Tắm nước lạnh mùa đông: Lợi hay hại?
Với nhiều người, tắm nước lạnh vào mùa đông là thói quen, sở thích tốt cho sức khoẻ. Chúng tôi đã tìm hiểu những thói quen này và cách luyện tập giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn.
Mổ u vẫn tắm nước lạnh hằng ngày!
Ông Nguyễn Văn Nhật (TP Vinh, Nghệ An) năm nay đã 72 tuổi nhưng vẫn khoẻ mạnh, minh mẫn. Theo ông Nhật, một trong những biện pháp giúp ông có sức khoẻ đó là do thói quen tắm nước lạnh quanh năm.
Vào những ngày mùa đông lạnh giá, nước như muốn đóng băng, tất cả mọi người quanh ông ngại rửa tay chân và mặt bằng cả nước ấm thì ông vẫn chỉ dùng nước lạnh.
Cũng theo ông Nhật, tắm nước lạnh vào mùa đông khiến ông cảm thấy khoẻ và mát, chống cự được với giá lạnh. Khi bị ốm, mọi người khuyên ông nên tắm nước ấm nhưng tắm nước nóng ông lại ốm thêm, đến khi tắm nước lạnh đỡ ốm ngay.
“Lần tôi bị u to ở cổ, đi cắt u về các bác sĩ khuyên nên tắm rửa bằng nước ấm nhưng càng tắm tôi thấy cơ thể càng mệt hơn. Sau đó tôi tắm nước lạnh thì khoẻ hẳn, vết mổ nhanh lành”.
Ảnh: Thu Hằng
Còn chị Vũ Thu Trang (23 tuổi, Mai Động, Hà Nội) đã duy trì thói quen này nhiều năm nay. Ngày nào mùa đông chị cũng tắm gội bằng nước lạnh từ vòi dẫn từ bể nước lưu của gia đình. Khi tắm nước này, chị thấy mát như đang tắm giữa trưa hè, cơ thể khoẻ, da dẻ mịn màng, mềm mại hơn…
“Tắm nước lạnh nhiều và lâu vào mùa đông nhưng chưa bao giờ tôi bị ốm, cảm vì lạnh cả”, chị Trang cho biết.
Những ai không nên tập thói quen này?
Video đang HOT
Đối với ông Nhật, tắm nước lạnh vào mùa đông lạnh giá là một trong những thói quen đơn giản nhất mà ông có, giúp cơ thể sạch sẽ, thoát khí trong người và quen với lạnh. Khi cơ thể đã điều hoà được thì không còn sợ cảm lạnh nữa.
Cách tắm như sau: Sáng sớm sau khi ngủ dậy, mặc quần áo ấm mỏng và tập luôn bài thể dục vận động cơ thể. Trước khi tắm, ông Nhật thường xoa ngực và mặt vài lần giúp cơ thể ấm lên. “Xoa xong cơ thể là tôi lấy gàu múc nước dội từ đầu xuống chân, tắm như bình thường. Tôi không có cảm giác gió lùa hay lạnh hơn khi chưa tắm mặc dù đang ở ngoài trời”, ông Nhật chia sẻ.
Còn chị Trang cho hay, cách tắm của chị rất đơn giản như tắm nước ấm. Cho nước ra chậu, sau đó dội từ dưới chân lên dần trên người. Khi tắm xong lau khô, mặc quần áo ấm rồi mới ra ngoài.
Theo BS Hoàng Xuân Đại, nguyên chuyên viên Bộ Y tế, nhiều người hiện nay có thói quen tắm nước lạnh vào mùa đông, vì thế không phải là hiếm. Tuy nhiên, những người này thường có sức khoẻ tốt, biết cách luyện tập để cân bằng với môi trường nước lạnh.
Cũng theo vị chuyên gia này, nếu luyện tập được tắm nước lạnh vào mùa đông cũng tốt vì nó giúp cơ thể hoà đồng được với cái lạnh, ít bị cảm lạnh, sức đề kháng mạnh lên… Tuy nhiên, dù quen đến đâu trước khi tắm nên tập thể dục, khởi động cơ thể để tránh bị lạnh đột ngột, chống co mạch…
Những người vốn có các bệnh như cao huyết áp, bệnh liên quan đến tim mạch, sức khoẻ yếu hoặc các bệnh mạn tính như viêm phế quản mạn tính, viêm phổi thì không nên tập thói quen này. Bà mẹ mang thai, sau khi sinh dậy hoặc người ốm không nên tắm nước lạnh. Tốt nhất mùa đông nên hoà thêm nước nóng vào để bớt giá lạnh, đảm bảo sức khoẻ.
Theo VNE
Phương pháp dưỡng ẩm cho da vào mùa đông
Dưỡng ẩm chính là cung cấp lượng nước cần thiết cho làn da, giữ da luôn mịn màng. Ngay cả khi bạn trang điểm hoặc với gương mặt mộc, dưỡng ẩm luôn là bước quan trọng.
Lời khuyên dành cho các bạn gái là hãy chú ý cung cấp đủ lượng nước cho da hằng ngày để duy trì làn da khỏe đẹp với những bí quyết sau đây:
Không tắm nước quá nóng
Bạn nên thay đổi thói quen tắm nước quá nóng vì đó chính là tác nhân loại bỏ chất dầu tự nhiên trên da nhanh chóng khiến da trở nên khô hơn. Nếu không quen tắm nước lạnh, bạn có thể tắm nước ấm vừa phải.
Việc tắm quá nhiều lần trong ngày cũng có thể khiến da bị khô. Bạn nên giới hạn số lượng và thời gian tắm, chỉ nên tắm dưới vòi hoa sen tối đa 15 phút hoặc ít hơn. Khi tắm nước nóng, bạn nên giảm dần độ nóng và chuyển sang tắm nước lạnh để làm săn da.
Massage cho da
Sau khi tắm xong massage cho làn da là điều cần thiết. Các loại sữa tắm đều chứa dầu cần thiết cho da, để duy trì độ ẩm. Và một trong những kĩ thuật giúp giữ độ ẩm, đó chính là masage để chất ẩm thấm sâu vào da và lỗ chân lông.
Sau khi tắm xong massage cho làn da là điều cần thiết.
Dùng sữa dưỡng thể ngay khi da vẫn còn ướt
Khi bạn sở hữu làn da khô bạn cần chọn loại sữa dưỡng thể dành riêng cho da khô. Để đạt hiệu quả tối đa, bạn nên dùng các sản phẩm dưỡng ẩm ngay khi da vẫn còn ướt.
Chống nắng giúp giữ nước cho da
Mặc dù ánh nắng mùa đông không thiêu đốt như mùa hè, nhưng chỉ số SPF vẫn là từ khóa then chốt trong việc bảo vệ da. Khi tế bào biểu bì sinh trưởng khỏe mạnh bình thường nó sẽ giải phóng các nhân tố giữ ẩm tự nhiên có ích, giúp da vận hành thuận lợi hệ thống giữ ẩm tự nhiên.
Tia tử ngoại không chỉ là nguyên nhân khiến da đen, sạm nám mà còn là "lực lượng thù địch" của quá trình tuần hoàn nước trong da.
Chống nắng trong mùa đông không cần phải cầu kỳ như mùa hè nhưng cũng không được coi thường, bạn chỉ cần chọn kem chống nắng chỉ số SPF8 là đủ. Ngoài ra, lựa chọn loại kem chống nắng có thành phần giữ ẩm sẽ giúp da không bị khô nẻ.
Uống đủ nước
Một trong những điều đơn giản và thông minh để ngăn ngừa da khô đó là việc uống nhiều nước.
Việc uống đủ nước sẽ giúp da ngậm nước và giữ ẩm. Mỗi ngày, bạn nên uống ít nhất hai lít nước. Lượng nước có thể tăng lên tùy vào hoạt động của cơ thể, và nhiệt độ môi trường xung quanh.
Bên cạnh đó, nước là điều kiện cần thiết cho sự hấp thụ các dưỡng chất trong cơ thể. Nếu không có nước, sự hấp thụ dưỡng chất sẽ giảm đi đáng kể.
Tăng cường thực phẩm giàu vitamin
Vitamin C trong cơ thể có chức năng tạo ra collagen, thành phần quan trọng cho làn da khỏe mạnh. Vitamin C có trong các loại rau quả màu xanh, trái cây họ cam quýt, dâu, và kiwi.
Vitamin E là chất chống ô xy hóa mạnh, giúp loại bỏ các tác nhân gây hại, đồng thời giữ ẩm cho da. Vitamin E có trong quả bơ, hạt hướng dương và rau xanh đậm. Ngoài ra, axit béo omega - 3 cũng rất quan trọng.
Nếu thiếu chúng, da sẽ khô, dễ bị kích ứng. Axit béo omega - 3 có nhiều trong cá ngừ, cá hồi và đậu nành. Ăn cá 2 lần/tuần sẽ cung cấp đủ lượng axit béo cần thiết cho cơ thể.
Theo Alobacsi
3 điều tuyệt đối nên kiêng kị sau khi "yêu" Sau mỗi cuộc yêu, cơ thể thường tăng nhiệt, bạn cần chú ý phương pháp giải nhiệt hiệu quả mà không gây tổn hại đến sức khoẻ. Không uống nước đá, ăn đồ ăn lạnh Đầu tiên, sau khi "quan hệ" không nên lập tức uống nước đá hoặc ăn đồ lạnh. Vì mỗi lần "xung trận" cơ thể phải đốt cháy một...