Tầm quan trọng của độ chụm bánh xe ôtô
Độ chụm bánh xe ôtô tác động trực tiếp đến khả năng vận hành của ôtô và tuổi thọ của lốp xe ôtô.
Độ chụm bánh xe ôtô là gì và quan trọng như thế nào? Ảnh: LĐO
Độ chụm bánh xe là gì?
Độ chụm bánh xe (góc đặt bánh xe) là hiệu số của khoảng cách giữa hai má lốp đo từ phía sau với khoảng cách giữa hai má lốp xe đo từ phía trước trên cùng một trục bánh xe.
Độ chụm bánh xe được tính bằng inch, mm, độ và phút. Độ chụm dương (toe-in) khi khoảng cách giữa hai bên má lốp ở phía trước ngắn hơn so với khoảng cách hai má lốp đo tại vị trí phía sau.
Độ chụm âm (toe-out) khi khoảng cách giữa hai má lốp đo tại phía trước lớn hơn so với phía sau.
Độ chụm bánh xe bằng 0 khi hai bánh song song với nhau.
Video đang HOT
Tầm quan trọng của độ chụm bánh xe
Khi xe chuyển động, độ cao của thân xe so với mặt đường sẽ thay đổi so với lúc đứng yên, khiến chiều dài của rotuyn lái thay đổi, dẫn đến độ chụm bị thay đổi. Vì lý do đó, độ chụm sẵn ra đời để bù trừ, khi chạy tốc độ cao độ chụm sẽ tiến dần bằng 0 để tránh ăn mòn lốp.
Ngoài việc giúp gia tăng tuổi thọ và hiệu suất lốp, độ chụm bánh xe cũng đóng vai trò quan trọng, tác động đến khả năng chuyển hướng của xe ôtô, giúp xe ôtô tiết kiệm nhiên liệu.
Cách kiểm tra độ chụm bánh xe tại nhà
Độ chụm chuẩn thường bằng 0.
- Toe-in (độ chụm dương) là khoảng cách của 2 má lốp ở phía trước nhỏ hơn khoảng cách hai má lốp bánh phía sau.
- Toe-out (độ chụm âm): ngược lại với Toe-in.
Để nhận biết được bánh xe đang là độ chụm âm hay độ chụm dương, bạn có thể quan sát trực tiếp phần lốp xe.
Nếu như lốp xe bị ăn mòn bên ngoài là độ chụm dương, nếu lốp bị mòn bên trong là độ chụm âm. Dù độ chụm là âm hay dương cũng đều ảnh hưởng đến lốp xe ôtô.
Cách xác định giới hạn tốc độ của lốp xe ôtô
Giới hạn tốc độ của lốp xe ôtô là tốc độ tối đa mà lốp có thể chịu được trước khi bị ma sát phá hủy.
Cách xác định giới hạn tốc độ của lốp xe ôtô
Trong sổ hướng dẫn sử dụng xe có nêu giới hạn tốc độ lốp khuyến cáo của nhà sản xuất. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đọc thông tin này ở bậc cửa bên phía người lái, nắp bình xăng, trong nắp hộp dụng cụ hoặc bất cứ chỗ nào có đề cập đến mã số lốp của xe.
Thông thường, giới hạn tốc độ là thông số cuối cùng trên dãy mã số hiển thị kích thước lốp. Ví dụ như, trong mã số lốp này: "P205/60R16 82S,", thì S chính là mức giới hạn tốc độ. Bạn cần quan sát bên hông của lốp để tìm ra mã kích thước của bộ phận này.
Hệ thống mức giới hạn tốc độ của lốp xe
Hệ thống mức giới hạn tốc độ ngày nay được thể hiện bằng các ký tự từ A đến Z, với mỗi kí tự là một mức tốc độ nhất định. Theo đó, càng về cuối bảng chữ cái, giới hạn tốc độ tối đa sẽ càng tăng.
Tuy nhiên, các tiêu chuẩn Châu Âu lại dùng chỉ số dặm tối đa trên mỗi giờ. Ngoài ra, chữ "H" thay vì đứng sau chữ "G" thì lại đứng giữa chữ "U" và "V".
Giới hạn tốc độ lốp xe ôtô. Ảnh: Carmudi
Có một số ngoại lệ khác là:
- Không có mức tốc độ "I","O" và "X". Tương tự, các đồ thị vận tốc cũng không dùng ký tự "P".
- Các lốp có giới hạn tốc độ thấp thường được mô tả bằng chữ "A" cùng một chữ số, ví dụ "A1", "A2","A3"...
- Với số lốp có ký hiệu tốc độ là "W" hoặc "Y", các nhà sản xuất có thể chèn chữ "Z" vào trong bảng mô tả về kích thước lốp (trong mã số lốp, giữa thông số về tỉ lệ và đường kính) cho các loại lốp này.
Bên cạnh đó, mức tốc độ cao nhất ban đầu của hệ thống giới hạn tốc độ là "V", tương đương với khả năng duy trì ở vận tốc từ 240 km/h.
Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất tạo ra lốp có khả năng chịu được vận tốc cao hơn 240 km/h nên chữ "V" sau đó biểu thị mức vận tốc 240 km/h, thay vì 240 km/h và cao hơn. Đồng thời, và chữ "W" và "Y" cũng được bổ sung vào danh sách.
Bí kíp phòng tránh nổ lốp xe ôtô trong thời tiết nắng nóng Dưới đây là những biện pháp phòng tránh tình trạng nổ lốp xe ôtô trong thời tiết nắng nóng cực đại. Trời nắng nóng, nhiệt độ bề mặt đường tăng cao khiến nguy cơ nổ lốp xe ôtô xảy ra nhiều hơn. Ảnh: Tô Thế Kiểm tra lốp xe ôtô trước khi di chuyển Việc kiểm tra lốp thường xuyên, nhất là trước...