Tầm quan trọng của nước làm mát trong bảo dưỡng ô tô
Nước làm mát đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc vận hành một chiếc xe ô tô. Do đó, việc hiểu được các tác dụng của nước làm mát cũng như chú ý theo dõi tình trạng của chất này sẽ giúp tăng tuổi thọ của chiếc xe.
Nước làm mát là gì?
Đúng như tên gọi, nước làm mát có chức năng “giải nhiệt” cho động cơ ô tô, làm mát máy, giúp xe vận hành mượt mà hơn. Cụ thể hơn, nước làm mát sẽ giúp ngăn chặn các tình trạng động cơ bị quá nhiệt trong thời tiết nóng và đóng băng trong thời tiết cực lạnh.
Ngoài ra, dung dịch này còn có thể chống rỉ, chống ăn mòn với những bộ phận mà nó đi qua gồm két nước, máy sưởi và máy bơm.
Nước làm mát đóng vai trò quan trọng với một chiếc xe (Ảnh minh họa)
Các loại nước làm mát
Hầu hết các hãng xe chưa đi đến thống nhất về một loại nước làm mát dùng chung mà mỗi hãng sẽ chế tạo ra một loại nước làm mát dùng riêng cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, nói chung có 3 loại nước làm mát chính trên thị trường hiện nay, mỗi loại có màu sắc và thành phần hóa học khác nhau.
IAT màu xanh (green)
Đây là loại nước làm mát có màu tiêu chuẩn màu xanh được chế tạo theo công nghệ Inorganic Acid Technology (IAT – công nghệ axit vô cơ) thường được sử dụng trên các loại xe đời cũ (từ năm 1996 trở về trước). Tuy nhiên, chủ xe vẫn có thể sử dụng loại chất làm mát này với các đời xe mới hơn, miễn là phải súc sạch bình trước khi thay nước làm mát hoàn toàn mới
Loại nước làm mát này có thể bảo vệ các bộ phận máy bằng đồng và nhôm của ô tô, chống mòn và chống rỉ hiệu quả trong khoảng 2 đến 3 năm vận hành hoặc sau 24,000 dặm đi.
Loại nước làm mát IAT màu xanh
OAT màu cam (orange)
Video đang HOT
Loại nước làm mát với màu cam đặc trưng này được chế tạo dựa trên công nghệ Organic Acid Technology (OAT), tạo thành từ các axit hữu cơ theo như tên gọi. Một lưu ý là loại nước làm mát này không chứa nitrat nên việc trộn OAT với một chất chống đông khác sẽ làm giảm hiệu suất làm việc của nó.
Vì loại nước làm mát này không gây ô nhiễm nên nó có thể bảo vệ động cơ và các bộ phận máy của ô tô sau hàng trăm nghìn dặm vận hành. Đó là lý do vì sao nó còn có một tên gọi khác là “Long life coolant” (loại nước làm mát sống lâu).
Loại nước làm mát OAT màu cam của hãng General Motors
Đây là loại nước làm mát tổng hợp được chế biến kết hợp các công nghệ từ 2 loại trên. Do đó, HOAT vừa có tính chống mòn, chống rỉ hiệu quả vừa có tuổi thọ lâu dài. Loại nước làm mát này thường có màu vàng.
Một lần thay nước làm mát HOAT có thể phục vụ xe chạy 150,000 dặm hoặc 5 năm.
Loại nước làm mát HOAT tổng hợp sở hữu nhiều ưu điểm
Khi nào và cần làm gì để thay nước làm mát đúng cách?
Cách tốt nhất để biết khi nào cần thay nước làm mát là dựa vào đồng hồ chỉ báo mức độ nước làm mát. Trong trường hợp đồng hồ chạy gần về phía mức H (hot) thì nghĩa là hệ thống làm mát của xe đang có vấn đề hoặc cần thay thế.
Ngoài ra, chủ xe được khuyến cáo thay nước làm mát sau mỗi 40.000 – 50.000 km lăn bánh để đảm bảo hiệu suất làm việc tốt nhất. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng thực tế di chuyển, chủ xe có thể cân nhắc rút ngắn thời gian thay nước làm mát nếu xe phải di chuyển quá nhiều trong những môi trường khắc nghiệt như bụi bẩn, nắng nóng…
Đồng hồ chỉ báo mức độ làm mát của xe cần được chú ý thường xuyên
Trong trường hợp không đem xe đi bảo dưỡng, chủ xe hoàn toàn có thể tự thay nước làm mát tại nhà, nhưng cần lưu ý những điểm sau khi thực hiện:
Động cơ của xe phải hoàn toàn nguội và xe đỗ trên bề mặt phẳng trong quá trình thay
Không đổ nước làm mát vượt quá vạch đẩy hiển thị trên bình giãn nở trong suốt
Thay thế nắp và cố định nó đúng cách
Kết
Việc hết nước làm mát có thể nhanh chóng làm hỏng động cơ của xe. Việc sửa chữa hoặc thay thế có thể tốn kém đến mức mua một chiếc xe mới sẽ còn tiết kiệm chi phí hơn.
Do đó, chủ xe cần phải luôn theo dõi chỉ số về chất này để đảm bảo xe luôn vận hành tốt cũng như kéo dài tuổi thọ xe.
Những điều cần biết về nước làm mát ôtô
Dưới đây là những thông tin hữu ích về nước làm mát ôtô mà tài xế cần lưu ý.
Có 4 loại nước làm mát ôtô. Ảnh: MT
Nước làm mát ôtô là gì?
Nước làm mát ôtô đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải nhiệt của động cơ. Nó sẽ duy trì nhiệt độ hoạt động tối ưu của động cơ, giúp động cơ bình ổn nhiệt độ.
Trong trường hợp động cơ quá nóng, nước làm mát ôtô không đủ để giải nhiệt động cơ, các máy tính điện tử trên xe ôtô sẽ tự động dừng hoạt động của động cơ để đảm bảo an toàn.
Trên các xe đời cũ không có hệ thống giám sát nhiệt độ nước làm mát, động cơ quá nóng sẽ dẫn đến bó máy, xe không hoạt động, thậm chí có thể xảy ra cháy nổ.
Những loại nước làm mát ôtô
Có 4 loại nước làm mát động cơ ôtô, cụ thể là 4 màu sắc khác nhau để người sử dụng có thể phân biệt, bao gồm: Nước làm mát màu xanh lá và màu đỏ (loại LLC), nước làm mát màu xanh dương và màu hồng (loại SLLC).
Nguyên nhân của sự khác biệt về màu sắc này là bởi thành phần hóa học bên trong các loại dung dịch này không giống nhau, đồng thời chỉ số đóng cặn và nhiệt độ sôi của các loại nước này cũng có sự riêng biệt.
Khi nào phải thay nước làm mát ôtô?
Theo khuyến cáo chung, sau khi xe di chuyển mỗi 40.000 - 50.000km (tương đương từ 4 đến 5 năm sử dụng), bạn nên cân nhắc thay thế dung dịch làm mát cho ôtô. Tuy nhiên, nếu bạn di chuyển ôtô với tần suất lớn, sử dụng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt hoặc thường xuyên vận chuyển hàng hóa nặng, cồng kềnh, thời gian thay nước làm mát cho xe có thể là sớm hơn so với thường lệ.
Theo đó, bạn nên thường xuyên kiểm tra bình đựng két nước để xác định thời gian thay dung dịch làm mát cho xe. Ngoài ra, tài xế cũng cần để ý tới những vấn đề khác như loại dung dịch sử dụng, tần suất xe chạy, điều kiện thời tiết... để lựa chọn thời điểm thay nước làm mát phù hợp.
Chi tiết các bước thay nước làm mát cho ôtô
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ để thay thế nước làm mát xe ôtô;
Bước 2: Xả sạch nước làm mát ôtô cũ trong hệ thống, lưu ý thực hiện lúc xe đã nguội hoàn toàn, để tránh bị bỏng;
Bước 3: Rửa bình chứa bằng nước sạch;
Bước 4: Pha hỗn hợp nước làm mát ôtô với nước tinh khiết hoặc nước cất theo công thức của nhà sản xuất. Chỉ áp dụng với nước làm mát sử dụng công nghệ axit hữu cơ.
Bước 5: Đổ hỗn hợp nước làm mát ôtô đã pha chế vào trong bình chứa chính, cũng như bình nước phụ;
Bước 6: Đề máy để xe chạy, theo dõi đến khi bình nhiệt sủi bọt khí và nước làm mát ôtô bắt đầu rút dần. Trong suốt quá trình này, liên tục theo dõi kim nhiệt để tránh động cơ bị quá nóng. Nếu kim nhiệt tăng đến gần mức đỏ thì tắt động cơ ngay và theo dõi lượng nước làm mát ôtô trong bình;
Bước 7: Nếu nước làm mát ôtô rút xuống, tiến hành châm đầy cả bình chính và phụ. Sau đó đậy nắp và có thể sử dụng bình thường.
Bước 8: Dùng phễu để thu gom nước làm mát cũ cho vào bình chứa và xử lý chất loại thải theo quy định.
Nếu trong quá trình sử dụng, động cơ bị nóng, bổ sung thêm nước làm mát ôtô vào bình phụ, vì bọt khí còn đọng lại bên trong hệ thống giải nhiệt.
Những vị trí cần kiểm tra để ô tô hoạt động tốt trong ngày lạnh nhất Vào mùa đông khi thời tiết lạnh sâu, nhiều chủ xe phàn nàn ô tô khó khởi động hoặc gặp sự cố ảnh hưởng đến công việc. Do đó, tài xế cần lưu ý một số vị trí cần kiểm tra kỹ để tránh rủi ro trên đường. Nhiệt độ giảm sâu trong mùa đông có thể khiến chiếc ô tô bỗng dưng...