cuộc sống.
Huyền kể lại, cách đây 4 năm, thông qua chương trình “Nhìn ra Thế giới”(World Vision), chú Lothar đã nhận làm người bảo trợ cho em. Kể từ đó, hai chú cháu đã trò chuyện với nhau rất nhiều bằng những lá thư tay. Chú Lothar A. Baltrusch còn gửi cho em rất nhiều món quà ngộ nghĩnh, thú vị. Trong nhiều lá thư, chú Lothar đều mong muốn được qua Việt Nam để thăm em và nhiều bạn trẻ thiệt thòi ở Quảng Trị. Và rồi trong một lá thư gần đây nhất, chú Lothar nói đã lên kế hoạch vượt 15.000 km từ nước Đức xa xôi để đến với đất nước Việt Nam với nhiều hứa hẹn.
Nước mắt cảm động của Huyền khi xem lại những bức thư mà chú Lothar đã gửi cho em
Dù chưa một lần gặp nhau nhưng những lá thư tay mà ông Lothar A. Baltrusch gửi cho Huyền đều chứa đựng một tình cảm đặc biệt. Sự quan tâm của người bảo trợ từ nước Đức xa xôi đã khiến Huyền nhiều lần rơi nước mắt hạnh phúc. Trong môt lá thư, ông Lothar A. Baltrusch từng viêt: “… chú gửi cho cháu một thứ rất đặc biệt, đó là cái kẹp tóc. Chú gửi cho cháu kẹp tóc là bởi nhìn qua ảnh, chú thấy tóc cháu rất dài và đen…”.
Môt trong nhiêu bức thư mà ông Lothar A. Baltrusch đã gửi cho Huyền
“Ngày chú Lothar A. Baltrusch cùng những người bạn có mặt ở Quảng Trị, dù đã được thông báo từ trước nhưng em vân rất bất ngờ và xúc động trước những tình cảm mà chú dành cho em cũng như bao trẻ em nghèo của huyện Triệu Phong. Để thực hiện chuyến hành trình đó, chú Lothar đã trải qua nhiều vất vả, khó nhọc thậm chí là nguy hiểm nữa. Những ngày ở đây, em cùng chú Lothar đã đến thăm những bạn khuyết tật… Cuộc gặp gỡ đã để lại cho em và các bạn nhiều cảm xúc tốt đẹp, khó phai. Em luôn mong một ngày được sang Đức để thăm gia đình chú Lothar”.
Video đang HOT
Ước mơ du học
Nói vê cảm xúc trong cuộc gặp gỡ, Huyền cho biêt cảm thây rât tự hào và may mắn vì đã nhận được một sự quan tâm đặc biệt từ môt nhà báo người Đức. “Chú Lothar rất tốt, trong buổi nói chuyện chú đã kể cho em nghe rất nhiều về công việc, gia đình, quê hương chú đang sinh sống. Em cũng chia sẻ với chú về việc học hành của mình và cả những ước mơ sau này của em. Khi nghe em nói về ước mơ muốn trở thành bác sĩ, chú ấy đã động viên em và hứa sẽ giúp đỡ em trong việc học tập để đạt được ước mơ của mình. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để đáp lại những tình cảm đặc biệt mà chú đã dành cho em”.
Huyền sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo ở huyện Triệu Phong. Gia đình Huyền có 5 anh em, Huyền là con út. Cuộc sống gia đình chủ yếu dựa vào mấy sào ruộng khô cằn. Nhà nghèo nên Huyền không có nổi một chiếc bàn đàng hoàng để học. Lần này về thăm Huyền và các em nhỏ ở miền quê nghèo Triệu Phong, ông Lothar đã mang theo một món quà đặc biệt. Đó là số tiền 16.000 euro mà trước chuyến đi ông đã vận động được để giúp Huyền và nhiều trẻ em nghèo Quảng Trị. Trong số đó, Lothar đã trích một phân để xây một phòng học mới và mua sắm dụng cụ học tập cho Huyền có nơi học tập tốt hơn.
Trong căn phòng học và nhiều đồ dùng học tập mới mà chú Lothar dành tặng
Dù sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng từ nhỏ Huyền đã luôn biết vươn lên trong cuộc sống cũng như chăm chỉ trong học tập. Và cũng chính nhờ sự vươn lên vượt khó ấy mà trong suốt 8 năm qua, Huyền luôn là học sinh giỏi của lớp, của trường. Năm học vừa qua, Huyền đã xuất sắc đạt giải nhất huyện môn Sinh học. Khi được hỏi về ước mơ, cô bé nghèo học giỏi thỏ thẻ: “Ước mơ sau này của em là được trở thành bác sĩ. Em sẽ cố gắng chăm chỉ học tập, học thật giỏi để không phụ lòng ba mẹ vất vả nuôi nấng ăn học và sự quan tâm gia đình chú Lothar. Em rất muốn sau này được đi du học ở Đức để trở thành một bác sĩ giỏi để chữa bệnh cho những bệnh nhân nghèo không có điều kiện đi viện chữa trị”.
Chia sẻ về cuộc sống, Huyền lây tâm gương của nhà báo Đức giàu lòng nhân ái, đê tâm niêm một điều rằng: “Hãy luôn quan tâm đến mọi người xung quanh mình”.
Theo Dantri
Hành trình đầy cảm xúc của nhà báo Đức đi xe máy sang Việt Nam
Đi xe máy từ Đức sang Việt Nam để thăm một bé gái nghèo Quảng Trị, nhà báo Đức- Lothar A. Baltrusch chia sẻ, chuyến hành trình gần 2 tháng ấy đầy ắp những kỷ niệm thú vị và ông đã thực sự xúc động khi gặp bé Phạm Thị Thảo Huyền...
"Đường đến với Huyền"- một hành trình huyền diệu
Thông qua tổ chức Tầm nhìn Thế giới (World Vision), nhà báo Đức Lothar A. Baltrusch đã nhận là người bảo trợ cho bé Phạm Thị Thảo Huyền (sống cùng gia đình tại Triệu Phong, Quảng Trị) từ 4 năm trước.
Ngày 17/5/2013, ông Baltrusch đã quyết tâm thực hiện chuyến hành trình đặc biệt của mình để đến thăm bé Phạm Thị Thảo Huyền, ông và hai người bạn đồng hành đã đi xe máy từ Đức đến Quảng Trị với hành trình dài 15.000 km. Sau 54 ngày đêm rong ruổi qua khắp các nước Ba Lan, Latvia, Nga, Mông Cổ, Trung Quốc, Lào... Baltrusch và hai người bạn đã đến được Quảng Trị ngày 9/7. Cuộc hành trình gần 2 tháng ấy được Baltrusch đặt tên là "Way to Huyen" (Đường đến với Huyền).
Chia sẻ về hành trình đặc biệt của mình, nhà báo Đức tâm sự: "Năm nay tôi 51 tuổi, khi 18 tuổi tôi bị ung thư. Sau quá trình điều trị, tôi đã không thể có con. Tôi luôn muốn có một đứa con. 4 năm trước, tôi liên hệ với tổ chức Tầm nhìn Thế giới, họ nói, tôi có thể nhận con gái nuôi ở Việt Nam, và có thể trở thành người bảo trợ cho cô bé. Tôi đã nghĩ đến hành trình đến thăm Huyền ngay sau khi trở thành người bảo trợ cho Huyền".
Cuộc gặp gỡ giữa nhà báo Đức và em bé nghèo Việt Nam- Phạm Thị Thảo Huyền ngày 9/7/2013.
Quyết định đi từ Đức sang Việt Nam bằng xe máy là quyết tâm lớn của nhà báo Đức 51 tuổi. Ông cho biết, nếu đi bằng máy bay, chuyến đi sẽ trở nên quá đỗi bình thường. Ông muốn có chuyến đi đặc biệt để nhớ mãi trong đời, và còn muốn, chuyến đi được cộng đồng, dư luận quan tâm để từ đó có thể kêu gọi quyên góp, ủng hộ cho bé Huyền nói riêng và những em bé nghèo khác đang sống trên suốt dọc đường từ Đức đến Việt Nam. Từ những em bé Mông Cổ, những em bé Lào đến những em bé Quảng Trị, đều có thể được nhận quà từ nhà báo Baltrusch.
Bé Phạm Thị Thảo Huyền là động lực mạnh mẽ nhất để nhà báo Đức lên kế hoạch cụ thể cho hành trình của mình. Ông đặc biệt ấn tượng với tên Huyền. "Một vài người Việt sống ở Đức đã từng nói với tôi, Huyền có nghĩa là "huyền diệu". Đó là "sự tuyệt vời". Có vẻ tên của cháu gái đó thật sự huyền diệu. Nếu tôi dịch sang tiếng Đức, Huyền cũng có nghĩa là tuyệt vời. Và tôi gặp Huyền, cháu thật sự là một sự huyền diệu.
Cuộc hành trình kéo dài 55 ngày đêm bằng xe máy ấy được nhà báo Đức đặt tên là "Way to Huyen" (Đường đến với Huyền)
Hành trình đến với Huyền đã trở thành một hành trình huyền diệu trong cuộc đời Baltrusch.
"Tôi đã nhìn thấy ở Việt Nam những vẻ đẹp chưa từng thấy"
"Tôi có thể kể với bạn nhiều khoảnh khắc. Tôi có thể kể với bạn một tuần hay một tháng về hành trình ấy. Chúng tôi đã gặp rất nhiều người, ở nhiều đất nước và trải qua nhiều nền nhiệt độ khác nhau"- Baltrusch kể lại.
"Chúng tôi phóng xe máy tới Nga, nhiệt độ ở vùng núi đó là dưới 0 độ C và có tuyết. Rồi từ thủ đô Matxcova tới địa điểm cuối cùng của nước Nga khoảng 6.000 km. Đường ở Bakhasi chỉ là đường thẳng, không có núi, không có băng, không phải rẽ trái hay phải. Nhiệt độ thì dao động từ 0 độ, đến 10, 12, 15 rồi 17 độ. 17 độ là nhiệt độ lý tưởng cho người lái xe máy.
Sau đó, chúng tôi tới Trung Quốc. Trung Quốc là một đất nước đẹp nhưng có nhiều người quá. Chúng tôi không thể lái xe một cách thoải mái được. Trung Quốc hơi nóng một chút. Sau đó, chúng tôi tới Lào. Lào là mảnh đất của sự tự do nhưng không giống Mỹ. Và rồi chúng tôi tới Việt Nam. Tôi chưa từng trải nghiệm nhiệt độ cao thế này, 32, 33, 34, 35 và rồi 36 độ. Quá nóng cho một người từ Châu Âu. Tôi chưa thấy người nào ở Việt Nam đổ mồ hôi nhưng tôi vã mồ hôi cả ngày. Cái áo phông này suốt ngày đầm đìa mồ hôi và ướt sũng. Mặc dù vậy, cảm giác của tôi về chuyến đi là rất tốt. Tôi đã nhìn thấy nhiều thứ mà tôi sẽ không bao giờ quên trong cả cuộc đời".
Hành trình của nhà báo Đức bằng xe máy
Cảm nhận của Baltrusch khi xe máy của ông vào đến địa phận của Việt Nam, đó là những cảm xúc đặc biệt, khó diễn đạt trọn vẹn. "Sau Lào, chúng tôi tới thành phố Điện Biên Phủ. Từ thành phố Điện Biên Phủ, chúng tôi đi tiếp và tôi nhìn thấy những cảnh đẹp mà tôi chưa từng biết đến, không hề có trên Internet, trên sách vở, không hề có ở bất cứ tài liệu nào. Cảm giác lái xe máy trong phong cảnh đó là không thể tin được. Tôi nhìn thấy núi non, ruộng lúa và con người. Mọi người ở Việt Nam đều cười tươi và luôn nói xin chào. Tôi biết con người Việt Nam là những người luôn nói xin chào và là những người vui vẻ. Đó thực sự cả cảm giác tuyệt vời khi lái xe".
"Tôi sẽ kể mãi về hành trình này"
Cuộc gặp gỡ với bé Phạm Thị Thảo Huyền sẽ mãi là một kỷ niệm huyền diệu với Baltrusch. Bé Huyền 13 tuổi sống ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị lần đầu tiên gặp người bảo trợ của mình. Cô bé chia sẻ với nhà báo Đức ước mơ muốn trở thành bác sỹ của mình.
"Tôi nghĩ 2 năm trước đó, Huyền muốn trở thành một người thiết kế thời trang. Tôi đã xem tranh em ấy vẽ. Huyền vẽ rất đẹp. Nhưng 2 ngày trước, khi tôi đến thăm dự án, Huyền đã nói rằng: "Thiết kế cũng được, nhưng cháu muốn trở thành một bác sĩ". Huyền mới 13 tuổi. Một đứa trẻ 13 tuổi trong một gia đình thuần nông đã nói rằng muốn trở thành bác sĩ. Và tôi biết Huyền đang cố gắng học tốt nhất cho những điều mà cháu mong muốn. Và tôi hy vọng đó là con đường đúng đắn cho cháu"- Baltrusch kể lại ước mơ của Huyền.
"Cuộc gặp gỡ huyền diệu"
Nhà báo Đức hoàn thành chuyến đi "Way to Huyen" của mình với những kỷ niệm, những ký ức không thể có lại lần thứ 2 trong đời. Ông cho biết, khi quay trở về Đức, ông sẽ mua tặng Huyền một chiếc máy vi tính để cô bé có thể truy cập internet và học hỏi được nhiều kiến thức cho tương lai. Nhà báo Đức thực sự mong, Huyền có thể trở thành một bác sỹ.
"Tôi có thể giúp đỡ được Huyền, và cháu sẽ có cơ hội được trở thành bác sĩ. Có lẽ là 10 năm sau, khi cháu trưởng thành, cháu có thể giúp đỡ được nhiều người khác ở Việt Nam. Đó là một cảm giác thật tuyệt".
Trả lời về cuộc sống sau khi trở về Đức, Baltrusch mượn một câu danh ngôn của người Đức: "Hãy tĩnh lặng sau khi trèo từ ngọn cây xuống". Baltrusch khẳng định, chuyến đi này sẽ còn lưu lại mãi trong tâm trí và trái tim ông. Baltrusch sẽ kể cho gia đình, bạn bè ông nghe về cuộc hành trình, sẽ cho họ xem những bức ảnh, và cả những đoạn video ngắn ông đã quay.
"Tôi sẽ kể hết cho họ nghe về chuyến đi mang tên "Đường đến với Huyền" của mình"- Đó cũng là câu giã từ của nhà báo Đức 51 tuổi đã đến Việt Nam bằng xe máy để thăm một bé gái nghèo Quảng Trị.
Theo Dantri
Cô gái từ chối học tiến sĩ trời Tây bởi tình yêu với... mắm Cái tên "Hằng mắm ruốc" đã khá quen thuộc trên Facebook kể từ khi một số bài báo viết về chị. Thế nhưng, có bỏ ra một ngày theo chân của chị mới thấy hết được tình yêu, lý tưởng và cả trái tim đầy nhiệt huyết của cô gái Quảng Trị này. Đào Thị Hằng là chị cả trong một gia đình...