Tầm này ấy mà: Không test nhanh thì nhịn đi cafe, khai xuân về lên 2 vạch thì bình tĩnh “Đến là tiếp”
Nhưng mà vẫn không được lơ là, chủ quan nha quý dzị!
Sau hơn 2 năm hoành hành khắp mọi “mặt trận”, Covid-19 đã để lại những ảnh hưởng không hề nhỏ với cuộc sống của tất cả chúng ta. Nhưng con người sinh ra là để thích nghi, ngần ấy thời gian đã giúp mọi người quen hơn với tình hình dịch bệnh, bắt nhịp sống chung với “Cô-Vy”.
Bằng chứng dễ thấy nhất là những từ khoá như “F0″, “ dương tính”, “2 vạch”,… không còn đáng sợ như trước nữa. Thay vào đó, dân tình có phần bình tĩnh hơn khi đối mặt với Covid-19. Tuy nhiên dù thế nào thì cũng không được lơ là trước dịch bệnh, phải duy trì thực hiện 5K để bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng nhé cả nhà iu!
Tầm này có lỡ test nhanh dương tính thì bước 1 là bình tĩnh up story, vừa cập nhật tình hình vừa thông báo cho mọi người biết. Sau đó mới lần lượt thực hiện từng bước chữa trị chứ không cuống cuồng lên nữa rồi nhỉ?
Không phải lì xì, “thủ tục” đầu tiên của năm mới ở nhiều cơ quan chính là ngoáy mũi để làm test nhanh. Đầu năm như vậy thì cũng hơi thốn nhưng mà được cái an tâm!
Trong không khí tụ tập “dẩy đầm” tân niên, nhiều hội bạn thân không quên nhiệm vụ test nhanh trước khi gặp mặt. Tình bạn này chắc chắn là diệu kỳ và bền lâu rồi đây.
Video đang HOT
Mà chẳng riêng đứa bạn chơi chung, hễ nghe “phong phanh” ai đó quen thân dương tính hoặc vừa di chuyển chỗ này chỗ kia là nhiều người tự ngoáy mũi ngay. Sau hơn 2 năm vượt chông gai cùng dịch bệnh thì tinh thần tự giác cứ phải gọi là lên cao ngút ngàn.
Nhiều gia đình còn “thủ” sẵn những loại thuốc phòng hoặc hỗ trợ chữa Covid-19 như thuốc đau đầu, cảm cúm thông thường. Cần test nhanh là có ngay, Covid-19 đến là tiếp liền.
Đùa chút thôi cơ mà phải thừa nhận Covid-19 khiến việc ngoáy mũi trở nên quen thuộc hơn bao giờ hết. Nhưng chúng mình vẫn phấn đấu để không bị ngoáy mũi nữa nhé!
Chuẩn bị tinh thần đối mặt với tình huống xấu nhất cũng đem lại cảm giác an tâm nhất đúng “khum” mọi người?
Bệnh viện thiếu dây truyền máu, người nhà bệnh nhân "đỏ mắt" lùng mua
Nhiều ông bố, bà mẹ như "ngồi trên đống lửa" khi đưa con bị bệnh tan máu bẩm sinh vào bệnh viện để truyền máu nhưng bệnh viện hết dây truyền, đổ xô đi mua ở ngoài cũng không có.
Đưa con trai 6 tuổi vào Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên suốt 3 ngày nay để truyền máu chữa trị căn bệnh tan máu bẩm sinh, anh Vi Văn Tường (ngụ xã Nam Dong, huyện Cư Jút, Đắk Nông) nóng ruột khi phải liên tục chờ đợi vì bệnh viện hết dây truyền máu.
Một bệnh nhi nằm nhiều ngày liền ở Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên vẫn chưa được truyền máu vì bệnh viện hết dây truyền (Ảnh: Uy Nguyễn).
Anh Tường cho biết, anh đã tranh thủ gửi con trong bệnh viện rồi bắt xe đi khắp các nhà thuốc lớn trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) để tìm mua dây truyền nhưng đều nhận được cái lắc đầu vì hết hàng từ nhân viên nhân viên nhà thuốc.
"Mỗi tháng tôi đều đưa con vào viện truyền máu một lần nhưng đợt này tôi rất sốt ruột khi máu cháu đã được người khác cho đủ nhưng chỉ thiếu mỗi dây truyền. Tìm kiếm cả mấy hôm nay không có dây truyền, tôi lo lắng cho sức khỏe của cháu lắm, sợ không đúng lịch trình chữa trị lại không tốt cho sức khỏe của cháu", anh Tường băn khoăn.
Cũng theo anh Tường, không chỉ anh mà rất nhiều người nhà có con cháu đang nằm điều trị bệnh tan máu bẩm sinh ở Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đang nháo nhào tìm kiếm dây truyền máu. Với anh Tường, dây truyền máu hiện tại đang "quý như vàng" và anh khao khát có dây truyền sớm để điều trị bệnh cho con.
Dây truyền máu hiện được ví "quý như vàng" đối với các bệnh nhi tan máu bẩm sinh đang điều trị ở Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên (Ảnh: Uy Nguyễn).
Một người phụ nữ khác đang điều trị bệnh tan máu bẩm sinh cho con 2 tuổi cho biết, sau nhiều ngày chờ đợi chị vừa mới mua được dây truyền máu từ một nhà thuốc vào trưa nay. "Nghe họ điện thoại báo có dây truyền máu, tôi tức tốc bắt xe ôm đi mua ngay kẻo lỡ mất cơ hội. Ở trong phòng của con tôi có nhiều cháu nằm cả tuần lễ mà vẫn chưa có dây để truyền máu phải nằm vật vạ rất tội nghiệp", người này chia sẻ.
Khi PV liên hệ với một số nhà thuốc lớn trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột hầu hết đều nhận được câu trả lời không có bán mặt hàng này hoặc đã hết hàng và hàng chưa nhập về. Đồng thời cho rằng, chưa bao giờ thấy lượng người tới hỏi mua dây truyền máu nhiều như mấy ngày nay.
Anh Hoàng Công Minh - Chủ tịch Câu lạc bộ hiến máu khu vực Tây Nguyên - chia sẻ khi nhận được điện thoại từ người nhà các bệnh nhân xin máu để truyền thì các thành viên trong nhóm tích cực đến Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên để cho máu, hỗ trợ quá trị chữa trị cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, nhiều ngày nay anh liên tục nhận được điện thoại "cầu cứu" từ nhiều người nhà bệnh nhân than phiền về việc phải đi mua kim, chỉ, bao tay... và nhất là thiếu dây truyền máu trầm trọng nên không thể điều trị mà phải chờ đợi.
Người nhà bệnh nhân "đỏ mắt" tìm dây truyền máu tại các nhà thuốc nhưng cực kỳ khan hiếm (Ảnh: Uy Nguyễn).
"Tôi cũng liên hệ nhiều nơi nhưng chỉ mua được một số lượng dây truyền máu rất ít và phải tới ngày mai mới về kịp, trong khi đó số lượng bệnh nhân cần thì rất nhiều. Hiện Câu lạc bộ luôn sẵn sàng cho máu các bệnh nhân và rất mong vật tư y tế cũng được đáp ứng kịp thời để bệnh nhân không phải vất vả tìm mua khắp nơi", anh Minh nói thêm.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Đại Phong - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên - thừa nhận có tình trạng thiếu dây truyền máu mấy ngày hôm nay và người nhà các bệnh nhân phải tự đi mua.
Nguyên nhân của việc thiếu dây truyền máu cũng như một số vật tư y tế tại bệnh viện theo ông Phong đó là do vướng nhiều khó khăn, phức tạp trong việc đấu thầu. Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng đã tăng giá không theo giá cũ được nên nhiều công ty cũng không bán hàng.
"Đến chiều nay 25/1, bệnh viện mới bổ sung được số lượng ít dây truyền máu nhờ mua từ nhà thuốc bên ngoài vào để giải quyết tạm thời. Hiện tại nếu còn thiếu dây truyền thì người nhà phải tự mua. Bệnh nhân nào không đồng ý thì chúng tôi buộc phải chuyển tuyến chứ không còn cách nào khác", ông Phong nói thêm.
Giám đốc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên - cho biết, ông đã trực tiếp báo cáo tình trạng thiếu vật tư y tế cho lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk và Sở Y tế để tìm phương án khắc phục.
Con gái dứt tình bỏ mẹ già ốm yếu lại bệnh viện, bác sĩ và người dưng thay nhau chăm sóc: "Bà tủi thân khóc hoài, mong sao cô gái đến nhận lại mẹ" Sau 2 tháng điều trị tại bệnh viện, bà Dư chẳng còn nơi nào để về khi người con gái duy nhất vô tình cắt đứt mọi liên lạc, không chịu đến nhận mẹ. Ngày cuối đời, bà sống lay lắt nhờ tình thương của những người xa lạ... Hết tiền xoay xở, con gái bỏ rơi mẹ già 12h trưa, cánh cửa...