Tâm lý ‘ngại đẻ’ thách thức dân số Việt Nam
Nhiều người không muốn sinh hai con, thậm chí không sinh, gây ra mối lo ngại rằng Việt Nam sẽ già nhanh chóng.
Ảnh minh họa
Đối với chị Lê Hoa, phụ nữ 38 tuổi có cậu con trai học tiểu học ở Hà Nội, nuôi một đứa con là đủ.
Chị Hoa cho biết mặc dù gia đình có điều kiện kinh tế, chị không có ý định sinh thêm đứa thứ hai. “Chỉ đơn giản là tôi không thích. Có một con đã là quá đủ rồi”, chị Hoa chia sẻ.
Cũng như chị Hoa, chị Hoàng Vũ, 34 tuổi ở Hà Nội, cũng không có ý định sinh thêm đứa thứ hai vì muốn tập trung vào công việc. Hơn nữa, nuôi con bây giờ rất mệt mỏi và tốn kém. Chị Vũ cho biết nếu bây giờ chị sinh thêm một đứa nữa, chị sẽ phải mất ít nhất 3 năm không làm được gì khác ngoài chăm con.
Chị Hoa và chị Vũ phản ánh tâm trạng không muốn sinh con của nhiều người, đặc biệt là phụ nữ. Nguyên nhân được nêu ra đa dạng, từ sự vất vả tốn kém gắn liền với việc nuôi dạy con cái, cho đến tâm trạng đơn giản là “không thích”, của nhiều bạn trẻ.
Những giá trị bình đẳng giới khiến phụ nữ ngày nay không còn muốn tự giới hạn bản thân mình trong vai trò làm vợ làm mẹ truyền thống. Họ muốn dành thời gian khám phá những khía cạnh khác của cuộc sống như gây dựng sự nghiệp, chăm sóc bản thân, đi du lịch, hay giao lưu với bạn bè và xã hội. Trong văn hóa Việt Nam, giá trị gia trưởng gắn chặt phụ nữ với vai trò sinh sản cho gia đình chồng là một nguyên nhân lớn khiến một số phụ nữ trẻ phản ứng.
Lê Giang, 30 tuổi, sống ở TP HCM chia sẻ rằng, trong mắt gia đình nhà bạn trai cô, việc cô có học vấn và một công việc tốt không phải là một ưu điểm. Trái lại, họ coi trọng một cô gái có đầu óc đơn giản hơn, trẻ hơn, đảm đang hơn, dễ bảo hơn, và nhất thiết là “phải đẻ”.
Đây là một sự bất bình đẳng lớn khiến Giang không muốn lập gia đình và sinh con. Trái lại, như nhiều bạn trẻ khác, cô thích sống trung thực với bản thân và tự do tự tại để có thể phát triển hết tiềm năng của mình.
“Nhìn tổng thể những bể dâu trong cuộc sống, thực lòng tôi chỉ muốn kiếm tiền thật tốt, sống độc thân không con cái, thích yêu ai thì yêu mà không thì thôi, đi du lịch làm đẹp tận hưởng cuộc sống”, Giang nói.
Ngoài ra, trong việc không thích sinh con của nhiều người còn bao gồm lý do sợ đau, sợ cơ thể thay đổi sau khi sinh. Bản thân Giang cũng không muốn cơ thể mình bị xấu và sồ sề.
Bên cạnh đó là những ý kiến cho rằng quan trọng không phải là đẻ nhiều mà là làm sao để giáo dục trẻ em cho tốt, làm sao để xây dựng một môi trường sống lành mạnh cho tất cả mọi người. Chị Đặng Việt Hà, 42 tuổi, sống ở TP HCM, cho rằng những bất cập của người lớn vẫn diễn ra hằng ngày trước mắt trẻ em, như vi phạm giao thông hoặc xả rác ra đường. “Những hành động nhỏ ăn sâu vào tâm thức đứa trẻ. Không biết khi lớn lên nó có bắt chước không”, chị nói
Video đang HOT
Sau gần ba thập kỷ áp dụng chính sách khuyến khích mỗi gia đình chỉ nên có từ một đến hai con để xóa đói giảm nghèo, Việt Nam đang giữ tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) ở mức dưới 2,1 con/mẹ.
Đây là mức sinh thay thế cần thiết để duy trì dân số. Nếu mức sinh thấp hơn, dân số sẽ nhanh chóng bị “già hóa”, tạo ra nhiều sức ép về các dịch vụ an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
Theo ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng Cục trưởng Dân số – Kế hoạch hóa gia đình thuộc Bộ Y tế, Việt Nam là một trong số những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Trong khi các nước phát triển phải trải qua nhiều thập kỷ mới chuyển từ già hóa dân số sang dân số già như Pháp: 115 năm, Australia: 73 năm, Trung Quốc: 26 năm, quá trình này ở Việt Nam chỉ diễn ra trong 15 năm.
Việt Nam bước vào thời kỳ già hóa dân số vào năm 2011 và được dự báo sẽ trở thành nước có dân số già vào năm 2038, khi tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm 20%.
Những năm gần đây, mức sinh ở các khu vực không đồng đều. Theo Bộ Y tế, hiện có 16 tỉnh có mức sinh thấp hơn mức thay thế, chỉ dưới 1,8 con/mẹ. Hai vùng có mức sinh rất thấp là đồng bằng sông Cửu Long (1,74 con) và Đông Nam Bộ (1,55 con).
Số liệu từ Bộ Y tế cũng cho thấy mức tăng dân số của Việt Nam đang giảm dần đều. Trong một thập kỷ gần đây, dân số tăng trung bình 1% mỗi năm. Vào thập kỷ trước đó, mức tăng trung bình là 1,2% một năm; từ năm 1989 đến 1999, con số là 1,7%.
Theo trang thống kê dân số toàn cầu World Population Review, tổng tỷ suất sinh mới nhất của Việt Nam năm 2019 là 1,9 con/mẹ, đứng ở vị trí khá thấp, 122 trên tổng số 190 quốc gia.
Tại TP HCM, mức sinh đã liên tục giảm từ 1,59 vào năm 2004 xuống chỉ còn 1,36 vào năm ngoái. Mức sinh giảm sâu của TP HCM đã trở nên quan trọng đến mức Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân phải nhấn mạnh trong một cuộc họp gần đây.
“Chúng ta thiết kế đô thị này cho ai sống?” ông Nguyễn Thiện Nhân đưa ra câu hỏi và kêu gọi các nhà quản lý phải làm tất cả để các gia đình hạnh phúc, “muốn có con và có hai con”.
Đối mặt với thách thức duy trì mức sinh thay thế, trong hai năm gần đây, chính phủ Việt Nam cũng đã chuyển từ việc khuyến khích sinh một hoặc hai con sang “sinh đủ hai con”. Câu hỏi đặt ra là làm sao để phụ nữ và các cô gái trẻ không còn “ngại” sinh con trong bối cảnh hiện nay, khi những người như chị Hà ở TP HCM tin chắc rằng nếu các ông bố bà mẹ không thể làm tốt trách nhiệm của mình, việc có mấy con không có ý nghĩa gì cả.
Đỗ Thùy Linh
Theo VNE
Khai giảng được một tháng, cha mẹ lại rối não vì con viết chữ... quá xấu, tối nào cũng học đến khuya mới xong
Con viết chữ xấu, không theo kịp bài vở, không thích học... chính là những lý do khiến bố mẹ đau đầu khi con bắt đầu học tiểu học.
Tối nào cũng học đến 10h30 mới xong
Hiện nay nhiều cha mẹ chủ trương không cho con đi học trước, để con khi vào lớp 1 mới làm quen với bài vở, học hành nhẹ nhàng, vừa học vừa chơi. Nhưng đến khi con vào lớp 1 rồi mới vỡ lẽ, mọi chuyện không đơn giản như mình nghĩ vì có quá nhiều vấn đề rắc rối phát sinh.
Trên page của hội phụ huynh, một mẹ chia sẻ: " Con nhà mình không được đi học trước, nhưng cũng gọi là tập tọe biết đọc, viết sơ sơ. Vậy mà sau 3 tuần đi học, con bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và không thích học như những ngày đầu tiên nữa. Mỗi ngày về nhà con đều có 1 trang viết và khoảng 7, 8 bài toán ở phiếu bài tập. Làm các bài trong vở tập viết, vở học toán, tiếng Việt buổi chiều.
Hôm nào cũng học đến 10h -10h30 mới xong. Không cho con làm hết bài tập cũng dở, vì chương trình học trên lớp quá nhanh, nếu về nhà con không ôn luyện cũng không nắm được hết. Đến giờ con đã học cộng trừ 3 số trong 1 phép toán rồi. Không biết do trường con mình học nhanh hay là do bản thân con bị đuối so với các bạn nữa".
Cặm cụi học bài mỗi tối.
Chia sẻ của bà mẹ trên cũng là nỗi lòng của rất nhiều bậc phụ huynh khi con vào lớp 1. Một mẹ khác "ca thán": " Các mẹ ơi mình đang sắp phát điên vì cái việc học của con. Có mẹ nào suốt ngày bị cô phản ánh con ở lớp không chịu viết bài, ngày nào vở cũng chỉ viết vài chữ, toán chỉ làm 1 nửa xong để lại, đọc thì chậm chưa đọc trơn được vẫn phải đánh vần. Ngày trước cứ nghĩ dạy con lớp 1 có gì vất vả đâu, giờ thấm lắm. Tội nghiệp thằng bé tối nào học cũng bị quát tháo đánh đít".
Quát tháo, la mắng, rồi lại xoa dịu, trấn an chính là những trạng thái cảm xúc trong những buổi dạy con học của không ít các mẹ.
Khổ tâm vì con bị cô chê viết chữ xấu
Khi mới bước vào tiểu học, một trong những hoạt động quan trọng nhất của trẻ chính là tập viết. Và nó cũng chính là chủ đề khiến các mẹ đau đầu nhất trên mạng xã hội khi con bị cô chê viết chữ xấu. Mẹ Nguyễn Tiến chia sẻ: " Mình có con trai lớp 2. Trước đây mình quan điểm không chú trọng rèn chữ chỉ cần con viết cẩn thận là được.
Tuy nhiên, hôm nay thầy giáo cháu gọi điện nói chữ cháu chưa ổn mẹ cần rèn thêm vì thế này lớp 4, lớp 5 chữ sẽ cực xấu. Cả nhà cho mình xin ý kiến thì chữ con mình có xấu quá không? Các mẹ rèn con viết chữ trên trang nào hoặc theo tài liệu nào? Quan điểm của các mẹ về việc này".
Chữ con mẹ Nguyễn Tiến bị thầy giáo chê viết xấu.
Đồng cảnh ngộ với bài viết trên, một mẹ tâm sự: " Ôi em sốt ruột lắm, con nhà em lên lớp 2 viết đẹp cô chê chậm kêu không cần đẹp về viết nhanh để theo kịp bài đọc. Viết nhanh thì ẩu và xấu hơn rồi. Sau 1 tháng giờ lại kêu chữ xấu, mẹ rèn con viết chữ đẹp. Khổ tâm lắm, lại còn hay viết sai chính tả nữa, em cũng chưa biết là phải làm như thế nào".
Có thể nói, luyện viết cho con chính là một trong những việc gian nan nhất khi cho con học lớp 1, bởi đôi khi viết chữ đẹp còn là năng khiếu và nó có liên quan đến tính cách nữa. Với một đứa trẻ có tính "nhanh nhẩu đoảng" thì việc luyện viết chữ thật khó.
Các mẹ đau đầu vì con viết chữ xấu.
Một phụ huynh khác đau đầu hơn vì con viết kém dù có cho đi học thêm và tối mẹ ngồi kèm mà chữ vẫn xấu.
Có phụ huynh lại muốn tìm cô giáo dạy tập viết cho con vì con chữ quá xấu.
"Em muốn hỏi chỗ cô giáo nào dậy tập viết cho con. Bé nhà em chữ xấu và đúng nghĩa không biết viết vở ô li. Hỏi cô chủ nhiệm có dạy riêng không nhưng cô chưa trả lời, mới chỉ bảo đăng ký học thêm ở trường. Mà lớp học thêm thì cô cũng không kèm riêng được".
Tuy nhiên, đa số các mẹ đều cho rằng nên chú ý đến việc luyện chữ cho con vì "nét chữ nết người", không cần viết chữ đẹp nhưng chữ cần rõ ràng, đều đặn. Có như vậy khi học những lớp hơn viết chữ mới cẩn thận. Chữ xấu quá cũng là một gánh nặng cho thầy cô giáo khi chấm bài!
Theo Helino
'Thánh cover' Hương Ly: 'Có lúc hai vợ chồng phải bán nhẫn cưới để có tiền mua sữa cho con' Lấy chồng và sinh con từ khi còn rất trẻ, cuộc sống của Hương Ly gặp phải nhiều khó khăn. Cô cho biết thời gian đầu kết hôn, có lúc cả hai vợ chồng phải bán cả nhẫn cưới để có tiền mua sữa cho con. Những tháng trở lại đây, Hương Ly chính là cái tên gây được nhiều sự chú ý....