Tầm quan trọng của hệ thống phanh khẩn cấp tự động
Nếu muốn tồn tại, các hãng xe hơi buộc phải tốt hơn những gì đã từng được thể hiện trong quá khứ. Hệ thống AEB có thể sẽ là một trở ngại tiếp theo mà các nhà lập pháp đặt lên ngành công nghiệp ôtô.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi có rất nhiều nhà sản xuất ôtô cố gắng hết sức để phát triển các hệ thống an toàn mới nhằm mục đích giảm thiểu các tai nạn có thể gây thương tích hoặc tử vong. Các thống kê chứng minh rằng không có ít hơn 30 nghìn người chết mỗi năm ở châu Âu do tai nạn xe hơi, và chắc chắn số người bị thương sẽ gấp nhiều lần hơn thế.
NCAP châu Âu – chương trình an toàn xe hơi châu Âu, công bố vào hồi tháng 6 rằng từ năm 2014 trở đi, tất cả xe ô tô muốn nhận được đánh giá 5 sao cần phải được trang bị hệ thống phanh khẩn cấp tự động.
Đây thực sự là bước đầu tiên trong việc đưa ra một hệ thống thiết bị bắt buộc trên tất cả mô hình được bán khắp châu Âu như hệ thống phanh ABS và hệ thống cân bằng điện tử ESP.
Mazda sẽ nhanh chóng lắp đặt công nghệ này trên CX-5 mới
Quyết định sẽ bao gồm các công nghệ phanh khẩn cấp tự động AEB trong chương trình đánh giá của NCAP châu Âu là hợp lý và có thể là tin tốt cho toàn bộ Liên minh châu Âu, mặc dù một vài nhà sản xuất xe có thể cần đầu tư nhiều hơn nữa để phát triển một hệ thống như vậy.
Hiện nay đang có rất nhiều công ty cung cấp hệ thống phanh khẩn cấp tự độngAEB, mặc dù họ đang sử dụng những cách gọi khác nhau. Một số cung cấp hệ thống này như các sản phẩm độc lập, số khác tính vào gói an toàn lớn hơn, nhưng bất kể họ tiếp cận thị trường theo hướng nào, công nghệ AEB vẫn là một đóng góp lớn lao cho an toàn giao thông.
Volvo, Mercedes, Volkswagen, Mazda, Ford và một số hãng khác đã phát triển một hệ thống như vậy và việc cung cấp rộng khắp trên nhiều mô hình chỉ là vấn đề thời gian. Vì vậy, hãy tìm hiểu một chút về hệ thống phanh khẩn cấp điện tử. Tại sao chúng ta cần nó và quan trọng hơn, nguyên lý hoạt động để tránh tai nạn của nó là gì?
Tại sao chúng ta cần nó
Nếu bạn không nhận thấy lý do để công nghệ AEB trở thành điều kiện bắt buộc để nhận được đánh giá 5 sao, thì bạn chắc chắn cần phải biết một loạt các số liệu thống kê liên quan đến an toàn giao thông đường bộ trong vài năm qua.
Theo số liệu chính thức, lượng tử vong liên quan đến giao thông tại Mỹ dã giảm 3% trong khoảng 2009-2010, từ 33.808 người xuống 32.788 người. Trong khi đó là một tin tức tốt lành vì số lượng người bị cướp đi mạng sống vì tai nạn xe cộ đã giảm song đó là một bằng chứng sống cho thấy tất các nỗ lực cần được tiếp tục trên toàn thế giới, bất kể chúng ta đang nói về ai, chính quyền, hãng sản xuất xe hơi, lái xe hay người đi đường.
Video đang HOT
Nếu đánh giá chỉ bằng cái tên, một hệ thống phanh khẩn cấp tư động không thể giúp nhiều trong vấn đề này bởi vì hầu hết các vụ tai nạn chết người đều xảy ra với tốc độ cao bên ngoài thành phố.
Tuy nhiên, nó thực sự rất hữu ích đặc biệt trong trường hợp các vụ tai nạn liên quan đến người đi bộ. Vì hầu hết các hệ thống được phát triển để hoạt động chủ yếu với tốc độ nội đô, điều đó rõ ràng rằng chúng có thể tránh các tai nạn liên quan đến người đi bộ.
NHTSA cho biết, trong năm 2009 khoảng 25% các vụ tai nạn gây tử vong cho người đi đường xảy ra từ 6 -9 giờ tối, khung giờ cao điểm lúc mọi người trở về nhà sau một ngày làm việc. Do đó, trên những đoạn đường đô thị, hệ thống AEB là vô cùng hữu ích.
Khi nào áp dụng
Câu trả lời ngắn gọn sẽ là năm 2014. Đó thực sự là năm mà NACP châu Âu sẽ bao gồm hệ thống AEB trong chương trình đánh giá của nó. Điều đó có nghĩa rằng những chiếc xe muốn nhận được điểm số 5 sao trong các thử nghiệm va chạm cần phải được trang bị hệ thống này.
Tuy nhiên, như chúng tôi đã nói trước đó, rất nhiều nhà sản xuất xe hơi cung cấp công nghệ như vậy. Ví dụ, các thương hiệu cao cấp như Volvo, Infiniti, và Mercedes sẽ bán hệ thống AEB như một phần của hệ thống tiên tiến hơn nhưng Jaguar, Audi, Lexus và Range Rover cũng cho phép người mua đặt một tùy chọnAEB.
Dù nóng lòng nhưng chúng ta phải chờ đến 2015 để áp dụng hệ thống này rộng rãi
Ngày càng có nhiều công ty có khả năng cung cấp hệ thống này vô cùng sớm như Mazda trên CX-5 mới, Volkswagen trên Up và thậm chí là Fiat với thương hiệu mới Panda.
Hệ thống phanh khẩn cấp điện tử dường như đi trên con đường tương tự của hệ thống phanh chống bó cứng ABS và hệ thống cân bằng điện tử ESP. Trở lại năm 2007, liên minh châu Âu đã quyết định ABS phải được cung cấp bắt buộc trên những chiếc xe hơi mới, trong khi đó vào tháng 11 năm ngoái, tổ chức này công bố rằng trước 31/10/2013, tất cả xe được bán trong địa phận châu Âu phải cung cấp ESP như thiết bị tiêu chuẩn.
Việc hệ thống AEB trở thành bắt buộc chỉ còn là vấn đề thời gian, tuy nhiên xem ra chuyện này khó trở thành hiện thực trước năm 2015.
Nguyên lý hoạt động
Như đã đề cập ở trên, có rất nhiều sản phẩm tương tự trên thị trường với muôn vàn các tên gọi khác, nhưng về cơ bản chúng có cùng một bản chất hệ thống khá đơn giản.
Nguyên lý hoạt động của AEB chỉ gói gọn trong một vài từ. Hệ thống này sử dụng bộ cảm biến hoặc ra-đa lắp ở phía trước xe, một số ở phía trên kính chắn gió để theo dõi đoạn đường phía trước. Dựa vào một vài yếu tố bao gồm tốc độ và khoảng cách với xe chạy trước, một bộ phận kiểm soát sẽ phát hiện các nguy cơ ảnh hưởng.
Nguyên tắc hoạt động của AEB trên Honda
Trong hầu hết các trường hợp, ra-đa phía trước, camera, bộ cảm biến hoặc bất cứ công nghệ nào mà hãng xe hơi áp dụng, không thể nhìn xa hơn 6 đến 8 mét. Đó là lý do tại sao chúng chỉ hoạt động trong khoảng vận tốc 30-40km/h.
Dựa vào nguyên tắc trên, lái xe được thông báo về nguy cơ xảy ra tai nạn và được yêu cầu để nhấn phanh đồng thời hệ thống AEB kiểm soát phanh xe, do đó cho phép chiếc xe phản ánh kịp thời và hợp lý bất cứ khi nào lái xe phản ứng.
Trong trường hợp lái xe không thể phản ứng, công nghệ AEB có thể áp dụng trên hệ thống phanh với toàn bộ sức mạnh, khiến chiếc xe dừng lại để tránh tai nạn, hay ít nhất là giảm thiệt hại.
Tất nhiên, nếu lái xe nhấn phanh hoặc đổi hướng, AEB sẽ tự động tắt và chỉ đơn giản là tiếp tục theo dõi lưu lượng giao thông phía trước.
Như bạn có thể thấy, nó là một hệ thống rất đơn giản trên thực tế, mặc dù tất cả chúng ta đều biết rằng có nhiều các thành phần xuất hiện ở đó để khiến hệ thống này hoạt động chuẩn xác. Điều tuyệt vời là AEB có thể thực hiện chức năng của mình và thậm chí thỉnh thoảng còn phản ứng tốt hơn một lái xe có kinh nghiệm.
Theo Autodaily
Toyota phát minh công nghệ chống tăng tốc ngoài ý muốn
Theo đó, khi tài xế nhấn ga sẽ có một cảnh báo trên bảng điều khiển và công suất động cơ cũng giảm xuống.
Trong những năm gần đây, Toyota là hãng xe chịu nhiều cáo buộc liên qua đến những vụ tai nạn mà tài xế cho biết là do lỗi tăng tốc ngoài ý muốn trên xe gây nên.
Hiện tại chưa thể khẳng đình đây là lỗi từ hệ thống điều khiển hay do trong quá trình lắp ráp chế tạo xe bị lỗi.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách hàng của mình, Toyota cũng đã đầu tư nghiên cứu để cho ra đời những chiếc xe siêu an toàn.
Một hệ thống thông minh mang tên Sonar Clearance đã được Toyota phát triển có khả năng ngăn chặn các va chạm bằng việc phát hiện các vật cản nằm ngoài tầm nhìn của lái xe.
Nếu một vụ va chạm sắp xảy ra hệ thống ICS sẽ tự động nhấn phanh giảm công suất động cơ. Vào lúc này hệ thống an toàn mới của Toyota, Drive-Start Control sẽ bắt đầu kiểm soát chiếc xe.
Khi hệ thống an toàn được kích hoạt, nếu tài xế nhấn ga sẽ có một cảnh báo được hiện lên ở bảng điều khiển.
Đồng thời, công suất động cơ cũng giảm xuống để hạn chế việc xe tăng tốc gây ra tai nạn khó lường.
Hãng xe Nhật Bản cũng cho biết sẽ trang bị hệ thống trên trong những mẫu xe tương lai sớm nhất có thể.
Theo Đất việt
GM, Ford hưởng lợi từ tranh chấp lãnh thổ Trung-Nhật Làn sóng biểu tình quay lưng với hàng hóa Nhật Bản đang mang lại lợi nhuận lớn cho các hãng xe hơi từ Mỹ và Đức. Quang cảnh đìu hiu tại một đại lý của Toyota ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Các hãng ô tô Mỹ làm ăn tại Trung Quốc đang được hưởng lợi từ làn sóng biểu tình chống Nhật Bản...