Tắm mát ở suối Hiêu – nơi cây biến thành đá
Bản Hiêu (Thanh Hóa) với ruộng bậc thang đẹp chẳng kém Tây Bắc, có dòng suối Hiêu nổi tiếng biến cây thành đá.
Bản Hiêu thuộc xã Cổ Lũng (huyện Bá Thước, Thanh Hóa) nằm trong vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Đây là điểm đến yêu thích của dân phượt và các du khách nước ngoài ưa du lịch khám phá trong vài năm nay. Đến Pù Luông mùa lúa chín, cung đường dài 25 km từ thị trấn Cành Nàng đến bản Hiêu rất đẹp bởi hai bên là cánh đồng ruộng bậc thang nằm hai bên bờ suối. Qua khỏi cầu treo bằng gỗ là vào bản.
Bản Hiêu chìm trong sương sớm với những nếp nhà sàn của người dân tộc Thái.
Nơi đây nổi tiếng với dòng suối Hiêu có thể biến cây thành đá. Do chứa một lượng đá vôi lớn, nên nước suối Hiêu làm vôi hóa những bộ rễ cây nằm dưới lòng suối. Ở nơi suối Hiêu đổ nước về những mảnh ruộng bậc thang thì nước khá hiền hòa, nhưng càng đi ngược lên đầu nguồn thì độ dốc càng lớn, tạo thành dòng chảy mạnh. Nước suối trong, mát lạnh mùa hè và ấm mùa đông.
Hiêu trong tiếng Thái có nghĩa là mỏm đất chênh vênh, nhô ra đúng với địa thế thôn Hiêu và thác Hiêu đang tọa lạc.
Thích nhất là được vẫy vùng trong làn nước trong mát, quên hết đi những mệt nhọc của chốn thị thành.
Cuối tháng 6, những mảnh ruộng bậc thang bắt đầu chín vàng, là thời điểm bản Hiêu cũng như Pù Luông đẹp nhất trong năm. Đây cũng là lúc suối Hiêu đầy nước, chảy ầm ào suốt ngày đêm. Dòng suối chảy quanh bản làng, chứa chan cho những mảnh ruộng, mang đến vụ mùa ấm no cho người dân bản Hiêu.
Video đang HOT
Bản Hiêu là điểm đến yêu thích của du khách nước ngoài ham mê khám phá du lịch sinh thái.
Thăm ruộng bậc thang, tắm suối xong, khách có dịp thưởng thức mâm cơm có những đặc sản của người Thái như thịt gà, nộm hoa chuối rừng, canh măng… với giá rất hợp lý, chỉ dao động từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng. Đến Hiêu mà chưa được ăn thịt vịt Cổ Lũng thì coi như chưa đến nơi này. Giống vịt cổ to, chân thấp, thịt chắc, thơm. Vịt thả ở đồng, không cho ăn cám nên trứng nhiều lòng đỏ, bán giá cao hơn nhiều so với vịt thường.
Hiêu bình yên, con người thân thiện, không có ồn ào, đua chen cho nhiều người cảm giác như được về nhà khi đến đây.
Cánh đồng xã Lũng Niêm và khu chợ phố Đòn nhìn từ trên cao như một bức tranh sơn thủy hữu tình… Ảnh: baothanhhoa.
Trên đường trở về từ bản Hiêu ra thị trấn Cành Nàng, du khách thường rất thích ghé chợ phố Đòn, phiên chợ vùng cao đặc biệt của người dân Bá Thước. Chợ chỉ họp vào sáng thứ 5 và sáng chủ nhật hàng tuần. Khách có thể ăn bát canh đắng, rồi dạo chợ, mua sản vật người dân tự trồng được hoặc thu lượm của núi rừng đến đây bán, như : mật ong, măng rừng, cua, ốc đá.
Những con cua đá sống ở khe suối bán với giá 10.000 đồng/xâu. Nếu bạn đi hai ngày cuối tuần thì có thể chạy đường Hồ Chí Minh, qua thị trấn Cẩm Thủy, rồi rẽ về thị trấn Cành Nàng (Bá Thước), qua cầu La Hán khoảng 25 km là tới nơi. Nếu đi dài ngày và muốn kết hợp đi đường nhiều nơi thì cung Mai Châu (Hòa Bình – Pù Luông (Thanh Hóa) khá lý tưởng. Từ Hà Nội đi xe máy tới Mai Châu, nghỉ đêm ở bản Com Poọng hoặc bản Lác rồi theo hướng Co Lương, theo đường 15C chạy dọc sông Mã để tới khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, vào thăm các bản Hiêu, Kho Mường… rồi trở lại Hà Nội.
Theo ngôi sao
Cung đường phượt 3 miền mùa lúa chín
Lên Tây Bắc săn mây và lúa chín, thăm Pù Luông trong sương hay khám phá miền Tây sông nước là những cung đường phượt đáng lưu tâm dịp nghĩ lễ này.
Hà Nội - Tây Bắc
Lịch trình: Bạn có thể đi chuyến 2 ngày 3 đêm. Xuất phát từ Hà Nội đi Thanh Sơn, Văn Chấn, Nghĩa Lộ, Tú Lệ, La Pán Tẩn, Mù Căng Chải, Cao Phạ.
Các điểm tham quan trong hành trình:
- Ngắm ruộng bậc thang Tú Lệ, Cao Phạ, La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình.
- Thăm bản Lìm Mông, bản người Thái và ngắm thung lũng Cao Phạ...
Mùa vàng Tú Lệ. Ảnh: Nguyễn Minh Sơn.
Ăn uống: Lên Tây Bắc, bạn đừng quên thưởng thức những sản vật đậm chất vùng cao như xôi nếp nương, gà đồi, thịt trâu gác bếp, thịt lợn cắp nách, thắng cố...
Điểm nghỉ: Ngày 1 ngủ tại Nghĩa Lộ, ngày 2 ở trung tâm thị trấn Mù Căng Chải với khá nhiều nhà nghỉ, nhà sàn. Bạn nên liên hệ đặt phòng trước vì dịp lễ tết thường cháy phòng.
Chi phí: Tất cả mọi chi phí từ xăng xe, ăn uống, ngủ nghỉ... dao động trong khoảng 1 triệu đến 1,3 triệu đồng.
Pù Luông, Thanh Hóa
Pù Luông xanh nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, với những thửa ruộng bậc thang và núi rừng hoang sơ từ lâu đã là cung đường lý tưởng dành cho các phượt thủ thích khám phá.
Đường đi: Từ Hà Nội, bạn có thể đi xe máy tới bản Lác, Mai Châu rồi tiếp tục đi theo hướng Co Lương, rẽ đường 15C chạy dọc sông Mã để tới khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.
Nếu xuất phát từ thành phố Thanh Hóa, ngược lên phía Tây Bắc, men theo đường mòn Hồ Chí Minh, rẽ phải ở thị trấn Cẩm Thủy, đến thị trấn Cành Nàng bạn rẽ sang đường 15C, sau đó đi khoảng 10 km nữa là tới.
Cảnh vật nên thơ của vùng núi cao Pù Luông, Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn Thành Hoan.
Lưu trú: Bạn nên liên hệ đặt phòng homestay ở Bản Lác, bản Com Poọng, Hòa Bình hoặc ngay tại vùng lõi Pù Luông ở các bản Đông Điểng, Kho Mường, bản Nủa, bản Kịt 1, Cao Hoong... Chi phí một đêm khoảng 40.000 - 50.000 đồng một khách tùy số lượng, ngày lễ có thể đội giá lên 70.000 - 80.000 đồng.
Điểm tham quan: Đỉnh Pù Luông cao trên 1.700m, thượng sơn lên bản cao Son - Bá - Mười, thác nước bản Hiêu, ruộng bậc thang bản Hiêu...
Đặc sản: Có nhiều sản vật vùng cao để bạn lựa chọn như gà đồi, ốc khỉ, nộm măng chua, nem măng đắng, cơm lam, nộm hoa chuối rừng, vịt suối nướng, lợn rừng quay...
Sài Gòn - Đồng Tháp - An Giang
Lịch trình phù hợp với 2 ngày cuối tuần hoặc kỳ nghỉ 3 ngày 2 đêm 2/9, với chi phí trung bình khoảng 500.000 đồng/ngày. Cụ thể:
Ngày 1: Tới thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp, tham quan lăng cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc thân sinh Bác Hồ, sau đó đến khu sinh thái Gáo Giồng, ăn uống và nghỉ đêm tại đây. Ban có thể tổ chức cắm trại dưới những tán rừng tràm, tham quan các sân chim hoặc câu cá. Đặc sản nên thử: Cá lóc nướng gói với đọt sen, rắn nướng mọi, cá linh nấu canh chua bông điên điển, chuột đồng...
Đặc sản lẩu mắn cá linh bông điên điển. Ảnh: fiditour.com.
Ngày 2: Đến với Đồng Sen - Tháp Mười. Không gian ở đây sẽ đưa du khách trở về với tuổi thơ và cảnh vật yên ả của thôn quê miền Tây thanh bình. Buổi chiều bạn xuất phát đi Châu Đốc - An Giang. Đến đây, bạn sẽ đi thăm miếu bà chúa Xứ, lăng mộ Thoại Ngọc Hầu và chùa Hang. Hãy dành buổi tối để khám phá thành phố Châu Đốc về đêm.
Ngày 3: Thăm rừng Tràm Trà Sư huyện Tịnh Biên, thăm quan Búng Bình Thiên, núi Cấm, núi Két. Bạn sẽ được ngồi trên những chiếc xuồng tắc ráng tham quan hệ sinh thái điển hình nhất cho vùng ngập nước phía Tây sông Hậu. Hết ngày, trở về Sài Gòn.
Đặc sản: Đừng quên thưởng thức các món đặc sản An Giang nổi tiếng như cơm gà, bò nướng ngói, lẩu trâu, gỏi xoài sầu đâu...
Theo ngôi sao
Đi dọc miền Tây Thanh Hóa Vùng đất này được ví như miền Tây Bắc thu nhỏ trong lòng xứ Thanh, cảnh đẹp hùng vĩ hiện lên như khúc độc hành của riêng sông Mã. Hà Nội bắt đầu chuyển sang thu, đứa con gái 25 tuổi ngồi bó gối trong thành phố, cảm giác "nhớ rừng" quay quắt về một miền xa vắng ít nắng, nhiều mưa. Vậy...