Tâm lý người tiêu dùng bất động sản nửa cuối năm 2022
Theo ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn – Kênh thông tin bất động sản (BĐS) số một tại Việt Nam, mặc dù mối quan tâm đến BĐS có dấu hiệu “giảm nhiệt” tại các địa phương trong quý II/2022, nhưng trong ngắn hạn sẽ khó có khả năng giá BĐS giảm, vì ngoài mục đích để ở hiện hữu, mục đích đầu tư của người tiêu dùng hướng tới dài hạn và tâm lý nhà đầu tư không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh hay các các yếu tố khác.
Mức độ tăng giá của nhà đất vượt vàng, chứng khoán và tiền gửi
Trải qua 2 năm dịch bệnh kéo dài, thị trường nhà đất, vàng, chứng khoán và tiền gửi tiết kiệm ghi nhận nhiều diễn biến thăng trầm. Dữ liệu của Batdongsan.com.vn cho thấy, trong hơn 2 năm qua, từ tháng 1/2020 đến tháng 6/2022, đất và nhà ở có chỉ số tăng giá cao nhất, xếp sau đó là vàng, chứng khoán và tiền gửi tiết kiệm. Riêng tháng 6/2022, chỉ số giá đất tăng 86% so với tháng 1/2020.
Giá đất và nhà ở có mức tăng giá vượt vàng, chứng khoán và tiền gửi tiết kiệm.
Mặc dù chỉ số giá vàng và chứng khoán đã tăng mạnh vào tháng 1/2022, với mức tăng lần lượt tăng 44% và 57% so với tháng 1/2020, nhưng sang tháng 6/2022, giá vàng và chứng khoán đã giảm mạnh, nên mức tăng so với tháng 1/2020 còn 34% và 21%. Trong khi đó, quý II/2022, giá đất nền tại miền Bắc và miền Nam có mức độ quan tâm giảm lần lượt là 16% và 12% so với cùng kỳ năm 2021, nhưng mặt bằng giá nhà đất rao bán vẫn tăng ở nhiều địa phương, nhất là tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh so với trung bình giá 2021.
Hà Nội chứng kiến nhu cầu tìm kiếm đất nền giảm đến 23%, nhưng mặt bằng giá rao bán đất ở nhiều quận, huyện vùng ven tăng mạnh. Trong đó, đất nền huyện Đông Anh, Gia Lâm, Quốc Oai tăng lần lượt tăng 31%, 27% và 20% so với trung bình giá năm 2021.
Còn TP Hồ Chí Minh ghi nhận mức độ quan tâm đất nền giảm 11%. Tuy nhiên, giá rao bán đất nền trong quý 2/2022 ở nhiều khu vực của thành phố đều tăng so với trung bình năm 2021, như quận 9 tăng 11%, Củ Chi tăng 8%, Nhà Bè tăng 4%…
Thị trường đất nền toàn quốc trong quý II/2022 ghi nhận mức độ quan tâm ước tính giảm 11% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên vẫn cao hơn 5% so với quý II/2019 – thời kỳ trước dịch COVID-19. Ông Nguyễn Quốc Anh nhận định, yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng giá BĐS tăng hay giảm tùy thuộc nhu cầu của thị trường. 80% lượng giao dịch, tìm kiếm BĐS tập trung tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trước tốc độ đô thị hóa và nhu cầu về nhà tăng cao.
Video đang HOT
Tâm lý nhà đầu tư thay đổi ra sao?
Dữ liệu lớn của Batdongsan.com.vn trong quý II/2022 cho thấy mức độ quan tâm BĐS cho thuê ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh ước tính tăng lần lượt 33% và 23% so với cùng kỳ 2021, tăng 64% và 32% so cùng kỳ năm 2020. Trên toàn quốc, ước tính nhu cầu tìm kiếm BĐS cho thuê mảng văn phòng tăng 7%, nhà phố tăng 63%, chung cư tăng 18% so với cùng kỳ 2021.
Đối với chung cư cho thuê tại Hà Nội, lượng quan tâm tăng chủ yếu ở khu vực ngoài trung tâm như huyện Gia Lâm tăng 13%, huyện Đông Anh tăng 9% so với cùng kỳ năm 2021. Còn ở TP Hồ Chí Minh, lượng quan tâm chung cư cho thuê tăng nhiều nhất ở khu vực phía Đông như Quận 2 tăng 36%, Quận 1 tăng 13%, Quận 7 tăng 10%… Xu hướng này sẽ tiếp diễn trong nửa cuối năm 2022.
Nghiên cứu thị trường của Batdongsan.com.vn được tổng hợp so sánh từ 3 chỉ số: Tin đăng, mức độ quan tâm và giá, với 80% tổng số tin đăng và 90% nguồn thông tin dự án trên toàn thị trường, thể hiện nguồn hàng cả sơ cấp và thứ cấp, cũng như xu hướng, nhu cầu thị trường. Trên cơ sở sở hữu nguồn dữ liệu khổng lồ lên tới 70 triệu lượt người tìm kiếm/tháng, với khoảng 4 triệu người dùng, phản ánh tương đối tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường BĐS.
Theo bà Thắm Phạm – Giám đốc Marketing Batdongsan.com.vn, trong nửa cuối năm 2022, xu hướng nhà đầu tư có ý định mua BĐS gia tăng mạnh, trong đó có tới 67% nhu cầu tìm kiếm BĐS sơ cấp, 25% cân nhắc các sản phẩm thứ cấp; 61% gia tăng nhu cầu về không gian xanh, 46% mong muốn ngồi nhà lớn hơn, 45% ưu tiên các khu vực ít đông đúc hơn hoặc ở ngoại ô thành phố…
Cụ thể, do đa số người Việt Nam hiện nay đã sở hữu ít nhất một BĐS, nên 25% số người được hỏi có ý định mua thêm BĐS trong một năm tới tại những khu vực cùng địa phương hoặc khu vực lân cận, với lý do đầu tư hoặc nâng cao chất lượng sống. Tuy nhiên, giá bán vẫn là rào cản lớn nhất. Bên cạnh đó, nhóm đã có BĐS muốn mua thêm để đầu tư và dành cho con cái, nên tâm lý nói chung tìm mua BĐS trong bán kính 50 km, với giá từ 2,5 – 5 tỷ đồng (đa số quan tâm tới đất/nhà biệt lập, nhưng không phải BĐS nghỉ dưỡng).
Mặt khác, không gian sống xanh đang và sẽ tiếp tục là 1 xu hướng lựa chọn thiết yếu của các nhà đầu tư trong tương lai; đồng thời, việc thanh toán được thực hiện dần bằng các giao dịch trực tuyến trong quá trình mua/bán BĐS…
Thị trường bất động sản cuối năm thanh lọc nhà đầu tư
Theo các chuyên gia xây dựng, các yếu tố như quỹ đất hạn chế, nguồn cung khan hiếm, giá bán cao và quy trình cấp phép các dự án vẫn đang bị siết chặt...
mà thị trường bất động sản (BĐS) đang đối mặt sẽ góp phần thanh lọc nhà đầu tư trong 2 quý cuối năm 2022.
Đối mặt 4 khó khăn lớn
Thị trường bất động sản Việt Nam đang chứng kiến nguồn cầu lớn và động lực tăng trưởng mạnh mẽ đến từ tốc độ đô thị hóa nhanh với tỷ lệ dân số tăng. Tuy nhiên, vẫn những rào cản của thị trường như thủ tục pháp lý, quỹ đất và nguồn vốn đầu tư cũng đang dẫn đến tình trạng lệch pha cung cầu.
Theo ông Neil MacGregor, Tổng giám đốc Savills Việt Nam (Tập đoàn cung cấp các dịch vụ BĐS hàng đầu trên thế giới), tại 2 đô thị lớn nhất của Việt Nam là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang chứng kiến nhu cầu tìm kiếm nhà đất lớn, cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh và tỷ lệ dân số vàng, nhưng do nguồn cung không theo kịp cầu và cần nhiều giải pháp thiết thực để giải quyết tình trạng này, nên giá nhà đất tăng mạnh so với giá trị thật, vượt quá mức thu nhập của đa số người dân.
Thị trường bất động sản cuối năm thanh lọc nhà đầu tư.
Tổng hợp lại những thách thức mà thị trường BĐS đang phải đối mặt, Savills Việt Nam nhận định 4 khó khăn lớn. Các địa phương đang thiếu quy hoạch tổng thể. Năm 2020, khi đó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt "Nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050", nhưng đến nay, tiến độ lập quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 khá chậm, khi đến cuối tháng 5/2022 mới có 7/111 quy hoạch được quyết định, phê duyệt. Nguyên nhân là do sự thiếu rõ ràng về quản lý quy hoạch 1/10.000, 1/2.000, 1/500 giữa thẩm quyền của Bộ Xây dựng và UBND các tỉnh, thành phố.
Bên cạnh đó, nhiều bộ luật liên quan đến đất đai, nhà ở, BĐS còn chồng chéo như: Luật Đất đai và Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Đầu tư và Luật Kinh doanh BĐS... gây nên sự khó khăn trong quá trình xin phê duyệt cho các chủ đầu tư trong và ngoài nước. Trong khi đó, Luật Quy hoạch được thông qua từ năm 2017, nhưng quá trình triển khai gặp nhiều vướng mắc do bất cập với thực tế.
Mặt khác, sự thiếu hụt quỹ đất tại các đô thị lớn, dẫn đến nguy cơ bong bóng thị trường, nhất là tình trạng đầu cơ đất đang diễn ra ở nhiều địa phương, giá thị trường nhà ở không hướng tới người mua cuối cùng. Điều này sẽ khiến xã hội và nền kinh tế phát triển không lành mạnh trong dài hạn và quỹ đất tại các đô thị lớn dễ bị thao túng.
Ngoài ra, việc siết tín dụng BĐS và kiểm soát chặt chẽ hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng khiến thị trường ngưng trệ vi thiếu dòng tiền đầu tư, triển hai các dự án dang dở hoặc mới.
Trước thực tế trên, quan điểm của Savills Việt Nam, cũng như của nhiều chuyên gia, các cơ quan quản lý Nhà nước cần sớm sửa đổi, bổ sung các bộ luật liên quan sát thực tế, nhằm tránh sự chồng chéo giữa các quy định khác nhau của khung pháp lý, qua đó hỗ trợ chính quyền các địa phương trong quá trình phê duyệt dự án và cải thiện tình trạng thiếu quỹ đất phát triển nhà ở; xây dựng quy trình đấu giá đất công khai, minh bạch trên cơ sở tham chiếu các quy trình đấu giá đất công tại nước có cách làm hiệu quả và tăng nguồn cung cho phân khúc bình dân, đáp ứng nhu cầu thực của người mua nhà để ở; đồng thời khuyến nghị các doanh nghiệp kinh doanh BĐS đa dạng nguồn vốn huy động đầu tư.
Thanh lọc nhà đầu tư
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, thị trường BĐS nửa đầu năm 2022 đối mặt với không ít khó khăn về nguồn vốn đầu tư, quỹ đất hạn chế, với trạng thái "thăng trầm" liên tục thay đổi trên cả nước. Nguồn hàng khan hiếm, nhu cầu lớn, khi cung vượt cầu sẽ dẫn đến việc giá bất động sản bị đẩy lên cao. Đây là câu chuyện ở nhiều địa phương, nhất là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh nơi không có dự án nhà ở bình dân mới nào thời gian gần đây. Thực tế trên sẽ vẫn tiếp diễn trong nửa cuối năm 2022, khi nguồn vốn tín dụng vào thị trường BĐS bị thắt chặt, nhưng điều này sẽ giúp thanh lọc nhà đầu tư.
Còn theo ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc batdongsan.com.vn (Kênh thông tin dịch vụ BĐS số 1 Việt Nam), 6 tháng đầu năm, trong khi lượng tin đăng mua bán nhà đất có xu hướng tăng 22% so với cùng kỳ, nhu cầu tìm kiếm nhà đất lại giảm mạnh. Điều này cho thấy thị trường đang trong giai đoạn giao dịch không còn dễ dàng như trước. Một trong những nguyên nhân chính là do dòng vốn chảy vào lĩnh vực BĐS từ đầu năm 2022 đến nay hạn chế, khi cả tín dụng ngân hàng lẫn hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp đều bị kiểm soát. Song, điều này sẽ loại bỏ những nhà đầu tư nhỏ lẻ, chụp giật, tạo sóng...
Trước thực tế trên, đại diện các công ty BĐS có thương hiệu hiện nay đều cho rằng, những thách thức thị trường đang phải đối mặt sẽ thanh lọc mạnh mẽ nhà đầu tư theo hướng phát triển bền vững và lành mạnh hơn. Chỉ những chủ đầu tư thật sự có nguồn lực về tài chính và phát triển bền vững sẽ tiếp tục tồn tại, còn những nhà đầu tư phụ thuộc vào vốn vay, không có quy trình phát triển bền vững sẽ gặp nhiều khó khăn. Hai quý cuối năm 2022. thị trường được dự báo sẽ hướng đến các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực hơn là đầu cơ, lướt sóng.
Về xu hướng mua cuối năm, theo các chuyên gia BĐS, phân khúc được nhà đầu tư ưa chuộng sẽ là đất nền cạnh các khu công nghiệp, nhà phố lân cận trung tâm và các dự án căn hộ. Thị trường đang trong giai đoạn thanh lọc, nên phương án đầu tư an toàn sẽ lên ngôi, nghĩa là các nhà đầu tư sẽ để ý đến các sản phẩm pháp lý rõ ràng, thanh khoản tốt và có thể sử dụng ngay để ở hoặc khai thác kinh doanh.
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Đại hội nhiệm kỳ V (2022 2027) Hiệp hội Bất động sản (BĐS) Việt Nam (Bộ Xây dựng) sẽ Đại hội nhiệm kỳ V (2022 - 2027) từ ngày 8 - 9/6/2022, với phương châm "Đổi mới - Trí tuệ - Phát triển", hướng đến mục tiêu không ngừng lớn mạnh trong giai đoạn tiếp theo, khẳng định vai trò hỗ trợ trong công tác quản lý và phát triển...