Tâm sự chăm vợ đẻ gây bão mạng của ông bố trẻ, đọc xong chị em thốt lên: “Ông chồng nào cũng được như vậy thì mừng quá”
Phụ nữ sinh con rất vất vả, trong hành trình ấy, họ thật sự rất cần sự chia sẻ của cánh mày râu.
Những ngày tháng mang thai và sinh nở, chăm sóc con cái chắc chắn là khoảng thời gian hạnh phúc nhất đối với các mẹ nhưng đi cùng với đó cũng là muôn vàn những đau đớn, mệt mỏi, lo toan. Trong hành trình ấy, họ thực sự rất cần sự đồng hàng của chồng. Sự yêu thương, quan tâm, san sẻ của các đức ông chồng chính là cách tiếp thêm sức mạnh để chị em vượt qua khó khăn.
Mới đây, một bài viết với tựa đề: “ Hành trình 8 ngày chăm vợ ở cữ” của ông bố trẻ Uông Văn Tuấn Anh (ở TP.Vinh, Nghệ An) đã nhận được rất nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng. Sau ít ngày đăng tải, bài viết đã nhận được 2,1 nghìn lượt thích, 1,6 nghìn lượt chia sẻ và hơn 1,5 nghìn lượt bình luận. Đọc những tâm sự gan ruột của anh Tuấn Anh về hành trình lần đầu làm cha, không ít chị em phải thốt lên: “ Ông chồng nào cũng được như vậy thì chị em tôi mừng quá“!
Anh Tuấn Anh và chị Ngọc Mai yêu nhau gần 4 năm thì quyết định đi đến hôn nhân. Niềm vui nhân đôi, trước khi tổ chức đám cưới thì chị Mai biết tin có em bé. Hai vợ chồng vui mừng khôn xiết.
Vợ chồng anh Tuấn Anh và chị Ngọc Mai.
Ngày bà xã sinh con, anh Tuấn Anh không được ở bên vợ do đang làm việc ở xa nhà. Với những ông bố khác, việc phải đứng ngoài phòng sinh chờ đợi đã là một điều bất lực thì với anh Tuấn Anh, cảm giác đó nhân lên gấp bội khi anh phải thấp thỏm chờ đợi vợ sinh qua những cuộc điện thoại, khi đang ngồi trên ô tô di chuyển một quãng đường dài về với vợ con.
Nhận được điện thoại thông báo “mẹ tròn con vuông”, niềm vui lúc đó với anh Tuấn Anh không từ ngữ nào có thể diễn tả được. Chiếc taxi chở anh cũng gần về đến nơi, và chuỗi ngày chăm vợ đẻ của anh Tuấn Anh chính thức bắt đầu:
Bước chân đến bệnh viện, điều đầu tiên là hỏi han tình hình của vợ
“ Tắm rửa xong, lúc đó 11 rưỡi đêm, đúng theo kịch bản đã tính trước, tôi đi tìm để mua 1 bó hoa thật đẹp cho vợ nhưng tất cả các quán đều đóng cửa nên đành bước vào tay không.
Chạy lên viện, hình ảnh đầu tiên nhìn thấy là 1 người phụ nữ kiệt quệ, yếu ớt đang nằm tại phòng hồi sức, trên người mặc 1 chiếc váy đồng phục của bệnh viện, phía dưới chỉ vỏn vẹn 1 chiếc bỉm. Khi chạy đến phòng điều đầu tiên tôi hỏi chính là vợ tôi, con thì để lát sau. Vì lúc này, vợ là người cần quan tâm nhất.
Nhiều người cứ nghĩ đến việc vợ đẻ con cho nhà mình là xong nhiệm vụ mà không nhớ rằng họ đã phải chịu vật lộn sinh tử như thế nào để có được thành quả như vậy. Ở trong phòng sinh, các chị em nằm lê lết như vừa đi đánh trận về.
Video đang HOT
Những ngày đầu ở cữ, chị Mai luôn được ông xã chăm sóc chu đáo.
Nhìn vợ, tôi xót lắm, tay chân run lẩy bẩy vì quá kiệt sức. Đau đớn đâu chỉ trong lúc đẻ, nó còn là nỗi đau khi bị đẩy sản dịch, nhau thai sót ra ngoài, khâu tầng sinh môn. Và câu nói đầu tiên của vợ khi gặp tôi là: “Không đẻ nữa, về mà đẻ”.
Ngày thứ nhất trôi qua bằng việc chờ đến gần 4h sáng mới được chuyển qua phòng điều trị. Lần đầu nhìn Gấu cũng không biết giống ai, tôi sợ không dám bế con vì nó đỏ hỏn nhưng cũng thử 1 lần cho biết cảm giác bế trẻ sơ sinh là như thế nào. Nó khác xa tưởng tượng của tôi, Gấu tuy nặng 3,3kg nhưng tôi thấy nhỏ xíu.
Ngày thứ 2, v ợ tôi đau vết rạch tầng sinh môn khá nhiều, vết thương bị sưng lên. Công việc của tôi hàng ngày là hỗ trợ cho con ti, nấu đồ ăn, vệ sinh cho vợ.
Ngày thứ 3 thì được xuất viện, cả nhà được về nhà, tâm lý thoải mái hơn rất nhiều. Hôm nay thì dù có sự hỗ trợ của bà ngoại nhưng tôi vẫn “bục mặt” từ sáng tới tối không có thời gian nghỉ. Bà ngoại chăm được mấy hôm thì tôi nói bà về nghỉ ngơi để tôi lo hết, sau tôi đi thì lại nhờ bà xuống. Bà cũng lo vì sợ tôi đàn ông chăm vợ đẻ cũng khó, nhưng đứa đầu phải như vậy mới có kinh nghiệm, tạo cho mình thách thức tích cực.
Anh Tuấn Anh thay vợ chăm con.
Một mình chăm vợ con ở cữ, chẳng nề hà bất cứ việc gì
Công cuộc chăm vợ ở cữ bắt đầu, cuộc sống ngập tràn trong bỉm, phân… Hàng ngày tôi dậy từ 5h sáng, hâm lại cháo cho vợ, thay đổi thực đơn mỗi ngày cho vợ đỡ chán. 6h thì Gấu dậy, tôi thay bỉm cho con, hỗ trợ bé ti mẹ và pha sữa cho con uống, nhỏ vitamin D3, đưa con đi phơi nắng, lát sau thì mát-xa, tắm cho con…
Trộm vía 2 tuần trăng mật đầu tiên trôi qua khá nhẹ nhàng, hơn nữa trẻ sơ sinh ngủ là chủ yếu, vợ chồng tôi cũng đang luyện cho con theo phương pháp EASY để việc chăm con đỡ vất vả hơn, may mắn là Gấu có dấu hiệu hợp tác vui vẻ.
Lo cho con xong thì đến mẹ, vệ sinh vết thương, xong xuôi thì lấy đồ ăn sáng, uống thuốc. Ăn sáng xong con ngủ thì mẹ cũng tranh thủ chợp mắt, tôi lại nấu ăn trưa, dọn nhà cửa, đi chợ và giặt đồ cho Gấu, phải giặt tay và làm thật sạch sẽ vì da trẻ con khá nhạy cảm. Bên tai phải là con khóc vì đói, bên trái là vợ gọi “ba ơi”, nhưng tôi hạnh phúc vì được làm những điều đó.
Xong việc cho hai mẹ con, tôi là người ăn cuối cùng. Vợ ăn gì là tôi ăn theo đó. Tôi cũng tìm hiểu và nấu các món lợi sữa cho vợ, thật vui là khi nấu xong cô ấy đều ăn ngon miệng. Ngồi ăn cơm lủi thủi một mình, có lúc tôi bỗng dưng rơi nước mắt, khóc không phải vì tủi thân mà lúc đó cứ nghĩ rằng mình đang trong vai một người phụ nữ chăm sóc gia đình, con cái.
Chườm cơm nóng để kích sữa giúp vợ.
Vợ mới sinh nên ít sữa, phải hỗ trợ vợ kích sữa. Nào là chườm cơm nóng nhồi, lá mít mật, men rượu, nấu chân dê, chân giò, thuốc năm, sữa ông thọ… Kích sữa nhiều nên ngực vợ sưng đau, nhìn mà thấy thương con 1 thì cũng thương vợ 10.
Dần dần sữa cũng cải thiện nhưng tôi xác định nếu không đủ sữa thì dùng thêm sữa công thức để vợ không bị stress. Gấu hay dậy ăn đêm, mà tôi đã dở giấc thì khó ngủ lại. 1 tuần tôi sút gần 3kg nhưng chỉ cần nhìn vợ con thì tất cả đều là chuyện nhỏ.
Sau này khi đến tuần wonder week (tuần khủng hoảng) của con mới thật đáng sợ, trầm cảm sau sinh ở người mẹ có lẽ rất dễ xảy ra ở giai đoạn này. Nhưng đó cũng là lúc tôi phải trở lại với công việc, hy vọng mẹ Gấu sẽ vượt qua khó khăn.
Nhìn lại những điều đã trải qua, tôi vô cùng thán phục những người mẹ, nhất là những bà mẹ phải chăm con một mình. Sau 8 ngày chăm vợ ở cữ, tôi nhận ra một vài điều mà muốn nhắn nhủ đến các ông chồng: “Phụ nữ là những người rất thiệt thòi và cực khổ, sự hy sinh của họ là quá lớn. Mỗi lần đẻ như 1 lần bước qua cửa tử, vậy nên hãy dành nhiều tình yêu thương và sự quan tâm đến họ. Khi vợ sinh xong, hãy hỏi bác sĩ về tình hình của cô ấy trước.
Mới sinh xong tâm lý có nhiều thay đổi, có khi đang ăn cơm chị Mai bỗng dưng tủi thân khóc.
Hãy bớt những cuộc vui để ở bên vợ con, đừng quan niệm đàn ông thì không phải làm việc nhà. Tại sao cơm 2 người cùng ăn, nhà 2 người cùng ở mà phụ nữ phải là người làm tất cả mọi thứ?
Phụ nữ sau sinh phải làm rất nhiều việc, tâm sinh lý cũng thay đổi, vì vậy hãy luôn ở bên để động viên và theo dõi những diễn biến tâm lý của cô ấy.
Khi chúng ta ốm đau, người chăm lo cho mình chắc chắn sẽ là vợ, vì vậy lúc vợ sinh nở, hãy chăm sóc cô ấy chu đáo.
Hãy yêu thương và trân trọng những phút giây ở bên nhau. Phụ nữ sinh ra là để yêu thương chứ không phải là công cụ sinh đẻ và làm việc“.
Vợ vừa bưng bát cơm, chồng đay nghiến: "Không có sữa, ăn làm gì" nhưng phản ứng lạ lùng của cô lại khiến anh im bặt
"Chẳng hiểu sao từ lúc chửa tới đẻ, em mau nước mắt lắm, cảm giác tủi thân không gì tả được. Nghĩ ức quá, em đặt bát xuống mâm, nói thẳng...", cô vợ kể.
Không có gì là quá khi nói, muốn biết đàn ông có thương vợ thật lòng cứ nhìn thái độ họ chờ vợ ở cửa phòng sinh và cách chăm vợ ở cữ. Bởi thật sự khoảng thời gian chửa đẻ, ở cữ là lúc người phụ nữ cần được chồng ở bên yêu thương, san sẻ. Trải qua sinh nở, phụ nữ phải chịu không biết bao nhiêu đau đớn nguy hiểm. Với họ, sự quan tâm của chồng chính là động lực lớn nhất để vượt qua mọi khó khăn. Tiếc rằng có những người chồng quá vô tâm, chẳng hiểu được tâm tư đơn giản ấy của vợ.
Lấy được người đàn ông vô tâm như thế, cô vợ dưới đây đã lên mạng xã hội than thở: " Chán lắm các chị ạ. Người ta chửa đẻ, ở cữ được chồng nâng giấc, chăm lo tận tình. Em ngược lại, ở cữ chẳng ngày nào là ngày không rơi nước mắt vì chồng, nản lắm.
Em cưới lúc có bầu 4 tháng. Có lẽ vì vợ chồng em yêu nhanh cưới vội thành thử bước chân vào cuộc sống hôn nhân em khá sốc với tính cách con người thật của chồng.
Anh ấy hơn em 5 tuổi, nhìn chững chạc, sự nghiệp ổn định. Cũng vì thế mà khi yêu em luôn tin tưởng, không ngại vượt rào với anh. Vậy mà cưới về rồi em như người rơi từ 9 tầng mây xuống mặt đất. Khác với vẻ hào hoa, ga lăng, tâm lý ngày yêu, sau kết hôn chồng em sống khô khan, vô tâm lắm. Với anh chẳng có gì quan trọng bằng công việc. Sáng đi sớm, tối về muộn, vợ bầu bí vượt mặt không hỏi han 1 lời. Thi thoảng em đau bại kêu mệt, anh chỉ chẹp miệng bảo: 'Chửa có ai không thế?'. Nhiều đêm tủi thân nằm rơi nước mắt, anh quay gắt gỏng: 'Em có hâm không, đang yên đang lành, không ai động vào cũng khóc. Mình không ngủ phải để người khác ngủ'.
Bài chia sẻ của cô vợ thu hút sự chú ý của nhiều người
Cực nhất là những ngày ở cữ của em, anh chẳng quan tâm, nấu cho vợ được bữa cơm cữ nào. 1 tháng đầu mẹ đẻ lên chăm em còn được ăn uống tẩm bổ. Sau bà về rồi mẹ con tự trông nhau, đêm chăm con ngày quán xuyến việc nhà, từ cơm nước, tã lót của con lẫn quần áo của chồng một tay em tự lo liệu. Vì thiếu ngủ, đầu óc căng thẳng mà sữa em ít dần. Đã vậy cu con lại không chịu ăn thêm sữa ngoài thành thử đêm đói, bú mẹ không có sữa nó làu bàu, hậm hực cả đêm. Anh không ngủ được lại mắng vợ vô tích sự, có mỗi việc nuôi con không lên hồn.
Chiều qua cũng vậy, đang chuẩn bị ăn cơm con em khóc, nó ti mẹ ít sữa lại càng gào lên, dỗ mãi mới chịu nín cho mẹ ngồi ăn. Ai dè, em vừa bưng bát cơm lên, chồng lạnh giọng bảo: 'Ăn không ra sữa thì ăn làm gì, phí của'.
Em nghẹn ứ như mắc xương trong cổ họng. Nước mắt cứ vậy là đua nhau rơi. Chẳng hiểu sao từ lúc chửa tới đẻ, em mau nước mắt lắm, cảm giác tủi thân không gì tả được. Nghĩ ức quá, em đặt bát xuống mâm, nói thẳng: 'Tôi không đủ sữa cho con bú 1 phần vì anh đó. Người ta chửa đẻ được chồng ở bên chăm sóc đỡ đần. Đằng anh nghĩ lại xem, từ lúc tôi chửa tới khi tôi ở cữ, anh chăm được vợ ngày nào. Đêm thức trắng trông con, ngày làm việc nhà, anh không 1 lời hỏi han, ngó ngàng còn suốt ngày chì chiết. Nếu anh biết suy nghĩ, thương vợ con thì anh phải tìm cách giúp vợ nhiều sữa chứ không phải đứng đó đay nghiến vợ, bảo ăn ít, ăn nhiều. Nói thật, ở với anh tôi mới chỉ ít sữa là còn may chứ thần kinh yếu có lẽ đã trầm cảm lâu rồi. Anh xem có ai đối xử với vợ đẻ như anh'.
Chồng em ngồi im lặng, kiểu như quá bất ngờ trước phản ứng của vợ vì đây là lần đầu tiên sau khi lấy nhau, em có thái độ gay gắt thế. Suốt bữa đó, anh không nói gì song đến đêm thấy con ọ ẹ đòi ăn chồng em cũng ngồi dậy dỗ rồi còn pha cho vợ cốc sữa nóng bảo: 'Em uống vào, 1 lúc sẽ ra sữa cho con bú'.
Ảnh minh họa
Nói chung tuy vẫn còn tủi nhưng xem ra những lời nói khi tối của em cũng bắt đầu phát huy tác dụng các chị ạ. Hi vọng anh ấy sẽ thay đổi chứ không sống mãi với người vô tâm, em nản lắm".
Đúng là chỉ khi bầu bí, chửa đẻ phụ nữ mới có thể dễ dàng nhận ra người đàn ông mà bấy lâu nay mình trao thân gửi phận có xứng làm chồng hay không. Bởi làm vợ, phụ nữ không ngại hi sinh tất cả vì chồng, kể cả vượt "cửa sinh tử" đẻ con cho chồng. Điều duy nhất họ mong nhận được lại ở các anh là sự yêu thương, thấu hiểu, cùng họ vượt qua những thời khắc gian nan này. Vậy mà chồng lại vô tâm không hiểu tâm tư đó hỏi rằng làm sao vợ không dằn vặt, tủi phận. Mong rằng các anh chồng sẽ hiểu tâm nguyện ấy của người phụ nữ bên cạnh mình mà không phụ lòng họ.
"Chồng nhà người ta" trong truyền thuyết: Con mới sinh gửi ông bà, nửa đêm vẫn chầu chực ngoài phòng đẻ xin được vào đút cháo cho vợ Những cử chỉ từ lo lắng đến lúng túng của anh chồng trẻ dành cho vợ khi vừa xong cơn vượt cạn khiến không chỉ người chứng kiến mà dân mạng cũng phải xuýt xoa. Đã không ít câu chuyện chồng tận tình chăm vợ đẻ được chia sẻ lên mạng xã hội khiến dân tình phải xuýt xoa. Và mới đây, tâm...