Tạm ngừng hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện Bình Chánh để phòng dịch COVID-19
UBND huyện Bình Chánh, TP.HCM có quyết định tạm dừng hoạt động xây dựng tại các công trình, dự án và nhà ở để phòng dịch COVID-19 và vi phạm xây dựng.
Các hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện Bình Chánh bị tạm ngưng để phòng dịch COVID-19 – Ảnh: TỰ TRUNG
Ngày 7-7, chủ tịch UBND huyện Bình Chánh Đào Gia Vượng cho biết huyện đã có quyết định tạm dừng các hoạt động xây dựng công trình, nhà ở trên địa bàn huyện để tổ chức phòng chống dịch COVID-19.
Theo đó, các hoạt động xây dựng công trình và nhà ở trên địa bàn huyện sẽ tạm dừng từ 18h chiều 6-7 cho đến khi có thông báo mới để phòng dịch COVID-19.
Video đang HOT
UBND các xã phải kiểm tra tất cả các công trình xây dựng trên địa bàn để bảo đảm thực hiện biện pháp phòng dịch này.
Trường hợp công trình xây dựng nào đảm bảo đủ điều kiện phòng dịch theo quy định của Bộ Y tế và chỉ thị 10 của UBND TP.HCM, chủ đầu tư phải cam kết và đăng ký tiếp tục hoạt động tại UBND xã.
Việc các công trình xây dựng đủ điều kiện hoạt động lại phải có sự đồng ý của UBND huyện.
Ông Vượng cho biết hiện tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn huyện đang diễn biến phức tạp, nhiều công trình xây dựng không bảo đảm điều kiện giãn cách để phòng dịch.
Công nhân trong các công trình vẫn làm việc tập trung 5-7 người một chỗ, không bảo đảm giãn cách theo quy định. Vì vậy, nguy cơ lây nhiễm COVID-19 giữa những người làm việc trong công trình là rất cao.
Đối với công trình xây dựng đủ điều kiện hoạt động, chủ đầu tư phải đăng ký và cam kết để địa phương kiểm soát. Việc kiểm soát này cũng nhằm tránh những trường hợp lợi dụng dịch bệnh để xây dựng trái phép trên địa bàn huyện.
UBND huyện Bình Chánh cũng chỉ đạo Đội quản lý trật tự đô thị huyện và các địa phương, lực lượng liên quan tăng cường tuần tra, kiểm tra tình hình hoạt động xây dựng của các công trình, nhà ở trên địa bàn.
Bộ Y tế hỏa tốc yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19
Đến nay, theo báo cáo nhanh của dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia, tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của các tỉnh thành trên cả nước còn chậm (dưới 40%).
Các y, bác sỹ chuẩn bị thuốc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho người lao động. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)
Ngày 23/6, Bộ Y tế ra công văn hỏa tốc yêu cầu Thành phố Hồ Chí Minh và 9 tỉnh thành gồm: Nam Định, Cao Bằng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Tiền Giang, Lâm Đồng, Cần Thơ, Kiên Giang đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 .
Theo Bộ Y tế, để phòng dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20/5, bộ đã phân bổ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh 70.000 liều và các viện, bệnh viện, các đơn vị trên địa bàn thành phố 4.500 liều.
Đến ngày 17/6, Bộ Y tế tiếp tục ưu tiên phân bổ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh 786.000 liều và các viện, bệnh viện, đơn vị trên địa bàn thành phố 10.370 liều để triển khai phòng chống dịch. Tổng số liều vaccine được phân bổ hai đợt là 870.870 liều.
Trước đó, ngày 14/6, Bộ Y tế đề nghị ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức tiêm ngay vaccine phòng COVID-19 trên địa bàn, hoàn thành trước ngày 18/6 đảm bảo an toàn, không đợi tiêm mũi 2 cho các đối tượng đã tiêm mũi 1 để tăng tỉ lệ tiêm chủng.
Tuy nhiên đến nay, theo báo cáo nhanh kết quả tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 hàng ngày của dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia ( Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương ), Thành phố Hồ Chí Minh mới triển khai tiêm được hơn 50.000 liều (khoảng 69% số vaccine được phân bổ đợt 3 và 6% số vaccine được phân bổ của cả 2 đợt).
Còn đối với 9 tỉnh thành: Nam Định, Cao Bằng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Tiền Giang, Lâm Đồng, Cần Thơ, Kiên Giang đến nay, theo báo cáo nhanh kết quả tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 hàng ngày của dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia (Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương), tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của các tỉnh thành trên còn chậm (dưới 40%).
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ triển khai, trước thực tế trên, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố có tên trên thực hiện đẩy nhanh tiến độ triển khai, tăng tỉ lệ tiêm chủng, tập trung nguồn lực để triển khai tiêm chủng các đợt tiếp theo.
Ngoài ra, Bộ Y tế đề nghị chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và 9 tỉnh thành trên chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai tiêm chủng ngay số vaccine được cấp.
Bình Dương yêu cầu dừng hoạt động chợ tự phát Chiều 22/6, Sở Y tế tỉnh Bình Dương báo cáo đánh giá về tình hình số ca mắc hiện nay trên địa bàn tỉnh đang ở cấp độ 4 (từ 101 - 300 ca), do đó báo động mức độ cảnh báo dịch lên mức cao nhất để chuẩn bị tinh thần, thái độ, biện pháp và nguồn lực kịp thời chống dịch....