Tạm ngừng nhập máy móc thải loại từ Trung Quốc
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa có văn bản về việc tạm ngừng nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng mà các nước đã loại bỏ do lạc hậu, chất lượng kém…
Văn bản của Bộ Khoa học và Công nghê nêu rõ, tạm ngừng nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng mà cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc đã công bố loại bỏ (2.255 doanh nghiệp) thuộc 18 lĩnh vực, ngành nghề.
Có thể kể đến như sản xuất sắt, thép, hợp kim, than luyện luyện kim đồng, chì, kẽm, điện phân nhôm sản xuất canxi cacbua, sợi hoá học, xi măng, kính phẳng sản xuất giấy, rượu – cồn, bột ngọt, acidcitric thuộc da, nhuộm và in.
Quy định nêu trên không áp dụng đối với các loại máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng được nhập khẩu không để sử dụng sản xuất trong nước (tạm nhập, tái xuất quá cảnh, chuyển khẩu,…).
Video đang HOT
Bộ cũng kiến nghị từ ngày 15-9-2012, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan cho phép thông quan các lô hàng máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng có xuất xứ từ Trung Quốc nếu được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận không thuộc diện tạm ngừng nhập khẩu được nêu ở trên.
Để được xác nhận lô hàng máy móc, thiết bị, dây chuyên công nghệ có xuất xứ từ Trung Quốc không thuộc các trường hợp bị tạm ngừng nhập khẩu kể, thì các nhà nhập khẩu phải gửi hồ sơ về Bộ.
Theo TPO
Động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2: Các chuyên gia vào cuộc
Ngày 8.9, đoàn công tác của Bộ Khoa học - Công nghệ (KH-CN) gồm các nhà khoa học hàng đầu của Viện Vật lý địa cầu, Viện Địa chất đã đến khu vực xung quanh thủy điện Sông Tranh 2 (H.Bắc Trà My, Quảng Nam) để khảo sát, nghiên cứu về tình hình động đất liên tục xảy ra.
Nghiên cứu bài bản về động đất
TS Lê Huy Minh, Phó viện trưởng Viện Vật lý địa cầu cho biết: "Nhiệm vụ của đoàn trong chuyến công tác lần này là tiến hành thu thập số liệu của các máy gia tốc tại đập thủy điện Sông Tranh 2 và máy đo rung chấn của Viện Vật lý địa cầu. Qua đó, chúng tôi sẽ đánh giá chính xác vị trí của động đất". Theo ông Minh, Bộ KH-CN sẽ sớm đưa đề tài nghiên cứu về tình hình động đất tại H.Bắc Trà My lên cấp nhà nước.
Ông Trần Văn Hải, Trưởng ban Quản lý (BQL) dự án Thủy điện 3 cho biết, những ngày qua, do có mưa nên lượng nước về hồ ở mức 60 m3/giây, chỉ đủ chạy 1 tổ máy. Hiện mực nước tại đập thủy điện Sông Tranh 2 đang ở cao trình 140,3 m và đã duy trì mực nước ở cao trình chết trong 3 tháng để khắc phục sự cố rò rỉ nước.
Ông Đinh Văn Thu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nói: "Trong lịch sử, H.Bắc Trà My đã có xảy ra động đất, nay lại diễn ra tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2. Ngày 3.9 đến nay lại xảy ra 11 lần động đất dù mực nước tại thủy điện Sông Tranh 2 đã ở mực nước chết. Động đất đang tăng dần ở cả một khu vực chứ không riêng gì khu vực thủy điện. Cho nên, với những thông tin này, đoàn khảo sát cần có những đánh giá chính xác hơn".
Theo TS Trần Tuấn Anh, Viện trưởng Viện Địa chất, tối ngày 7.9, đoàn công tác đã có buổi làm việc với BQL dự án Thủy điện 3 để xử lý sơ bộ các số liệu về tình hình động đất đang diễn ra xung quanh khu vực thủy điện Sông Tranh 2. TSKH Ngô Thị Lư, Viện Vật lý địa cầu, nhấn mạnh, tình hình động đất tại H.Bắc Trà My cần phải được khảo sát, nghiên cứu bài bản. Bà Lư sẽ giúp phía UBND tỉnh Quảng Nam mượn 5 máy đo động đất di động của nước ngoài để đặt xung quanh thủy điện Sông Tranh 2 nhằm thu thập các số liệu trước khi các trạm quan trắc được xây dựng.
Vết trượt đất còn mới bên tuyến đường ĐT616, gần thủy điện Sông Tranh 2 - Ảnh: Hoàng Sơn
Người dân ngóng tin
Cùng ngày 8.9, đoàn công tác cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, chính quyền H.Bắc Trà My đã đến Trường mẫu giáo Hoa Phượng và Trường THCS Lê Hồng Phong (thuộc xã Trà Đốc) để kiểm tra các vết rạn nứt. Tại hiện trường các chuyên gia đã tiến hành thu thập các số liệu, quan sát các vết rạn nứt cũng như tiếp thu ý kiến người dân. Trong số hai địa điểm đoàn công tác kiểm tra, Trường mẫu giáo Hoa Phượng là nơi xuất hiện rất nhiều vết nứt. Do rung chấn mạnh, một mảng tường bằng bê tông khá lớn đã bể ra, rơi xuống sàn nhà.
Bà Đào Thị Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Hồng Phong, cho biết: "Do động đất liên tục nên tại khu nhà bán trú dành cho 80 học sinh của nhà trường đã xuất hiện nhiều vết nứt trên sàn nhà. Đặc biệt, nhiều vết nứt trên tường ngày càng mở rộng hơn theo mỗi trận động đất". Ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND H.Bắc Trà My, nói: "Những ngày qua, tôi liên tục nhận được điện thoại của lãnh đạo các huyện: Tiên Phước, Hiệp Đức, Phước Sơn... hỏi thăm về tình hình động đất. Bởi các huyện lân cận cũng đang hết sức lo lắng khi rung chấn động đất đã lan đến địa phương họ. Thông qua đoàn khảo sát, chúng tôi muốn biết thực sự động đất xảy ra là do động đất kiến tạo hay động đất kích thích do hồ thủy điện Sông Tranh 2".
Ông Phong kể, vào tháng 3.2011, tại địa phương đã bắt đầu xuất hiện những tiếng nổ trong lòng đất, tuy nhiên, do tưởng các đối tượng xấu sử dụng chất nổ nên H.Bắc Trà My đã cử công an, Huyện đội điều tra. "Nhưng nhiều lần tìm kiếm đều không có thông tin, mãi cho đến tháng 11.2011, khi lòng đất phát nổ dữ dội, rồi rung chấn kéo theo, chúng tôi mới biết đó là do động đất", ông Phong nói.
Dự kiến, ngày 12.9, đoàn khảo sát của Bộ KH-CN sẽ có buổi làm việc với chính quyền tỉnh Quảng Nam, H.Bắc Trà My để báo cáo kết quả.
Theo TNO
Tìm ra "gốc gác" loài bọ xít hút máu người Liên tiếp trong hơn 1 tuần qua tại TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) người dân đã phát hiện nhiều con bọ xít hút máu người đã từng phát hiện ở các tỉnh Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM... Ngày 4/9, ông Nguyễn Xuân Quang, trưởng khoa Côn trùng Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bình Định)...