Tâm sự của 9X xinh đẹp công khai giới tính thật
Vẻ ngoài điệu đà, nữ tính nhưng Nguyễn Ngọc Tú lại rất nam tính. Bốn năm sau khi phát hiện tình cảm khác lạ với người cùng phái, nữ sinh này mới công khai giới tính thật của mình và nhận được nhiều lời ủng hộ, động viên.
Clip ‘Ai cũng có quyền yêu và được yêu’ giúp Tú nhẹ lòng. Ảnh: NVCC.
Sau khi công khai clip “Ai cũng có quyền yêu và được yêu”, Tú bất ngờ khi nhận được nhiều cuộc điện thoại, tin nhắn hỏi han, động viên từ bạn bè, người thân, đồng nghiệp và cả những người chưa quen. Về phía gia đình, nữ sinh này không ngờ mọi chuyện lại “suôn sẻ” đến vậy. Tú tâm sự, cô cảm thấy hạnh phúc và nhẹ nhõm khi giải đáp được thắc mắc của những người xung quanh về mình. Quan trọng hơn, cô được sống là chính mình bởi trước đây chỉ một vài người biết giới tính thật của cô, đa số bạn bè đều “ngờ ngợ”.
Khi “Ai cũng có quyền yêu và được yêu” lan truyền trên mạng, bạn gái Tú cũng cảm thấy sốc. Trước đó, trong ngày lễ tình nhân 14/2, Tú cũng đã làm clip tặng người thương. Hai người mới yêu nhau và cũng giống bao chàng trai khác, Tú quay clip, tự làm bánh và mua bóng bay cho một nửa của mình. Cả hai đã có một ngày 8/3 ấm áp và đầy kỷ niệm.
Mái tóc thẳng, dài, nhuộm vàng buông xõa, khuôn mặt trang điểm nhẹ nhàng, Tú bước vào quán với phong thái tự tin, dứt khoát. Vẻ ngoài xinh đẹp, dáng chuẩn của Tú khiến nhiều vị khách chú ý. Ngoài việc học, Tú đang làm quản lý sự kiện cho một hệ thống siêu thị điện máy lớn ở Hà Nội. Đi làm thêm sớm giúp cô trưởng thành và già dặn so với các bạn cùng trang lứa.
“Em không đồng tính mà là chuyển giới”. Tú mở đầu câu chuyện bằng dòng đính chính về thân phận thật của mình. Theo Tú, mỗi người sinh ra đều có giới tính sinh học và bản dạng giới.
“Giới tính sinh học là giới tính mà mỗi người được sinh với hình hài và các bộ phận đặc trưng của nam và nữ. Bản dạng giới là giới tính trong ý thức người đó nghĩ mình là nam hay nữ. Bản thân em có giới tính sinh học là nữ nhưng trong suy nghĩ, em luôn tự xác định là nam. Vì thế, em là chuyển giới, không phải đồng tính”, Tú giải thích.
Người chuyển giới là người có giới tính sinh học và bản dạng giới đối lập nhau, có thể có hoặc không có mong muốn phẫu thuật chuyển giới. Trong cuộc sống hàng ngày, mọi hành động, cử chỉ của Tú đều chứng tỏ cô rất “đàn ông”.
Tú xem triển lãm về người đồng tính – The Pink Choice. Ảnh: NVCC.
Video đang HOT
Sinh năm 1991 tại Hà Nội trong một gia đình có ba anh em, Tú bắt đầu cảm thấy những tình cảm khác lạ với con gái từ năm 18 tuổi, dù trước đó cô từng có vài mối tình với các bạn nam.
Mối tình với người con gái đầu tiên của Tú kéo dài suốt ba năm. Cả hai dự định học thật giỏi để đi du học và có cuộc sống ở nước ngoài, nơi hôn nhân đồng giới được chấp nhận. Nhớ lại những ngày ấy, Tú say sưa kể về người con gái cô từng yêu và cả nỗ lực học tốt để đỗ vào khoa Quốc tế, ĐH Quốc gia Hà Nội. Kết thúc mối tình đầu, hiện nay cô gắn bó với người con gái khác.
Mặc dù có vẻ ngoài cuốn hút nhưng Tú luôn hướng tới sự mạnh mẽ, quyết đoán của nam nhi. Lý giải cho việc cô nhận mình là nam nhưng vẻ ngoài vẫn chăm chút điệu đà, nữ tính, Tú bảo vì cô thích cái đẹp và tính “nghệ sĩ”. Thay vì phong cách tomboy hay bụi bặm đàn ông, Tú thích sắm sửa váy vóc, trang điểm, làm tóc và mua giày cao gót.
“Cơ thể là nữ nên em thấy mình đẹp nhất khi mặc đồ nữ, để tóc dài, kẻ mắt, trang điểm. Mặc như vậy sẽ phù hợp với ngoại hình của em hơn. Nhiều khi em làm đẹp không có nghĩa nữ tính mà đơn giản là chăm sóc cho bề ngoài của mình. Em không thích phong cách nửa nam nửa nữ; có ngực, mông mà mặc như con trai thì không hợp chút nào. Nếu đã chuyển giới là nam hẳn thì lúc ấy mới mặc đồ đàn ông và để râu”, Tú nói.
Theo Tú, các bạn thích mình cũng vì cô đẹp và ăn mặc phù hợp với ngoại hình. Cô cũng có kế hoạch chuyển giới để lập gia đình. Vẫn yêu hình dạng hiện tại nhưng cô cho rằng việc chuyển giới sẽ là cách giúp cô đẹp theo kiểu khác.
Vẻ ngoài nữ tính nhưng Tú cho biết mình luôn mạnh mẽ. Ảnh: NVCC.
Nói về Nguyễn Ngọc Tú, bạn bè trong lớp đều ấn tượng với cô sinh viên học khá, năng động, ga lăng, mạnh mẽ, luôn lo lắng, suy nghĩ cho người khác”. Lớp trưởng Diệu Linh cho hay, ở lớp, Tú vui vẻ và được mọi người yêu quý. Khi xem clip “Ai cũng có quyền yêu và được yêu” của Tú, hầu hết các bạn trong lớp đều bất ngờ.
“Ai cũng chúc mừng, ủng hộ và phản hồi tích cực về clip của Tú. Gặp Tú, các bạn trong lớp vui vẻ nói đã xem clip rồi. Trước đó, không ai biết bí mật này và thỉnh thoảng hay nói đùa Tú ‘như đàn ông’”, Linh nói.
Còn cô bạn cùng lớp này không quá bất ngờ bởi Tú đã tâm sự điều này cách đây gần 2 năm. “Công khai sẽ tốt hơn cho Tú. Bạn ấy đã giữ bí mật đó khá lâu rồi vì sợ mọi người có cái nhìn khác về mình. Lúc đầu khi nghe Tú nói chuyện, em cũng sững người nhưng sau nghĩ lại thì thấy bình thường”, Linh chia sẻ.
Theo VNE
Người chuyển giới sẽ được cấp giấy xác định lại giới tính
Lần đầu tiên tại Việt Nam sẽ có 4 bệnh viện đủ điều kiện cấp giấy xác định lại giới tính cho người chuyển giới.
Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết: Sẽ có 4 BV ở Việt Nam đủ điều kiện cấp giấy xác định lại giới tính (Ảnh Mai Hương)
Quyết định chuyển giới đầu tiên của Việt Nam cho cô giáo Phạm Lê Quỳnh Trâm bị Sở Tư pháp tỉnh Bình Phước thu hồi đã gây xôn xao dư luận. Để hiểu hơn về vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế.
UBND tỉnh Bình Phước cho rằng các quyết định của UBND huyện Chơn Thành công nhận cho anh Phạm Văn Hiệp là công dân đầu tiên của Việt Nam chuyển giới từ anh thành chị Phạm Lê Quỳnh Trâm là trái luật nên đã thu hồi. Ông đánh giá như thế nào về việc thu hồi này?
Theo quy định của Nghị định 88 và Thông tư 29 về xác định lại giới tính thì chỉ những đơn vị có đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và đặc biệt là nhân lực (bác sĩ chuyên môn có kinh nghiệm về lĩnh vực xác định lại giới tính) được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cho phép thì mới đủ thẩm quyền xác định lại giới tính.
Người muốn thay đổi giới tính từ nam sang nữ hoặc ngược lại phải đi khám và điều trị tại các cơ sở được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cho phép trên. Sau đó sẽ được các cơ sở này cấp giấy chứng nhận xác định lại giới tính. Khi có giấy xác định lại giới tính này rồi UBND cấp huyện mới đủ điều kiện để điều chỉnh lại giới tính cho người đó.
Trường hợp "anh" Phạm Văn Hiệp ở Bình Phước đến nay Vụ Pháp chế - Bộ Y tế không có hồ sơ cụ thể. Tuy nhiên, qua phản ánh của các thông tin đại chúng thì cơ sở khám chữa bệnh xác định lại giới tính cho trường hợp này chưa được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp phép nên việc thu hồi quyết định chuyển giới là phù hợp với quy định của pháp luật.
Xin ông cho biết cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta nào được phép xác định lại giới tính?
Hiện nay tại Việt Nam chưa có cơ sở khám chữa bệnh nào đề nghị Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp giấy chứng nhận đủ thầm quyền xác định lại giới tính.
Nghị định 88 ra đời từ năm 2008 và Thông tư 29 ra đời từ năm 2010. Vậy tại sao đến giờ vẫn chưa có cơ sở nào đủ điều kiện xác định lại giới tính?
Việc đề nghị được thực hiện dịch vụ xác định lại giới tính là do chưa có cơ sở khám chữa bệnh nào đề nghị nên Bộ hoặc Sở chưa thể cấp giấy đủ điều kiện xác định lại giới tính.
Tuy nhiên, theo sự phát triển của xã hội Bộ Y tế xác định đây là nhu cầu chính đáng của người có nguyện vọng xác định lại giới tính. Do đó, Vụ Pháp chế và Vụ Sức khỏe bà mẹ, trẻ em đã thảo luận và thống nhất trình lên lãnh đạo Bộ Y tế chỉ định một số bệnh viện đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực ... để thực hiện việc xác định lại giới tính. Phía Bắc có BV Hữu nghị Việt Đức, BV Nhi trung ương. Phía Nam có BV Nhi đồng 2. Dự kiến trong 3-4 tháng tới, các BV sẽ chuẩn bị xong để sớm cung cấp dịch vụ này cho người dân.
Những trường hợp nào sẽ đủ điều kiện để các BV trên xác định giới tính thưa ông?
Theo quy định của Nghị định 88, những người khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc chưa thể phân biệt được là nam hay nữ xét về cả bộ phận sinh dục và nhiễm sắc thể sẽ được xác định lại giới tính. Người muốn thay đổi lại giới tính phải đi khám và điều trị tại một trong những cơ sở mà Bộ Y tế chỉ định trên, sau khi đã có can thiệp y tế các BV này sẽ cấp giấy chứng nhận lại giới tính và đây là căn cứ để đăng ký hộ tịch.
Với người đã hoàn thiện về giới tính thì nghiêm cấm việc chuyển giới.
Với người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc chưa thể phân biệt được là nam hay nữ đã đi chuyển giới ở nước ngoài thì họ có được cấp giấy xác định lại giới tính không thưa ông?
Những trường hợp điều trị tại nước ngoài phải qua các BV đủ thẩm quyền trên để kiểm tra lại. Sau khi kiểm tra nếu việc xác định lại giới tính ở nước ngoài là hợp pháp, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẽ cấp giấy chứng nhận y tế sau khi đã xác định lại giới tính.
Thưa ông, trường hợp của "cô giáo" Phạm Lê Quỳnh Trâm ở Bình Phước sẽ giải quyết như thế nào?
Trường hợp này "cô giáo" Trâm có thể liên hệ Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em - Bộ Y tế, từ đó chúng tôi sẽ chỉ định một BV phía Nam để khám và xác định lại giới tính. Nếu đủ điều kiện BV đó sẽ cấp giấy chứng nhận y tế sau khi đã xác định lại giới tính. Và "cô giáo" Trâm sẽ đến UBND huyện nơi cư trú để điều chỉnh hộ tịch theo quy định và nguyện vọng của mình.
Xin cảm ơn ông!
Theo xahoi
Đi tìm "chính mình" - Kỳ 3: Luật không theo kịp TS Trần Thất, Vụ trưởng Vụ Hành chính Tư pháp, Bộ Tư pháp - Ảnh Thái Sơn Các cơ quan như Bộ Tư pháp, Bộ Y tế hiện nay đều lâm vào tình trạng lúng túng khi giải quyết những trường hợp như Cindy Thái Tài, "anh" Phạm Văn Hiệp hay anh Q. (Thừa Thiên-Huế)... Câu trả lời từ các cơ quan này...