“Tam nông” thời nay và làm gì với hóa chất nông nghiệp?
Chính hóa chất đã làm thay đổi toàn cảnh nền nông nghiệp VN. Hãy dừng “thuốc BVTV” khi không muốn trở nên hoàn toàn lệ thuộc nước ngoài.
TS. Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD) mới đây có cuộc chia sẻ với Đất Việt về việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp và những vướng mắc của nền nông nghiệp hiện nay cũng như cách khắc phục.
“Tam nông” ngày nay không phải là “Nông nghiệp – Nông thôn – Nông dân” xét theo tiêu chí nông thôn mới. Tam nông phải là cuộc chiến chấm dứt tình trạng lệ thuộc của ngành nông nghiệp vào hóa chất, mục tiêu cụ thể phải là giải quyết tình trạng: “Dân nghiện- Đất nghiện- Nước thoái hóa”.
Quá nhiều phân bón hóa học, hạt lúa cũng không còn đúng chất, đúng vị.
“Dân nghiện” là thế nào? Nghiện là tình trạng biết là có hại mà mình vẫn phải dùng, và dùng ngày càng tăng liều, không bỏ nó được. Người nông dân ngày nay đang rơi vào tình trạng lệ thuộc, bị động, khác hoàn toàn với người nông dân xưa kia! Dân nghiện tức là người nông dân đánh mất chính bản thân mình, đặt mình vào tình trạng bị sai khiến, bị “bóc lột tự nguyện” bởi ngành công nghiệp hóa chất ngoại quốc và những thế lực khác dưới cái tên mỹ miều “ thuốc bảo vệ thực vật” “thức ăn công nghiệp”, “công nghiệp hóa nông thôn”…!
Trước đây, người nông dân hoàn toàn tự chủ với nghề của mình, có kiến thức, kỹ năng, lòng tin và thái độ nghề nghiệp đặc thù, thì nay, nghề nông của dân đã mất thực rồi.
Đứng trước mảnh ruộng của mình, họ không còn biết “xem trời, xem đất, xem mây” để đưa ra quyết định canh tác, không biết cách chọn giống, giữ giống mỗi mùa thu hoạch, không biết làm phân xanh, phân chuồng… Tất cả đều phụ thuộc bên ngoài “cho gì” dùng thế, bảo gì thì làm thế.
Tình trạng nhơn nhơn hoành hành của các loại giống giả, phân giả, “thuốc trừ sâu” giả trên thị trường có phần bởi người nông dân đã bị tước đi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trong các khâu chọn giống, làm phân, làm đất, diệt sâu.. truyền thống. Người nông dân bơ vơ trong chốn thông tin bất định!
Video đang HOT
Họ đã bị tước mất cái chủ động, sáng tạo, khả năng quyết định riêng của mình với thị trường trong “làm nghề nông”.Trồng gì, giống nào, bón phân gì, diệt sâu cách nào, bao giờ làm..tất cả đều đi “hỏi” cửa hàng và lệ thuộc đến mức cho gì dùng thế.
Đã mất đi kinh nghiệm nghe, nhìn cảm nhận riêng về đất, nước, cây, con… hình thành từ đời cha ông truyền lại.
Đâu còn là nghề? Cái gì của nghề để phân biệt giữa một người thanh niên với một lão nông già, ngoài sự lệ thuộc tất tần tật vào bên ngoài?
Thứ hai là đất nghiện. Đất cũng mất đi sự tự chủ của Đất, không còn đúng nghĩa “Đất mẹ” nuôi những cây, con… lớn lên từng ngày đúng nghĩa. Nhìn vào đất, đâu còn sự sống phong phú đang sinh sôi nảy nở từng giây ẩn dưới những gốc cây, ngọn cỏ? Mỗi nhát cuốc lật lên đâu thấy những con giun, nảy giãy dưới ánh mặt trời? Khả năng sinh sôi, tái tạo tự nhiên cho đời sống đang chết dần! Đất đã và đang bị chai đi, vô hồn. Để có cây, có hoa có quả, là những đòi hỏi về phân bón công nghiệp, là những hóa chất trừ sâu, mà người dân được tuyên truyền là “thuốc bảo vệ thực vât”! Bảo vệ được gì và phá đi những gì?
Đất đã mất đi khả năng thiên phú vừa là bà đỡ, vừa là người mẹ, vừa là người bảo vệ cho cây cỏ hoa lá côn trùng, vật nuôi.. muôn loài chung sống. Giờ đây, thu hoạch được bao nhiêu, người nông dân lại dồn đi mua phân, hóa chất trừ sâu bấy nhiêu.
Bởi ngừng bón, ngừng phun, là cây chết, con chết, nguy cơ không còn gì để thu hoạch.
Cộng trừ nhân chia đẩy đủ,tức nếu tính cả phí môi trường, thực chất canh tác ngày nay của người nông dân là âm.
Lãi trước mắt đấy, nhưng là lãi ăn vào người mẹ môi trường, lấy đi của đất, nước, không khí khả năng tự sinh sôi nảy nở của bà mẹ tự nhiên. Cái giá trước sau gì cũng phải trả, nếu thế hệ sau muốn tồn tại và phát triển!
Và nước? Có đất, có nước ắt có cá, tôm, cua, ốc, ếch … điều giản đơn tự ngàn đời, nay đang mất dần trước mắt chúng ta.
Chả phải đi đâu xa, chính trên mảnh đất này vài chục năm về trước, bước ra khỏi nhà, bất kỳ vũng nước nào, tát cạn là đều cho thu hoạch không thiếu thứ gì: tép, tôm, cua ốc, cá…Trong ký ức tôi, vẫn sống động những trận mưa rào đầu mùa, cá rạch sôi động bên vệ cỏ ven đường, lên tận sân gạch trước cửa.
Theo_Báo Đất Việt
Lạng Sơn: Nông dân lao đao vì bí đao!
"Có nhà đã bỏ hết ruộng để trồng bí thế mà giá năm nay chưa bằng 1/4 năm ngoái!" - một nông dân cho biết.
Nhiều hộ dân tại xã Quảng Lạc (một xã ven thành phố Lạng Sơn) đang ngán ngẩm, lao đao vì giá bí đao
rớt thê thảm: Chỉ 2.500 đồng/kg, thậm chí, có những thôn ở xa thì giá còn rẻ hơn.
Được biết, phong trào trồng bí đao làm kinh tế tại địa phương này bắt đầu từ 2-3 năm trước. Tuy nhiên, giá cả chưa bao giờ rơi vào tình trạng "rẻ bèo" như hiện nay.
Nhiều ruộng bí đao tại đây vẫn chưa đến kỳ thu hoạch.
Sáng 18/6, trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Văn Tim - một nông dân tại thôn Quảng Hồng 3 (xã Quảng Lạc) cho biết: "Cả xã có khoảng 2-3 thôn trồng. Những năm trước ít nhà trồng hơn, nhưng thấy được giá nên mọi người rủ nhau làm, năm nay có khoảng 100 hộ. Riêng mấy anh em ở khu tôi thì phải còn đến mấy chục tấn. Nhà tôi trồng 5 sào, đến giờ mới bán cho thương lái được 4-5 tấn, còn lại khá nhiều nhưng không biết tiêu đi đâu.
Năm ngoái, chúng tôi bán được 12000-13000 đồng/kg nhưng năm nay chỉ 3000, 2.800 đồng. Có thôn ở xa, không bõ công mang ra chợ nên phải nài thương lái vào mua thì phải chịu rớt giá thêm - chỉ 2000-2.500 đồng. Không hiểu sao năm nay lại rẻ như thế! Như thế này thì lấy gì mà lãi, tiếc công sức bỏ ra nhiều lắm" - người nông dân này phàn nàn.
Bí đao đã thu hoạch thì phải chất đống chờ thương lái đến mua với giá "rẻ bèo".
Những người nông dân này không thể ngờ lại xảy ra tình trạng rớt giá thảm hại.
Anh Lành Văn Tùng - người dân ở TP Lạng Sơn chia sẻ: "Tôi đi qua thấy bí đao chất đống đầy đường nên lại hỏi và mua giúp họ một ít. Bí sạch và ngon nhưng rẻ quá nhưng họ không bán được mà phải đợi người vào mua".
Tuy giá cả không bằng 1/4 so với mọi năm, nhưng những người nông dân ở đây chỉ có thể trông chờ vào thương lái, vì quãng đường ra chợ khá xa (10km) và cũng không bán được nhiều. Họ cho hay, chỉ có 2 thương lái ở miền xuôi chuyên đến thu mua nên chỉ có thể ngậm ngùi chấp nhận mức giá rẻ này.
Quảng Lạc là một xã thuần nông nằm ven thành phố Lạng Sơn, điều kiện giao thông khá khó khăn. Ở một số địa phương khác cũng có các hộ trồng bí đao đang rơi vào cảnh ngán ngẩm như vậy.
Cá biệt, theo ông Tim, một số hộ đã bỏ hết ruộng để trồng bí đao thay cho lúa. "Thấy năm ngoái được giá nên họ bỏ lúa đi để trồng bí, rồi lấy tiền mà mua gạo thôi nhưng không ngờ được lại rơi vào tình cảnh rớt giá thảm hại như hiện nay.
Hiện, chúng tôi chỉ mong có chỗ thu mua nào đó với giá cao hơn, chứ như thế này thì không biết lãi ở đâu được nữa..." - ông Tim buồn bã.
Theo_24h
Những nhận biết sai lầm về rau sạch Theo ông Trần Trung Chính - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần phát triển chuỗi liên kết thực phẩm sạch Việt Nam (MR Sạch), những loại rau bị sâu ăn hại khiến lá bị xấu, cằn cỗi... chưa thể gọi là rau sạch. Bởi, rau sạch phải đảm bảo các yếu tố như nguồn nước sạch, đất sạch, giống...