Tâm sự chuyện nghề của nữ quản giáo tuổi đôi mươi
Công việc của người quản giáo đòi hỏi sự khéo léo nhưng phải rất quyết liệt. Những gì mà chúng tôi thấy ở nữ quản giáo Nguyễn Thị Bích Phương, Giáp Thị Thanh Hiếu, Trại tạm giam, Công an tỉnh Bắc Giang là lòng yêu nghề, sự tận tụy đầy nữ tính.
Bằng sự nỗ lực của mình, họ cùng cán bộ chiến sỹ Trại tạm giam Bắc Giang làm tốt công tác giam giữ, cải tạo can, phạm nhân.
1. Tốt nghiệp Trường Trung cấp Quản lý trại giam năm 2010, Thiếu úy Nguyễn Thị Bích Phương được phân công về Trại tạm giam, Công an tỉnh Bắc Giang. Được giao công việc đúng với chuyên môn đào tạo nên nữ chiến sỹ trẻ đầy hứng khởi. Đây là cơ hội để cô áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn và cũng là dịp để cập nhật thêm kinh nghiệm qua công việc thường nhật.
Những ngày đầu, nữ chiến sỹ trẻ không tránh khỏi bỡ ngỡ. Bởi, cô mới 20 tuổi, lại làm công việc quản lý, giáo dục những đối tượng phạm pháp, trong đó có những người đầy “thành tích” bất hảo. Làm thế nào để hiểu về họ, để họ tin tưởng mình và từ đó làm tốt vai trò của người chiến sỹ trại giam là việc không dễ.
Qua câu chuyện của Bích Phương, chúng tôi thấy cô có sự quan tâm đặc biệt đến những phạm nhân cá biệt. Đó là những người có hoàn cảnh gia đình khó khăn, là người vào trại, ra trại như cơm bữa… Nữ phạm nhân Đoàn Thị Hoà, năm nay đã bước sang tuổi 71 là một trong những người như vậy. Phạm nhân Hoà có một gia đình đầy bất ổn với 3/5 người con phải đi trại cai nghiện và trại cải tạo. Bản thân phạm nhân này mới bị Toà án tuyên phạt 5 năm về hành vi buôn bán tàng trữ trái phép chất ma tuý. Ma tuý đã huỷ hoại sự yên ấm của gia đình bà Hoà, cướp đi tương lai lẽ ra rất bình yên của những người con. Thế nhưng khi đã bước vào tuổi thất thập lại vẫn “bị” ma tuý kéo vào tù.
Là một cán bộ trẻ, hằng ngày quản lý gần 100 can, phạm nhân, Thiếu uý Phương không chỉ nhẫn nại tìm hiểu hoàn cảnh từng người, để ý những biến động về tâm lý mà còn phải lưu tâm đến sức khoẻ của họ, nhất là người lớn tuổi. “Phạm nhân Hoà cải tạo tốt, nhưng là người già nên lúc nào em cũng phải chú ý đến sức khoẻ”, Phương cho biết. Điều đặc biệt hơn nữa là Phương còn được giao phụ trách 5 tử tù.
Video đang HOT
Nhắc đến tử tù hẳn bạn đọc cũng phần nào hình dung những đòi hỏi rất cao về người quản giáo. Là phụ nữ, nên Phương cũng phần nào hiểu được tâm lý của các nữ tử tù mà mình đang quản lý. Họ cũng là mẹ, là chị, cũng có những yếu mềm nên rất nhạy cảm. Khi sự sống của bản thân phải đếm từng ngày, lại trong điều kiện giam giữ đặc biệt nên dễ có những suy nghĩ và hành động tiêu cực. Bởi thế, những lời động viên, thăm hỏi, khích lệ kịp thời của cán bộ trại giam rất quan trọng. Có khi, chỉ một lời động viên, một sự quan tâm rất phụ nữ thôi sẽ giúp họ bình tâm trở lại.
2. Dáng người nhỏ nhắn, cách nói chuyện nhẹ nhàng, Thượng sỹ Giáp Thị Thanh Hiếu khiến những người tiếp xúc với cô ngay lần đầu cảm thấy thật thân thiện, cởi mở. Là 1 trong 2 nữ quản giáo tại Trại tạm giam, Công an tỉnh Bắc Giang, mặc dù tuổi đời còn khá trẻ nhưng Thượng sỹ Hiếu luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng tận tâm với công việc.
Cô tâm sự: Ngay từ nhỏ, mơ ước của tôi là được khoác lên mình bộ quân phục của người chiến sỹ Công an nhân dân. Bởi lẽ, trong suy nghĩ của cô, người cha – nguyên là cán bộ Trại tạm giam Công an tỉnh Bắc Giang – là tấm gương để cô phấn đấu noi theo. “Biết được công việc của cha, hiểu được những vất vả của người chiến sỹ Công an, bản thân tôi lại càng thấy yêu quý hơn hình ảnh người Công an nhân dân nói chung, người quản giáo nói riêng và không ngừng trau dồi kiến thức, vun đắp cho ước mơ đó trở thành hiện thực”, Hiếu cho biết.
Thiếu úy Nguyễn Thị Bích Phương và Thượng sỹ Giáp Thị Thanh Hiếu.
Sau khi tốt nghiệp Trường Trung cấp Quản lý trại giam, năm 2012, Thượng sỹ Hiếu về nhận công tác tại Đội Quản giáo phân trại, Trại tạm giam, Công an tỉnh Bắc Giang. Công việc hằng ngày của Thượng sỹ Hiếu là quản lý, giáo dục, hướng nghiệp cho phạm nhân. Mặc dù số lượng phạm nhân cô quản lý là 16 người nhưng do đây đều là các phạm nhân trẻ tuổi nên tâm tư, tình cảm có nhiều diễn biến khá phức tạp. “Phần lớn các phạm nhân đều có biểu hiện tiêu cực khi mới thụ án. Lời lẽ, thái độ với quản giáo không đúng mực. Điều này đòi hỏi chúng tôi phải vừa sử dụng kiến thức thu nạp được trong nhà trường lại vừa mềm dẻo để cảm hóa phạm nhân, giúp phạm nhân yên tâm cải tạo”. Thượng sỹ Hiếu cũng chia sẻ, ngoài việc nắm bắt được tâm lý, tính cách của phạm nhân, người quản giáo cũng cần hiểu rõ được hoàn cảnh của phạm nhân.
Nói về phạm nhân Nguyễn Văn T., 21 tuổi, trú tại huyện Yên Dũng, Bắc Giang, Thượng sỹ Hiếu cho biết: T. thụ án 4 năm tù giam về tội cố ý gây thương tích. Tuy nhiên, với suy nghĩ chưa chín chắn của thanh niên, lại là con một được bố mẹ nuông chiều, bỏ học từ lớp 9 nên T. khá ngỗ nghịch. T. thường xuyên vi phạm nội quy của Trại. Mỗi lần tiếp xúc, T. thường tỏ ra bất cần. Tuy nhiên, kiên trì, nhẫn nại cộng với sự nhẹ nhàng, mềm mỏng, Hiếu đã dần dần cảm hóa được T. và giờ T. đã trở thành một phạm nhân chấp hành tốt các quy định của trại.
Càng gắn bó với công việc của người quản giáo, Thượng sỹ Hiếu càng cảm thấy yêu nghề hơn. Đáp lại, nhiều phạm nhân đã tìm đến cô như người thân thiết để tâm sự chuyện gia đình khi buồn cũng như khi vui. Thượng sỹ Hiếu kể, có phạm nhân thụ án vì tội môi giới mại dâm. Khi mới vào trại, người phụ nữ ấy rất buồn vì hoàn cảnh éo le. Vợ chồng chị đã chia nhau. Dù con gái đã 17 tuổi, con trai 15 tuổi nhưng thiếu sự giáo dục, quản lý của bố mẹ, sa ngã là điều khó tránh khỏi. Thời gian chị ở trại chỉ có mẹ già và 2 con thỉnh thoảng lên thăm nuôi. Những ngày đầu, đêm nào chị cũng khóc vì thương con và lo cho con. Mặc dù chưa có gia đình nhưng Thượng sỹ Hiếu phần nào hiểu được nỗi thương, lo lắng cho con của người mẹ, cô thường xuyên ở bên cạnh động viên chị cải tạo tốt để sớm hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước. Và, điều kỳ diệu đã xảy ra khi chồng người phụ nữ ấy đã trở về chăm sóc con cái và hứa hẹn một ngày không xa khi chị mãn hạn tù cả gia đình sẽ đoàn tụ.
Nói về 2 nữ quản giáo trẻ tuổi, Thiếu tá Vũ Thị Nhi, Chủ tịch Hội Phụ nữ phân trại, Trại tạm giam, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết: Thiếu úy Phương và Thượng sỹ Hiếu là 2 quản giáo nữ tại Trại tạm giam. Tuy tuổi đời còn trẻ nhưng các đồng chí luôn tận tâm với công việc, được nhiều can, phạm nhân mến phục và tin yêu. Bên cạnh đó, đồng chí Phương và Hiếu rất nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể. Chúng tôi thầm chúc 2 bông hoa xinh đẹp của Trại tạm giam, Công an tỉnh Bắc Giang ngày càng gặt hái được nhiều thành công trong công việc
Theo Hồng Hương
Công an nhân dân
Hình ảnh "gây sốt" về cuộc sống thường nhật của hai em nhỏ
Bộ ảnh dưới đây ghi lại cuộc sống thường nhật của hai cậu bé sinh sống tại một vùng nông thôn của nước Nga. Tuổi thơ êm dịu của các bé gắn liền với nông trại nhỏ của gia đình, với những bạn cún, bạn mèo, vịt con, thỏ xám...
Những bức ảnh kỳ diệu dưới đây được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia người Nga cũng đồng thời là mẹ của hai cậu con trai - chị Elena Shumilova. Bộ ảnh đưa người xem lạc vào một thế giới thần tiên cổ tích tuyệt đẹp, trong đó, nhân vật chính là hai cậu bé và những con vật thân thuộc trong trang trại của gia đình, với những chú chó, chú mèo, vịt con, thỏ xám...
Những bức ảnh lung linh tuyệt đẹp này hoàn toàn được thực hiện dựa trên điều kiện ánh sáng tự nhiên, đem lại cảm giác về một tuổi thơ êm dịu, ấm áp, ngọt ngào. Những bức hình chụp lại hai cậu con trai của chị Elena hiện đang gây sốt trên mạng bởi chúng khiến người xem ngỡ ngàng trước vẻ đẹp giản dị của tuổi thơ, của cuộc sống yên bình tại một vùng nông thôn.
Chị Elena chia sẻ: "Tôi thường dựa vào trực giác và cảm xúc của mình khi thực hiện những bức ảnh này. Cảm hứng chủ yếu đến từ nhu cầu thể hiện tình cảm của tôi - một người mẹ dành cho những đứa con của mình. Tôi không thể diễn đạt hết tình cảm của mình bằng lời nhưng qua nhiếp ảnh, tôi đã thể hiện được những cảm xúc thiêng liêng đó".
Với khung cảnh đậm chất nông thôn, đời sống thường nhật của các cậu bé hòa nhịp với thiên nhiên xung quanh. Chị Elena mới bắt đầu chụp ảnh từ năm 2012, giống như những người mẹ khác, chị không muốn bỏ lỡ những khoảnh khắc đẹp trong quá trình trưởng thành của con, vì vậy chị thường xuyên chụp ảnh mỗi ngày với nhân vật chính là hai cậu con trai đáng yêu.
Cuộc sống hàng ngày của chị Elena gắn liền với việc chăm sóc con cái và quản lý trang trại của gia đình. Trước đây, chị Elena từng học tại Học viện Kiến trúc Moscow, chuyên ngành mỹ thuật. Chất nghệ sĩ vốn đã có sẵn trong người, vì vậy, khi thực hiện bộ ảnh dành cho các con, chị cũng ngay lập tức gây ấn tượng với người xem bởi sự nên thơ trong từng khuôn hình.
Cùng chiêm ngưỡng bộ ảnh ấn tượng của chị Elena Shumilova chụp lại hai cậu con trai và những người bạn thân thiết thường ngày của các bé:
Theo Dantri
Cám cảnh chồng già "nuông" vợ trẻ Thư không phai con nha danh gia gi, nhưng vôn tinh tiêu thư, thây chông già yêu chiêu nên cung không ngân ngai đây hêt moi viêc nha cho anh... Không hiểu duyên số đưa đẩy thế nào, khi đa 35 tuôi anh Hùng vẫn lấy được một người vợ mơi 24 tuôi. Thư - vợ anh lại còn tre trung, nhan sắc...