Tam Nông tổ chức đối thoại với hộ nghèo, cận nghèo
Ngày 23/9, Tổ đối thoại chính sách giảm nghèo – lao động – việc làm huyện Tam Nông phối hợp với UBND xã An Long tổ chức buổi đối thoại chính sách giảm nghèo năm 2020 với hơn 50 hộ nghèo, cận nghèo (HN,CN) trong xã.
Ông Phạm Việt Công – Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã đến dự.
Hộ nghèo, cận nghèo nêu ý kiến thắc mắc tại buổi đối thoại
Từ đầu năm 2020 đến nay, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Tam Nông tiếp tục triển khai các chính sách tín dụng cho vay; hỗ trợ phát triển sản xuất; hỗ trợ về nhà ở cho HN,CN trên địa bàn… Tính đến tháng 9/2020, toàn huyện đã xem xét cho 305 lượt HN,CN vay vốn với tổng số tiền hơn 7,8 tỷ đồng; cấp mới hơn 11 ngàn thẻ bảo hiểm y tế cho HN,CN; vận động cất mới 75 căn nhà, sửa chữa mới 10 căn, kinh phí hơn 2,8 tỷ đồng…
Tại buổi đối thoại, các ý kiến thắc mắc về các chính sách hỗ trợ HN,CN; chế độ hỗ trợ tiền điện, tiền học phí của con, cháu thuộc hộ nghèo đang đi học; chính sách hỗ trợ vốn vay phát triển sản xuất… được Tổ đối thoại chính sách giảm nghèo – lao động – việc làm huyện ghi nhận và trả lời thỏa đáng. Ông Phạm Việt Công đề nghị, thời gian tới, huyện tiếp tục triển khai, thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, chú trọng hỗ trợ vốn vay, giới thiệu việc làm,… giúp HN,CN có điều kiện vươn lên. Các HN,CN quan tâm cho con em tham gia Chương trình đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, vì đây chính là con đường thoát nghèo một cách bền vững…
Thanh Hoá: Có gần 74.000 hộ nghèo được hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất
Với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững tỉnh Thanh Hoá, hàng năm Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hoá đã tham mưu triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Thực hiện triển khai các phong trào thi đua vì người nghèo trên toàn tỉnh Thanh Hoá.
Trong 5 năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã triển khai thực hiện phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo không để ai bị bỏ lại phía sau" gắn với phong trào thi đua "Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới"; phát huy tối đa mọi nguồn lực trong xã hội, lồng ghép các chương trình, dự án để giúp hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững và vươn lên khá giả.
Hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo tại huyện Như Xuân (Thanh Hoá)
Ngành cũng đã phối hợp triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách BHYT, giúp khoảng 3,8 triệu lượt người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số được khám, chữa bệnh; hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất, tạo sinh kế và phục vụ nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt cho 73.857 hộ nghèo.
Đồng thời cũng đã hỗ trợ triển khai thực hiện 227 dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, tổng kinh phí thực hiện là gần 98,2 tỷ đồng, giúp hàng chục nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được tham gia; hỗ trợ đầu tư xây dựng 120 công trình giao thông, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, trường học, công trình thủy lợi, điện, nước sinh hoạt ... tại các huyện nghèo và xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, miền núi. Qua đó, đã giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh theo chuẩn tiếp cận đa chiều từ 13,51% (cuối năm 2015), xuống còn 3,27% (cuối năm 2019), bình quân giảm 2,56%/năm, vượt kế hoạch đề ra.
Các chính sách trợ giúp xã hội được ngành LĐ-TB&XH Thanh Hoá đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định, bảo đảm chế độ trợ cấp thường xuyên cho 204.636 đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng và 875 đối tượng tại các đơn vị trực thuộc Sở. Đồng thời, tích cực hướng dẫn, chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố theo dõi, kiểm tra, nắm chắc tình hình đời sống Nhân dân trong thời kỳ thiên tai, giáp hạt và dịp tết Nguyên đán để kịp thời báo cáo, đề xuất với UBND tỉnh hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn, ổn định đời sống và sản xuất; trong 05 năm, đã có 353.221 lượt nhân khẩu được hỗ trợ trên 7.286 tấn gạo.
Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2021-2025) bình quân hằng năm từ 1,5%/năm trở lên.
Ưu tiên tăng chi cho an sinh xã hội Điểm lại chính sách chi ngân sách trong thời gian qua có thể thấy, một điểm nổi bật đó là đã ưu tiên tăng chi đảm bảo an sinh xã hội và xóa đói, giảm nghèo với tỷ trọng chi thường xuyên tăng mạnh, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Trong giai đoạn 2011-2015, đã có trên 10 triệu lượt học sinh...