Tầm nhìn rau dưa
Mỗi thành phố có thể được coi là một cơ thể sống, thì không gian công cộng là máu của nó.
Quá nhiều sai phạm tại Công viên Tuổi Trẻ.
Không gian công cộng là không gian mà chúng ta chơi, đi bộ, gặp gỡ nhau và đối với nhiều người ở các vùng quê, không gian ấy đôi khi chỉ đơn giản là nơi ghé qua, nơi họ cảm nhận cuộc sống thành phố.
Về mặt lý thuyết, không gian công cộng là nơi mà các thành viên của xã hội có quyền sử dụng, không có sự phân biệt giàu nghèo, sang hèn, đẳng cấp xã hội. Thật khó mà tưởng tượng rằng có thể sống trong một thành phố không có vỉa hè, không có công viên, vườn hoa và quảng trường. Thành phố như thế sẽ không có sức sống, sẽ lạnh lẽo và vô hồn.
Vậy mà, vì mục tiêu lợi nhuận, nhiều không gian công cộng của thủ đô đang bị “xẻo thịt” bởi các đại gia, các nhóm lợi ích, mà điển hình là công viên Tuổi Trẻ, công viên Thống Nhất. Đôi khi vì mục tiêu phát triển kinh tế, người ta đã coi thường vị trí của các khoảng không gian xanh của thành phố.
Có thể thấy rõ các công viên ở Hà Nội đang bị thu hẹp dần. Ở những nơi ấy, người đi bộ thường phải đụng nhau, đôi khi còn bị tắc như ngoài đường phố, bởi không gian công cộng ở đây đã bị lấn át do các dịch vụ vui chơi, ẩm thực, chơi tennis…
Video đang HOT
Thực tế đó cho thấy, dường như chúng ta vẫn còn hạn hẹp trong tầm nhìn khi cho rằng việc kiếm được một ngày bao nhiêu tiền, số tiền ấy có thể mua được bao nhiêu rau dưa, gạo, thịt… thì mới là hoạt động kinh tế, mà không nhận thức rõ rằng không gian công cộng cũng chính là nơi tạo ra sức khỏe – một dạng của cải vật chất đặc biệt, là nơi giao lưu cộng đồng.
Lisa Drummond – Phó GS về đô thị học tại ĐH York ở Toronto (Canada) – trong một nghiên cứu về Hà Nội đã mơ trong tương lai, Hà Nội sẽ có những vành đai xanh, những công viên trên cao chan hòa ánh nắng và không còn phải sống chung với… bụi và hàng rong. Hàng triệu người dân thủ đô có lẽ cũng có giấc mơ như nhà khoa học ngoại quốc này. Đó là tầm nhìn, là chiến lược mà nhiều thủ đô trên thế giới đã thực thi.
Vấn đề của chúng ta bây giờ là ai quyết định chiến lược và tầm nhìn ấy.
Theo laodong
'Chú lính chì' Thiện Nhân đạp xe một chân
Sáng cuối tuần, "chú lính chì" Thiện Nhân lại được mẹ cho vào công viên Thống Nhất (Hà Nội) tập thể dục. Dù chỉ còn một chân nhưng cậu đạp xe rất thạo, thậm chí vừa lái xe vừa nghịch ngợm, đua tốc độ với các anh.
Thiện Nhân và mẹ Mai Anh cùng thể dục buổi sáng bằng cách đạp xe trong công viên.
Để làm quen với xe đạp, Thiện Nhân được tặng chiếc xe có bánh phụ loại dành cho trẻ em để đảm bảo an toàn.
Thiện Nhân dù chỉ dùng lực đạp bằng một chân nhưng sớm tỏ ra rất thạo và còn đua tốc độ với anh Hải Minh, chị Trúc, em Tuệ Trinh (ảnh) và các bạn.
Mẹ Mai Anh kể, khi Thiện Nhân 3 tuổi, thấy anh Hải Minh đi xe đạp thì rất thích. Nhân dịp cậu bé sinh nhật lần thứ 3, Nhân đã được tặng chiếc xe đạp. Thiện Nhân rất thích thú và để xe đạp trong phòng riêng của mình để ngắm và thỉnh thoảng lôi ra dắt trong phòng bởi cậu chưa thể đi xe.
Khi mới tập, Thiện Nhân đạp xe rất khó nhọc và vất vả vì chưa biết điều tiết sức cũng như chưa biết điều khiển bàn đạp bằng một chân. Nhưng giờ cậu bé đã có thể vừa lái vừa nghịch, và sáng chủ nhật nào cũng dậy từ 6h sáng để đạp xe cùng mẹ , anh và các bạn.
Cậu luôn thể hiện những hành vi văn hóa và ghi nhớ những gì được dạy.
Vào lớp 1 được 2 tháng, Thiện Nhân được cô giáo đánh giá tiếp thu bài khá tốt và đạt nhiều điểm cao
Có thể đùa nghịch, đua tốc độ nhưng khi rời khỏi xe, "chú lính chì" lại cần đến sự giúp đỡ của người lớn và cần đến chiếc nạng đã gắn bó với cậu vài năm.
Theo VNE
Hà Nội: Công viên thành quán đèn lồng Công viên ven hồ Tây được thành phố Hà Nội đầu tư hàng trăm tỷ đồng nhưng giờ đây đang bị lấn chiếm để kinh doanh với đủ hình thức. Vườn hoa, bãi cỏ bị giày xéo, rác xả bừa bãi trông hết sức nhếch nhác. Dọc con đường dạo ven hồ, các vỉa hè, thảm cỏ, vườn hoa, khuôn viên bị các...