Tâm sự buồn của cha mẹ có hai con là tử tù
Nhắc đến gia đình ông Kình, nhiều người nhớ ra ông có hai người con trai là tử tù, người con dâu đang thụ án 25 năm về tội giết người, cướp tài sản.
“Vợ tôi đau ốm thường xuyên, còn tôi cũng chẳng khoẻ khắn gì. Từ khi thằng con thứ hai bị tử hình, chúng tôi chỉ muốn chết theo chúng nó thôi. Nhưng rồi, vì còn một giọt máu cuối cùng là thằng cháu nội, bị mẹ nó bỏ rơi lúc mới lên ba, chúng tôi cố gắng sống để nuôi cháu. Hai thân già này chết đi, chỉ mong xã hội đừng xa lánh nó mà tội nghiệp”.
Đó là những lời tâm sự của vợ chồng ông Đào Ngọc Kình (SN 1955, trú tại thôn 14, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông Kình có hai người con trai là tử tù, người con dâu đang thụ án 25 năm về tội giết người, cướp tài sản.
Ông Kình cố gắng sống để nuôi đứa cháu nội duy nhất thành người.
Nỗi đau của một gia đình
Nhắc đến gia đình ông Kình, nhiều người nhớ ra ông vì nỗi đau quá lớn của người làm cha tại cái tuổi đáng ra được gọi là “già cậy con”. Bởi, ông bà sinh ra hai người con mang trọng tội giết người và đều phải nhận mức án cao nhất là tử hình. Trong cái giá lạnh vào những ngày cuối năm Giáp Ngọ, chúng tôi về Hưng Yên công tác và đến mục sở thị gia cảnh của ông bà Kình.
Ngôi nhà cấp bốn lụp xụp nằm giữa khu vườn rộng nhưng hoang vắng bóng cây xanh. Khoảnh vườn loang lổ những mảng đất bạc phếch không ngọn cỏ. Phía bên ngoài, đàn vịt thỉnh thoảng lại kêu lên từng hồi. Có lẽ, chính những âm thanh đó làm cho ngôi nhà có phần rộn rã hơn. Chúng tôi tìm vào nhà ông bà Kình ở thời điểm 15h. Thế nhưng, chúng tôi được biết, gia đình ông vừa mới bắt đầu bữa trưa. Tôi nhìn nhanh, thấy mâm cơm chỉ có vài cọng rau và vài miếng thịt lợn mỏng tang được bày ra đĩa. Khuôn mặt già trước đến cả gần 20 tuổi của ông Kình làm chúng tôi thấy ái ngại.
Video đang HOT
Đã vậy, thấy chúng tôi, ông Kình nói: “Chú tới làm gì nữa, còn gì đâu. Hai thằng con thì đã chết hết rồi. Giờ còn đứa con dâu, nó cũng đang phải thụ án, phải gần 20 năm nữa mới được về với gia đình. Đến lúc đó, vợ chồng tôi chắc cũng đã theo hai con trai rồi”. Nói xong, tôi thấy nước mắt ông Kình trào ra. Rồi, ông thở dài, nuốt từng hạt cơm khô cứng. Tôi nhìn kỹ, mâm cơm không có canh.
Ngôi nhà cấp 4 xập xệ của gia đình nghèo có hai tử tù.
Từ khi hai người con lần lượt vào tù rồi bị tuyên án và thi hành án tử hình, ông bà Kình sống trầm hẳn xuống. Với quan niệm của người Á đông, “lá vàng trên cây”, “lá xanh đã rụng” là rất đau đớn.
Nhắc lại quá khứ buồn đã thật khó, nhắc lại những chuyện hãi hùng về hai người con trai với hai án tử hình, đối với ông bà còn khó hơn. Ông Kình cúi mặt xuống, rồi lẩm bẩm với tôi: “Tại tôi cả, tôi đã không dạy, không làm được nhiều tiền để nuôi hai đứa con. Vì cái nghèo, đói của gia đình mà chúng lại đánh mất bản thân mình khi tuổi đời còn quá trẻ…”.
Lời than của ông Kình đúng nghĩa là trách nhiệm của người cha, lo cho con cái. Thế nhưng, có thể, cũng vì ông quá lo toan cho con mà hai người con trai của ông sinh ra hư hỏng, cùng nhau trượt vào tội lỗi không thể gột rửa được.
Câu chuyện giữa tôi và ông bị ngắt quãng bởi bà Trịnh Thị Thành (SN 1958, vợ ông Kình) òa khóc khi nghe những lời nói của chồng về sự nghèo đói mà ông bà đã phải gánh chịu cùng nỗi đau liên tiếp của hai thằng con trai. “Ông ơi, đừng nhắc lại nữa, chúng nó chết hết rồi, giờ hai thân già này cũng chuẩn bị theo chúng mà đi”, những lời nói chua chát của bà Thành khi nhìn lên bàn thờ không có di ảnh của hai con trai, làm chúng tôi thấy thực sự ái ngại.
Ông Kình kể: “Tôi có hai người con trai là Thơm và Dần. Thơm lấy vợ sớm, cũng tên Thơm. Ở với chúng tôi được hơn năm thì con dâu đòi ra ở riêng. Thế nhưng, chúng tôi không có điều kiện để sắm sửa cho con một tổ ấm riêng nên bảo con “đợi một thời gian rồi tính”. Thế là con dâu khó chịu với tôi. Tháng sau, nó bỏ con, bỏ chồng về nhà mẹ đẻ ở. Khi thằng Thơm phạm tội, nó bỏ đi đâu xa lắm và chưa một lần về thăm con. Là người cha, thấy con trai buồn vì vợ bỏ đi, tôi thương lắm, động viên con mãi. Tôi thương cháu khát sữa. Vì con và cháu, tôi đã “vác” thân già đến tận nhà thông gia đón con dâu về, tôi năn nỉ thế nào con dâu cũng nhất quyết không về. Cô con dâu còn lạnh lùng nói: “Bố về đi, con không về đâu”. Nói đến đây, ông Kình nhìn ra xa, đôi mắt mờ đục.
Nghe tâm sự của ông Kình, tôi càng thấm thía lời ông nói về cái nghèo. Nhìn đàn vịt, gà chạy ngoài sân, tôi hỏi: “Tết này ông bà có nhiều gà, vịt bán không?”. Không trả lời vào câu hỏi của tôi, ông Kình lại kể: “Muốn cháu có mẹ, con có vợ, khi con dâu bỏ đi, tôi đành bán non đàn vịt để lo lắng cho con có chỗ ở riêng. Tôi quyết định bán đàn vịt cuối cùng để lấy tiền cho con trai đi mua vịt giống nhằm gây dựng kinh tế gia đình. Con trai tôi chán đời, đem tiền đi đánh bạc hết. Bốn triệu đồng ngày đó rất giá trị nhưng với cờ bạc, đỏ đen thì chẳng là gì. Ước mơ gia đình khá giả từ vịt đã không thành hiện thực. Vợ chồng tôi mắng thằng Thơm. Nào ngờ, nó không “tỉnh” ra mà quay cuồng trong lời mắng của cha mẹ, tiếp tục nghe theo một số người bạn xấu, “nướng” mọi thứ có được vào đỏ đen.
Đến khi không còn gì để “nướng” vào đỏ đen nữa, Thơm trở về và nghĩ quẩn. Lúc này, vợ chồng tôi không để ý đến con trai mà chỉ chăm chú vào việc chăm sóc đứa cháu nội tội nghiệp. Tôi nghĩ, con trai đủ bản lĩnh để không bị ảnh hưởng bởi lời mắng của cha mẹ và làm lại cuộc đời, nuôi con. Thực ra, suy nghĩ đó của vợ chồng tôi không phù hợp với con trai, dù nó đã trưởng thành, có vợ, có con rồi. Thơm bắt xe lên Hà Nội, thuê một người xe ôm chở về Hưng Yên, trên đường thì ra tay sát hại, cướp tài sản của người này”.
Bà Thành tiếp câu chuyện với chúng tôi: “Thơm phạm tội chỉ là khởi đầu của những nỗi đau của vợ chồng già này thôi. Chúng tôi dồn hết tình yêu, sự chăm sóc, lo lắng cho đứa con trai thứ hai là Dần. Dần cũng đã thể hiện được chút trách nhiệm làm cho vợ chồng tôi yên lòng. Thế nhưng, Dần quá trẻ, rất muốn “làm việc lớn” ngay nên lại mắc sai lầm như anh trai. Dần lấy vợ là Nguyễn Thị Giang (SN 1988). Vợ chồng Dần cũng bị cái nghèo làm cho hạnh phúc bên bờ vực thẳm. Cả hai tìm đường làm kinh tế, mong giàu có nhanh”.
Trong lần trực tiếp gặp tử tù Dần ở trại tạm giam Công an tỉnh Hưng Yên, chúng tôi được nghe Dần kể lại quá trình phạm tội của hai vợ chồng. Một lần, Giang đưa người bạn quốc tịch Trung Quốc về Hưng Yên thuê khách sạn, Dần đã bàn với vợ, giết người bạn để cướp tài sản. Rồi tối 30/9/2009, vợ chồng Dần đưa người phụ nữ này ra cánh đồng thực hiện hành vi giết người và cướp tài sản. Với hành vi giết người, cướp của đặc biệt này Dần bị kết án tử hình, còn Giang chịu tổng hợp mức án 25 năm tù.
“Mong sống thêm để nuôi cháu thành người”
Từ khi người con dâu lớn của ông Kình bỏ đi, ông bà cố gắng làm việc, đi thăm nuôi con và nuôi cháu. Hiện tại, cháu Đào Ngọc D. (con của Thơm) đã học lớp 5 và rất ngoan. “Nó không biết gì các cô chú ạ, được gặp bố nó hai lần nhưng còn nhỏ quá chưa nhận thức được. Giờ nó chỉ biết tôi là mẹ của nó, đi đâu làm gì cũng chỉ có tôi, còn mẹ nó mấy năm gần đây có về thăm con một hai lần nhưng nó không gọi bằng mẹ mà gọi bằng cô. Giờ người nó gọi bằng mẹ chính là tôi đó. Vợ chồng tôi chỉ mong sao sống có sức khỏe để nuôi nó lớn hơn cho nó biết nhận thức được xã hội rồi khi đó chúng tôi có chết đi cũng nhắm mắt được…”, bà Thanh nói.
Trao đổi với PV ông Lê Thanh Hải, Trưởng Công an xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên cho biết: “Chúng tôi biết gia đình ông bà Kình- Thành có hai con là tử tù. Thế nhưng, ở đây, chính quyền và người dân đều không xa lánh họ mà thường xuyên đến thăm hỏi, động viên gia đình. Do ám ảnh chuyện của hai người con nên bà Thành ngại công an lắm. Mỗi lần tết đến, xuân về, chúng tôi cũng đến gia đình tặng quà, hỗ trợ cho họ vượt qua nghèo đói và nỗi đau do hai con đem đến cho gia đình…”.
“Mỗi khi tết đến, xuân về, chúng tôi cũng đến gia đình tặng quà, hỗ trợ cho họ vượt qua nghèo đói và nỗi đau do hai con đem đến cho gia đình…”, Trưởng Công an xã Lê Thanh Hải cho biết.
Xuân Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Xẻ thịt hổ nặng hơn 3 tạ
Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường, Công an tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Cục Cảnh sát PCTP về môi trường Bộ Công an vừa bắt giữ một vụ vận chuyển cá thể hổ đông lạnh nặng 303 kg vào chiều 15-1.
Tang vật cá thể hổ đông lạnh đang tại cơ quan công an
Trước đó, lực lượng phối hợp đã phát hiện xe tải dạng thùng đông lạnh mang BKS 29C-231.96 dừng đỗ tại một khách sạn thuộc tổ 8 phường Đức Xuân, tỉnh Bắc Kạn có biểu hiện nghi vấn. Tiến hành kiểm tra, tổ công tác phát hiện trên thùng xe có phủ lớp trấu và mùn cưa dày, bên dưới là 5 bao tải được ngụy trang bằng lõi chăn bông. Trong các bao tải, tổ công tác phát hiện cá thể hổ bị chia nhỏ có tổng trọng lượng 303 kg. Ngoài ra, còn có 2 bao tải xương động vật có trọng lượng 53 kg, 3 kg cao, 3 kg mai rùa, 2 chiếc cân, 1 bộ bếp, nồi chuyên dụng được xác định dùng để nấu cao.
Toàn bộ phương tiện và tang vật đưa về cơ quan công an để điều tra làm rõ. Tại đây lái xe Phạm Minh Long (SN 1972), trú tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên khai nhận đã được một số đối tượng thuê vận chuyển số hàng trên. Hiện vụ việc đang được điều tra làm rõ.
Theo_An ninh thủ đô
Từ cánh cổng nhà giam đến cô giáo tiểu học Cuộc đời của chị là những chuỗi ngày dài bất hạnh nối tiếp 2 lần vấp ngã trong hôn nhân khiến chị như con chim bị thương sợ cành cong, thêm một lần nữa trái tim đa cảm đã dẫn chị đến lối rẽ định mệnh, yêu một ông trùm sản xuất ma túy đá. May mắn, chị có người cha rất mực...