Tâm lý học đằng sau những buổi livestream triệu view: Thứ gì đang thao túng chúng ta?
Những video livestream này đặc biệt thành công ở chỗ nó đã thao túng được chúng ta theo một cách rất khó tin, đó là bằng NỖI SỢ.
Livestream hội thảo, livestream bán hàng, livestream chơi game, livestream “bóc phốt”… chúng ta đang sống trong thời đại của những video trực tiếp – nơi mọi lời nói, hành động được truyền tải không chậm một giây.
Những ngày gần đây, người dân cả nước háo hức theo dõi livestream chia sẻ về các nhân vật trong giới nghệ sĩ của bà Nguyễn Phương Hằng – CEO của CTCP Đại Nam. Đỉnh điểm, 18h30 ngày 25/5, livestream của bà Phương Hằng đã phá kỷ lục số lượng người xem trực tiếp trên nền tảng Facebook tại Việt Nam với gần 300.000 người xem cùng lúc.
Cả gia đình già trẻ lớn bé háo hức theo dõi clip livestream của bà Phương Hằng. Ảnh: Trường Đua Đại Nam
Không phải một video quay, cắt ghép sẵn để đăng tải đúng giờ, bà Phương Hằng lựa chọn ngồi hàng tiếng đồng hồ lên hình trực tiếp với ekip hùng hậu đứng đằng sau.
Thực hiện livestream chắc hẳn sẽ ngốn nhiều thời gian, tiền bạc và công sức chuẩn bị hơn hẳn một clip không trực tiếp, nhưng những video livestream này đặc biệt thành công ở chỗ nó đã thao túng được chúng ta theo một cách rất khó tin, đó là bằng NỖI SỢ.
LIVESTREAM ĐÃ LÀM CHÚNG TA SỢ NHƯ THẾ NÀO?
Trong thời đại phát trực tiếp lên ngôi, chúng ta đang phải đương đầu với một nỗi sợ mang tên FOMO (fear of missing out). Đó là nỗi sợ hãi mình sẽ bỏ lỡ những điều thú vị, hay ho trong cuộc sống mà người khác đang được trải nghiệm.
Các nhà tâm lý học cho rằng FOMO đã được ghim sâu trong não bộ của chúng ta kể từ thời tiền sử, khi loài người phải thu thập thật nhiều thông tin về các mối nguy hiểm, nguồn thức ăn… để tồn tại.
Video đang HOT
Chúng ta liên tục tiến hóa để chú ý nhiều hơn, ở đúng nơi cần thiết vào đúng lúc cần thiết và cảm giác bỏ lỡ một khoảnh khắc “tưởng như quan trọng” làm ta cảm thấy cực kỳ bứt rứt.
Những video livestream đã tạo nên cảm giác này!
FOMO chính là nỗi sợ hãi bản thân sẽ bỏ lỡ những điều thú vị, hay ho trong cuộc sống mà người khác đang được trải nghiệm. Ảnh: Internet
Theo Skyword, mọi thứ đều có vẻ quan trọng hơn khi nó được phát trực tiếp, kể cả những chương trình bình thường. Với một clip trực tiếp, nếu chúng ta không xem nó vào đúng thời điểm công chiếu, ta đã bỏ lỡ một sự kiện có vẻ rất quan trọng mà việc xem phát lại không thể bù đắp được.
Nhất là khi kết quả của livestream sẽ lập tức được cập nhật trên mọi nền tảng mạng và được bạn bè xung quanh bàn tán. Cảm giác này cũng tương tự như khi khán giả theo dõi các trận đấu thể thao hoặc một đêm thi chung kết được tường thuật trực tiếp.
Theo một báo cáo của Facebook năm 2016 , người dùng thường dành gấp 3 thời gian xem một video trực tiếp so với video không trực tiếp. Mọi người cũng tương tác tích cực hơn với các video livestream với tỷ lệ bình luận cao gấp 10 lần video thông thường. Tới thời điểm hiện tại, sự quan tâm của người dùng tới các video trực tiếp có lẽ đã tăng mạnh hơn rất nhiều!
Livestream nở rộ trên mọi nền tảng công nghệ, khiến người xem không thể rời mắt. Ảnh: VNExpress
Các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Instagram… nhận thức rất rõ điều này, họ nâng cấp chức năng livestream trở nên tiện dụng hơn để ai ai cũng có thể sở hữu “quyền lực phát trực tiếp”, dễ dàng cất tiếng nói và tương tác với hàng trăm, hàng nghìn người – thứ mà trước đây chỉ có các đài truyền hình mới đủ khả năng làm.
Các nền tảng công nghệ cũng cực kỳ khéo léo trong việc khơi gợi sự FOMO trong tâm trí mỗi mỗi người xem khi không ngừng gửi thông báo nếu như ai đó trong danh sách bạn bè của họ đang phát trực tiếp.
Nhiều người xem hơn cũng đồng nghĩa với việc mỗi chúng ta san sẻ thêm quỹ thời gian quý báu của mình cho những nền tảng này. Nhưng sau cùng, khi một video livestream kết thúc, câu hỏi đọng lại trong mỗi chúng ta lại là: Liệu những thứ ta vừa xem có thật sự quan trọng hay không?
Bài viết tham khảo từ SkyWord
"Nữ hoàng livestream" bán được cả... tên lửa lọt top 500 người giàu nhất Trung Quốc
Với số tài sản ước tính 1,4 tỉ USD, Vi Á (Viya), nữ hoàng livestream bán đồ của Trung Quốc đã chính thức gia nhập danh sách 500 người giàu nhất Trung Quốc năm 2021.
Viya bắt đầu được thế giới để mắt đến từ năm 2014, khi cô bán một tên lửa bằng hình thức livestream với giá 40 triệu NDT (5,6 triệu USD) khi chưa tròn 30 tuổi. Hồi tháng 5 vừa qua, một buổi livestream bán hàng của Viya thu hút hơn 37 triệu lượt xem, phá vỡ cả số người theo dõi tập cuối phim bom tấn Game of Thrones hay lễ trao giải Oscar danh tiếng.
Khởi đầu của 2 vợ chồng Vi Á là mở tiệm quần áo tại một chợ hàng sỉ ở Bắc Kinh vào năm 2003. Năm 2008, hai người tới Tây An mở 10 tiệm quần áo. Năm 2012, khi thương mại điện tử phát triển, hai người chuyển đến Quảng Châu, đăng ký cửa hàng online trên Taobao - bước ngoặt trong sự nghiệp của cả hai.
Hình ảnh Vi Á trong các buổi livestream bán hàng của mình
Hình ảnh vợ chồng Vi Á
Ngày 11/11/2014, cửa hàng online của Vi Á đạt doanh thu 10 triệu nhân dân tệ (1,55 triệu USD). Mọi sự đề thuận lợi cho đến năm 2015, khi cửa hàng của Viya thu về doanh số 10 triệu NDT nhưng vẫn gánh khoản lỗ 3 triệu NDT, khiến cô và chồng phải bán ngôi nhà ở Quảng Châu để tiếp tục kinh doanh.
1 năm sau đó, khi Taobao bắt đầu thử nghiệm ứng dụng phát trực tuyến, Viya tiếp tục là một trong những tân binh đầu tiên hưởng ứng. Từ đây, vận may đã mỉm cười. Thấy tiềm năng lớn, năm 2016, Vi Á bắt đầu livestream bán hàng trên Taobao. Một năm sau, cô nổi tiếng khắp Trung Quốc khi lập kỷ lục 5 giờ livestream đạt doanh số bán hàng 70 triệu nhân dân tệ (10,8 triệu USD).
Hồi tháng 3, khi livestream ủng hộ sản phẩm từ bông Tân Cương, Vi Á thu hút 12 triệu người theo dõi. Trong vòng một giờ, cô bán được số hàng hóa trị giá hơn 23 triệu nhân dân tệ, bao gồm khăn bông, tất, quần áo trẻ em.
Được biết, vào Ngày độc thân - một trong những sự kiện mua sắm lớn nhất trong năm của Trung Quốc, Vi Á đã bán được hơn 3 tỉ nhân dân tệ.
Cuộc khủng hoảng đại dịch COVID-19 không dập tắt chuỗi ngày huy hoàng của Viya, mà còn giúp cô kiếm thêm bộn tiền khi người tiêu dùng Trung Quốc buộc phải chôn chân tại nhà do lệnh phong tỏa, thúc đẩy số lượt xem livestream bán hàng tăng gần gấp đôi.
Theo Sohu, từng có tin đồn Vi Á có thể kiếm hàng trăm triệu nhân dân tệ mỗi tháng nhờ livestream bán hàng. Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Tài Kinh, cô nói rằng chuyện này là "hoàn toàn không thể".
Được biết, trong danh sách 500 người giàu nhất Trung Quốc được trang New Fortune công bố, ông Chung Thiểm Thiểm (Zhong Shan Shan), người sáng lập công ty nước uống đóng chai Nongfu Spring, là người đứng đầu. Ông có số tài sản hơn 504 tỉ nhân dân tệ (hơn 78 tỉ USD).
Tỉ phú Hoàng Tranh (Huang Zheng), người sáng lập công ty thương mại điện tử Pinduoduo, trở thành người giàu thứ hai Trung Quốc, vượt tỉ phú Mã Hóa Đằng (đứng thứ 3) và Jack Ma. Jack Ma đã rơi từ vị trí số 1 năm ngoái xuống vị trí số 7 năm nay.
Sự thật đằng sau buổi livestream chốt đơn "thoăn thoắt" ngàn view Hiện nay, việc bán hàng online dưới hình thức livestream đã không còn xa lạ gì với người dùng mạng xã hội, nhất là giới trẻ. Một điểm chung của nhiều video bán hàng kiểu này đó là lúc nào cũng đắt khách, liên tục "chốt đơn". Tuy nhiên, sự thật phía sau lại không hề đơn giản như vậy. Livestream bán hàng...