Tâm sự bố gửi con gái nhân ngày chào đời
Có nhiều những chuyện trong 7 ngày chờ, trông và chăm ‘cô’ trong viện, nhưng bố sẽ để dành để sau này kể tiếp. Nghe kể mà học được điều gì đó thì tất cả là do ‘cô’.
Cô Zin à,
Dù cô mới được có hai ngày tuổi nhưng bố thích gọi cô như thế. Bố muốn sau này cô không chỉ là con của bố mà còn là bạn, là tri kỷ trong cái thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng bố và con gái.
Ngày con gái ra đời, sẽ có nhiều ông bố viết cho con như bố đang viết cho cô đây. Sẽ có người nói về khó khăn vất vả, sẽ có người đưa ra những lời khuyên, có người cầu phúc, chúc tụng… Riêng bố, vì cô chưa lớn nên không có gì để tính, kiến thức chưa uyên sâu nên chưa vội khuyên răn, một lời chúc, một lời kỳ vọng đưa ra lúc này cũng thừa vì hiển nhiên là chẳng có ông bố nào lại không mong cho con mình những điều tốt đẹp nhất khi nó ra đời.
Thế nên, bố chỉ muốn kể cho cô nghe dăm ba câu chuyện của 7 ngày bố trắng đêm ở bệnh viện đợi cô ra đời. Âu đó cũng là cái để ghi lại, đặt dấu mốc hay như một lời nhắc nhớ mà thôi, chứ chẳng phải là điều gì lớn lao, to tát cả.
Sau 39 tuần 1 ngày “mang nặng”, cũng đến lúc mẹ cô trở dạ. Đau đớn. Rồi vào viện. Nhìn mẹ cô nằm ở phòng đẻ 3 ngày, 3 đêm quằn quại, liên tục bị hành hạ bởi những cơn đau tột cùng mà cô chưa chịu ra. Khi cô chào đời sau một ca mổ, cô được về cái phòng mà ở đó, con ruồi nào lỡ có bay lạc vào chắc cũng phải đâm đầu vào tường mà tự tử vì sạch quá. Còn mẹ cô thì nằm lại phòng hậu phẫu với những tiếng rên, với máu, nước truyền, với vết thương thêm 14 tiếng nữa.
Hôm sau về đến phòng, chẳng thấy ai kêu, quên cả đau vì mong gặp những đứa trẻ như cô. 4 ngày sau đó, những mụ đàn bà như mẹ cô tiếp tục đối mặt với những cơn đau đến lặng người, là những cơn sốt chờ sữa về, là nhầy nhụa sản dịch, nước tiểu, cứt xu, bỉm và đủ thứ khác. Những mụ đàn bà ấy, bình thường sáng nào trước khi ra khỏi nhà cũng gương lược, chải chuốt, giờ trông như mấy mụ điên, đầu tóc xõa xợt, áo phanh ra chả cần đóng cúc, nhiều bà ngồi dạng tè he ra cho con bú, để lộ nguyên cái bỉm người lớn đóng phía dưới, dùi còn dính đầy thuốc khử trùng. Cô nhớ nhé, đấy là các bà mẹ.
Video đang HOT
Chả ở đâu như khoa Phụ sản. Nơi đó đàn ông nhiều chẳng kém gì những bà bầu đang nhăn nhó vì đau. Mỗi ông một vẻ, có ông xộc xệch, có ông chân vẫn đi giày đá bóng, mặc áo số… Ở đấy, đúng là có đủ loại người, ông chải chuốt, ông quần đùi, áo cộc xăm trổ đầy mình, ông tóc hoa râm, ông mặt búng ra sữa, ông đeo kính trắng, cổ cồn, ông đeo dép tổ ong để lộ cái móng chân vàng khè… Nhưng ông nào cũng tay xách, nách mang. Ông nào cũng vội vã. Ông nào mặt cũng khọm lại, râu lởm chởm vì thiếu ngủ. Đấy là các ông bố, cô ạ.
Cô ra đời, đó là một trong những niềm vui lớn nhất của đời bố rồi nhưng bố phải cảm ơn cô vì nhờ “chờ” cô mà bố đã có những niềm vui nho nhỏ khác. (Ảnh minh họa)
Ngồi ngoài cửa phòng đẻ, bố chứng kiến niềm vui của nhiều gia đình. Cứ mỗi khi chị hộ sinh bế một đứa trẻ ra, là lại có 5-7 người xúm lại, họ cười nói, đón tay, làm phép… Mặt họ giãn ra xóa đi cái nhăn nhúm của tuổi già, của những cơn lo. Trong số họ có rất nhiều các bà, cả nội, cả ngoại tất bật sữa, bỉm, có những ông lão 80 nửa đêm vào chờ cháu sinh, có ông chú, có bà cô, bà dì. Người ta vẫn gọi nhóm người đó bằng khái niệm gia đình, cô hiểu không?
7 ngày ở viện, bố chẳng nhớ mình đã ra quán trà đá ngoài cổng bệnh viện bao nhiêu lần. Bố gặp bà bán nước cho con chạy thận. Bố gặp những bác nông dân sáng chen chúc khám, chờ đến chiều hoặc mai mới có kết quả, rồi chả dám bỏ tiền thuê trọ, vật vã nằm trong khuôn viên bệnh viện. Bảo vệ đuổi chỗ này lại cắp chiếu đi chỗ khác. Bố gặp họ ăn những suất cơm 20 ngàn, vừa ăn vừa bị mụ chủ quán ném vào mặt sự khinh bỉ. Bố gặp chị bán nước rong đêm, ngày xạ trị cho con, đêm bán trà cho “những bóng ma vật vờ” trên ghế đá. Bố gặp câu nói của ả y tá “mặt hoa, da phấn” cứa vào lòng của một ông già xứ Nghệ: “Không có tiền thì vào đây chữa bệnh làm gì!”. Thế đấy con ạ, sau này cô không được phép nghèo, nhưng cũng không được khinh người nghèo cô nhé!
7 ngày ở viện, có đêm bố thức trắng ngoài phòng mổ của mẹ cô để chờ người ta thông báo đón mẹ cô về phòng, để lắng tai xem mẹ cô ở bên trong có đau, có khát nước để xin vào trong đó 2 phút gặp mẹ cô. Cái đêm đó, bố thấy một ông lão gần 80 trông một bà lão cũng ngần ấy tuổi mổ não. Ông bà ấy có 3 người con, trai gái đủ cả, nhưng vì sao lúc ấy chỉ có 2 người trông nhau thì bố không tiện hỏi. Chỉ biết là mặt ông lão rất buồn. Nếu cô thấy thương, thì cô không được đối xử với bố mẹ cô như thế, hiểu không?
Cũng trong cái đêm ấy, cái đêm bố chờ mẹ cô ngoài hành lang nóng như cái lò ấy, bố thấy những người cùng cảnh xa lạ họ thương nhau. Mấy chục người nằm chờ người thân ngoài phòng mổ, họ nằm la liệt dưới sàn nhà, người có manh chiếu, người không, người thức, người ngủ dưới mấy cái quạt trần cái chạy, cái không. Bố thấy họ nhường nhau chỗ mát, cho nhau miếng nước. Bố không phải là kẻ nghĩa hiệp, chỉ đơn giản là học họ ngay lúc đó. Bố nhường cái quạt nan mới mua cho bà cụ đi chăm con gái mổ u, người thì ướt đẫm mồ hôi nhưng mặt thì khô lại trong cái bức bối, ngột ngạt. Bố thiếp đi một lúc và mở mắt ra khi thấy bà cụ đang quạt cho mình bằng chính cái quạt nan ấy. Thế đấy cô ạ, khi cô giúp ai, chỉ đơn giản là giúp, đừng nghĩ họ phải giúp lại gì cho mình. Đừng sợ thiệt thòi, đời sẽ “trả” cô xứng đáng.
Còn nhiều lắm những chuyện trong 7 ngày chờ, trông và chăm cô trong viện, nhưng bố sẽ để dành để sau này kể tiếp cô nghe. Chỉ kể thôi, không phải dạy. Nghe kể mà học được điều gì đó thì tất cả là do cô.
Cô ra đời, đó là một trong những niềm vui lớn nhất của đời bố rồi nhưng bố phải cảm ơn cô vì nhờ “chờ” cô mà bố đã có những niềm vui nho nhỏ khác. Đó là 7 ngày không Internet, 7 ngày sống thực với đời để có chuyện mà kể cô nghe.
Bố yêu cô!
Theo Phunutoday
"Té ngửa" ở phòng hậu sinh
Chưa vui niềm vui được làm cha bao lâu thì tôi đã suýt "té ngửa" ở phòng hậu sinh khi đón trên tay đứa con mới chào đời của mình.
Tôi không sao nở được nụ cười khi bế con trên tay (ảnh minh họa)
Tôi và vợ đã có 7 năm chung sống bên nhau mà không có con. Khi đi kiểm tra, bác sỹ nói tinh trùng của tôi có vấn đề nên mới gây ra điều đó. Sau hơn 1 năm kiên trì chạy chữa, ngày vợ tôi thông báo có tin vui, tôi hạnh phúc như bay trên 9 tầng mây. Suốt thời gian vợ tôi mang thai, tôi chăm lo cho cô ấy hết mức có thể. Tôi không để cô ấy động vào việc nhà, cô ấy muốn ăn gì, đi đâu tôi đều đáp ứng hết. Tôi còn cố gắng thuyết phục được dì tôi từ quê ra để chăm sóc vợ tôi những tháng ngày thai kỳ. Tôi làm hết trách nhiệm người chồng, chỉ mong ngóng tới ngày được nghe tiếng khóc của con.
Vậy mà tới khi bế được đứa con "của trời cho" trên tay, tôi không sao nở được nụ cười vì con không giống tôi tí nào. Tôi cố gắng không biểu lộ bất cứ thái độ gì, kiên nhẫn chờ đợi nhưng 2 tháng, 3 tháng sau, khuôn mặt con dù tôi nhìn cách nào cũng không hề giống mình, không giống cả vợ tôi nữa.
Từ ngày vợ tôi sinh con, Long - bạn thân của cô ấy rất năng sang chơi. Long chơi thân với vợ tôi có khi đến hơn chục năm rồi, tính cách anh ta thì bốc đồng, ham vui, hơn 30 tuổi rồi nghề ngỗng vẫn lông bông. Tôi không thích Long nhưng vợ tôi thì quý anh ta lắm, còn nói rằng nếu mà không gặp được tôi thì có khi cô ấy lấy Long rồi. Trước khi vợ tôi sinh con, một tháng Long chỉ qua chơi với vợ chồng tôi đôi ba lần, lần nào cũng lựa lúc có cả tôi ở nhà (nhờ thế tôi có thiện cảm với anh ta hơn). Thế nhưng từ khi vợ tôi sinh, Long ghé qua thường xuyên. Có hôm tôi đi làm về đã thấy anh ta bế con tôi đi lòng vòng trong nhà rồi.
Sự thay đổi đó càng khiến tôi nghi ngờ có điều gì khuất tất ở đây. Tôi suy nghĩ mãi rồi liều đi tới quyết định làm phép thử. Ban đầu tôi định làm xét nghiệm ADN nhưng tôi nghĩ, chi bằng mình đi kiểm tra tinh trùng trước xem sao.
Nhìn gương mặt đầy thông cảm của bác sĩ và phiếu kết quả xét nghiệm trên tay, tôi không biết nên khóc hay nên cười. Tôi vẫn mắc chứng tinh trùng loãng, tình trạng hiện giờ thì rất khó có con. Bác sỹ khuyên tôi về nên tích cực điều trị hơn, hai vợ chồng cũng nên bàn đến chuyện có con nuôi nữa. Tôi gật đầu mà trong lòng tan nát.
Giờ tôi không biết phải làm thế nào. Đứa con đó có thể là của Long nhưng cậu ta cũng đã có gia đình. Còn tôi, với tình hình này rất khó có con. Nếu bây giờ tôi đòi làm rõ ràng trắng đen mọi chuyện có khi sẽ mất vợ mất con ngay lập tức. Tôi có nên nhắm mắt chấp chận "cái vỏ" này để có một gia đình hoàn thiện không?
Theo blogtamsu
Chồng tôi không tha thiết gì khi biết vợ mang bầu con gái Khi biết con tôi giống mẹ, tôi thấy trên nét mặt chồng hiện rõ nỗi buồn. Cả chặng đường về anh không nói gì, khiến tôi tâm trạng chẳng thể bình thường được. Vẫn biết mỗi cây mỗi hoa, nhà mỗi cảnh nhưng quả thật khi đọc các bài tâm sự của mọi người thì tôi cũng muốn được chia sẻ những nỗi...