Tầm nhìn mét hai, mua thang bảy hai mét
Xe thang 72m loại chuyên dùng chữa cháy và cứu hộ thuộc loại cao nhất và duy nhất ở Việt Nam hiện nay được mua và nhập khẩu với chi phí 1 triệu USD. Một cú đầu tư hoành tráng cho việc phòng cháy chữa cháy tại TPHCM.
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Nhưng lạ thay! 14 năm qua, chiếc xe triệu đô này chỉ lăn bánh một lần để tham gia chữa cháy vụ cháy Trung tâm thương mại quốc tế ITC (Q.1) xảy ra hồi cuối tháng 10-2002 làm 60 người chết, 70 người bị thương. Hết.
Từ đó đến nay nó được trùm mền. Mặc dù cũng từ đó đến nay, tại TPHCM xảy ra không biết bao nhiêu vụ cháy lớn nhỏ.
Xe không sử dụng được nhưng vẫn tốn tiền cho việc chăm sóc, bảo dưỡng. Mỗi lần sửa chữa phải mời chuyên gia nước ngoài sang. Mỗi năm bét nhất cũng mất hàng trăm triệu cho nó, cứ nhân lên 14 năm, nhân lên với lãi suất ngân hàng sẽ thấy số tiền lãng phí đó đủ xây một ngôi trường cho huyện ngoại thành như Cần Giờ chẳng hạn.
Hỏi ra mới biết, xe không đưa vào khai thác được vì nặng đến 48 tấn, trong lúc phần lớn cầu trên địa bàn thành phố chỉ chịu được tải trọng trên dưới 25 tấn. Và hóa ra, khi đi mua chiếc xe triệu đô này, chẳng ai quan tâm đến điều kiện địa hình, đường sá, cầu cống trên địa bàn. Đến khi mua về mới biết rằng không phù hợp và không khai thác được.
Video đang HOT
Hai chữ “ tầm nhìn” đôi khi không phải là chuyện quá xa xôi, mà chỉ gần thôi, khoảng 72 mét. Thế mà cũng không nhìn được xa tới đó, để rồi hậu quả là vứt một đống tiền vào kho chờ nó hư nát. Và cái đau là ở chỗ, trong khi nó nằm “trơ gan cùng tuế nguyệt”, thì bên ngoài các vụ cháy vẫn xảy ra và thiệt hại của cộng đồng cứ theo khói lửa bốc đi. Hậu quả không chỉ là mất 1 triệu USD mà mất biết bao nhiều tài sản của người dân, của nước.
Giờ đây, những người có trách nhiệm với “cục sắt” 48 tấn này ngồi bóp trán tính toán cách khai thác nó “cho hiệu quả”. Cũng phải làm thôi, chẳng lẽ bán sắt vụn. Nhưng thử hỏi, 14 năm, công nghệ và sản xuất thiết bị loại này của thế giới đi tới đâu rồi, còn mình lại loay hoay sửa chữa, đại tu, nâng cấp một chiếc xe của… hơn 14 năm trước dù mới chạy có một lần.
Dư luận chỉ quan tâm đến những ụ nổi, đoàn tàu giá hàng trăm triệu USD của Vinashin, Vinalaines, choáng váng với thiết bị lặn Tinro2 giá 100 triệu đồng nâng lên 130 tỉ đồng của Công ty cho thuê tài chính II…, nhưng quên mất những sự” lãng phí vặt” như chiếc xe chữa cháy vừa kể.
Xin thưa rằng, “lãng phí vặt” loại này nhan nhản khắp nơi, vì nó “vặt” nên không gây chú ý, nhưng nó làm rỗng hầu bao ngân sách khi nào không hay.
Chưa kể, “lãng phí vặt” sinh ra “tham nhũng vặt”.
“Tham nhũng vặt” vì so với mấy ông “tham nhũng lớn”. Nhưng cộng hết các anh “vặt” này lại cũng đủ nuôi dân mình ấm no đấy.
Theo Dân trí
Trào lưu "khai tử" tập đoàn
Trào lưu gắn mác "tập đoàn" của các doanh nghiệp hiện nay đang ở giai đoạn thoái trào. Hoặc tên "tập đoàn" bị "khai tử" và thay vào đó là tổng công ty, hoặc vẫn tồn tại tên gọi "tập đoàn" nhưng người nghe không thấy còn "oách" như mấy năm về trước...
Bắt đầu từ năm 2010, dù không sở hữu nguồn vốn lớn hàng nghìn tỷ đồng như các doanh nghiệp nhà nước tầm cỡ, nhưng nhiều công ty tư nhân với vài ba xí nghiệp trực thuộc cũng gắn cho mình cái mác "tập đoàn" khi thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh. Xuất hiện nhan nhản những cái tên đọc xong không hiểu thế nào, kiểu như Công ty cổ phần Tập đoàn X, Y, Z...
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: Hương dân thuê bất nhất làm kho doanh nghiêp Tên không dấu: Từ chết cười đến hiểm họa hàng... 90 triệu dân, mừng hay lo? "Ve sầu thoát xác" để xóa lỗ, vứt nợ
Ra ngõ là gặp "tập đoàn" - một doanh nhân chia sẻ. Và nhiều "tập đoàn" kiểu này thường có số vốn ít, nhân lực mỏng, thậm chí doanh thu hàng năm cũng nằm ở mức rất khiêm tốn. "Nghe tên "tập đoàn" thì cũng ghê gớm lắm, nhưng nhiều "tập đoàn" kiểu này có trụ sở đóng ở trong ngõ, với diện tích căn hộ khiêm tốn để làm văn phòng" - một doanh nhân cho biết.
Nhưng các doanh nghiệp có vốn lớn, nhiều lao động, tiềm lực mạnh cũng chưa hẳn ứng với tên gọi tập đoàn mà pháp lý đã thừa nhận.
Trên cơ sở thực hiện thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế, ngày 12/1/2010, Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam (VNIC) và Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD) chính thức được thành lập. Tập đoàn VNIC lấy Tổng Công ty Sông Đà làm nòng cốt và Tập đoàn HUD lấy Tổng Công ty Phát triển nhà và đô thị làm nòng cốt.
Tuy nhiên, việc thí điểm thành lập hai tập đoàn này đã nhanh chóng kết thúc sau đó khi các công ty thuộc tập đoàn này "ai về nhà nấy". Báo cáo của Bộ Xây dựng sau hơn 2 năm thí điểm thành lập mô hình tập đoàn cho thấy, do hình thành trên cơ sở liên kết hành chính nhiều tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nên dẫn đến rất nhiều bất cập.
Những bất cập đó được thể hiện ở "con số" những đơn vị thành viên nằm trong tập đoàn mới được thành lập, cụ thể như quy mô của các tập đoàn tăng đột biến từ vài chục doanh nghiệp thành viên tăng lên đến vài trăm doanh nghiệp. Riêng Tập đoàn Sông Đà có vốn đầu tư ở 4 cấp doanh nghiệp với tổng số thành viên là 230 đơn vị, trong khi ở HUD có 183 đơn vị. Điều này được xác định dẫn đến mâu thuẫn giữa năng lực quản lý, điều hành của công ty mẹ - tập đoàn với yêu cầu quản lý của tập đoàn đối với các đơn vị thành viên.
"Tuần trăng mật" sau hai năm thí điểm tập đoàn VNIC và HUD chính thức kết thúc vào ngày 2/10/2012, bằng quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo sắp xếp lại 11 doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng.
Không riêng gì hai tập đoàn VNIC và HUD bị giải thể và các thành viên trở về với tên gọi tổng công ty ban đầu, một năm sau đó, ngày 21/10/2013, Bộ Giao thông Vận tải đã có Quyết định số 3287 thành lập Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy trên cơ sở "tổ chức lại" Công ty mẹ và một số đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
"Khai tử" Vinashin, Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy có tên viết tắt là SBIC hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Công ty mẹ - SBIC là Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và có 8 công ty con.
Theo Bộ Giao thông vận tải, mục đích chính của tái cơ cấu Vinashin và chuyển về hoạt động theo mô hình tổng công ty là để tập trung vào ngành nghề chính và có tài chính lành mạnh hơn.
Theo Việt Hưng
Pháp Luật VN
"Ve sầu thoát xác" để xóa lỗ, vứt nợ Từ việc thua lỗ chồng chất, nợ hàng chục nghìn tỷ đồng, một số doanh nghiệp bất ngờ thoát lỗ, hết nợ khi lột xác thành một cái tên hoàn toàn mới. Ve sầu thoát xác Ngày 31/10/2013, Bộ Giao thông - Vận tải chính thức thông báo việc chuyển Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) thành Tổng công ty...