Tâm lý học chỉ ra 4 ‘bí mật’ của những cặp vợ chồng ‘bên nhau trọn đời’
Ngoài tình yêu, cuôc sống hôn nhân còn cần có những gì để vợ chồng gắn bó bền lâu?
Bạn đã bao giờ tự hỏi, một cuộc hôn nhân tuyệt vời nhất và cặp vợ chồng đáng ghen tị nhất sẽ như thế nào chưa? Có lẽ đó là khung cảnh dưới ánh hoàng hôn, một cặp vợ chồng già nương tựa nhau, cùng nhau bước những bước chậm rãi về phía cuối của con đường. Cũng có thể, đó là cảnh hai ông bà tóc bạc phơ vẫn ngồi bên nhau vừa uống trà vừa trò chuyện.
Nhưng trong cuộc sống hôn nhân, những bất mãn và khoảng cách khiến nhiều cặp vợ chồng không thể nắm tay nhau đi hết cả cuộc đời. Cũng có thể, môi trường xung quanh khiến những vấn đề nhỏ bị phóng đại lên, và cuối cùng, ai đi đường nấy. Khi nghiên cứu về các cặp vợ chồng sống hạnh phúc bên nhau cả đời, các nhà tâm lý học xã hội đã chỉ ra 4 đặc điểm chung giúp họ có thể duy trì hôn nhân bền vững trong thời gian dài:
1. Bên nhau cho dù bất kì hoàn cảnh nào
Cuộc sống hiện đại ngày càng gấp gáp, chúng ta có thể gặp không ít những cặp vợ chồng khi gặp phải khó khăn liền chia tay.
Cho dù gặp khó khăn hay gian khổ, hai người vẫn bên nhau, tương trợ cho nhau chính là điều đáng quý nhất của một cặp vợ chồng. Muốn đến được với nhau cả hai người đều phải trải qua nhiều vấn đề, cuộc sống chung cũng sẽ phát sinh rất nhiều mâu thuẫn, bất đồng. Những cặp vợ chồng có thể tin tưởng lẫn nhau, sẵn sàng cùng nhau chia sẻ vui buồn trong cuộc sống thì mới có thể cùng nhau đi hết trọn cuộc đời.
Còn đối với những cặp đôi không có sự chia sẻ, thấu hiểu, có thể họ dễ dàng bên nhau lúc vui vẻ, nhưng lại rất khó cùng nhau đối mặt với thất bại. Một khi gặp phải khó khăn hay những cám dỗ bên ngoài, họ liền thấy mệt mỏi với cuộc hôn nhân hiện tại, hai bên bất hòa, và cuối cùng là ly hôn.
Các nhà tâm lý học xã hội tin rằng, hôn nhân bền chặt nhất là dựa trên mối quan hệ đồng cam cộng khổ, sẵn sàng chia sẻ, thấu hiểu lẫn nhau. Còn những mối quan hệ chỉ cần gặp phải khó khăn là cãi vã, trốn tránh thì không phải là mối quan hệ có thể hạnh phúc, bền lâu.
Video đang HOT
2. Quan tâm và bao dung lẫn nhau
Giữa vợ chồng không nên có sự phân biệt ai mạnh ai yếu, ganh đua hơn thua nhau từng chút một. Chỉ cần hai người là người phù hợp của đối phương, khi ở chung với nhau luôn trong trạng thái tốt nhất của bạn thân. Bạo lực và “chiến tranh lạnh” không bao giờ là giải pháp tốt để giải quyết bất kì vấn đề nào, mà cách duy nhất để xoa dịu căng thẳng là bao dung lẫn nhau.
Tất nhiên, sự quan tâm và bao dung này phải dựa trên sự thấu hiểu lẫn nhau. Trong cuộc sống hôn nhân, nếu vợ chồng không hiểu được đối phương thì có bên nhau lâu đến đâu cũng sẽ có ngày xảy ra mâu thuẫn. Hơn nữa, giữ gìn tổ ấm không phải là việc của riêng đàn ông, hay phụ nữ. Mỗi người trong gia đình đều rất cần biết cách lắng nghe và chăm sóc lẫn nhau. Từ những quan tâm nhỏ nhặt hàng ngày đến sự chia sẻ, đồng cam cộng khổ chính là nền tảng của một cuộc hôn nhân bền vững.
3. Có niềm tin nhất quán và tương đương
Trên đời này không có ai có niềm tin, cách nhận định cuộc sống giống hệt người khác, nhưng những giá trị quan tương đồng là tiền đề cho một cuộc hôn nhân lâu dài, hạnh phúc. Hai người có cùng sở thích, cùng mục tiêu thì chính là điều kiện lý tưởng để chung sống lâu dài.
Khoảng cách xa nhất không phải là một vòng trái đất, mà là khi hai người ở bên nhau nhưng tâm hồn và con tim lại không hướng về một phía. Một cuộc hôn nhân “đồng sàng dị mộng” chỉ khiến hai phía dần dần nảy sinh khoảng cách, tranh cãi, phân ly là hệ quả tất yếu khó cứu vãn.
4. Biết ơn đối phương vì sự cống hiến của họ cho gia đình
Chúng ta thường nói, một người có lòng biết ơn sẽ nhận được nhiều tình yêu hơn và có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chân lý này đúng hoàn toàn ngay cả với vấn đề hôn nhân. Hãy cảm ơn người chồng vì anh đã là trụ cột của gia đình, che nắng che mưa cho vợ và các con trước những khó khăn. Hãy cảm ơn người vợ đảm đang, vừa làm nội trợ vừa chăm sóc con cái chu toàn.
Một gia đình hạnh phúc, luôn tràn đầy ấm áp, yêu thương là gia đình trong đó có người vợ luôn hiểu rõ và sẵn sàng chia sẻ với chồng niềm vui và sự lo lắng trong công việc và một người chồng biết chia sẻ, chu đáo trong công việc chăm sóc gia đình với vợ, luôn bao dung trong cuộc sống hàng ngày; luôn luôn tin tưởng ở đối phương.
Mỗi người hãy biết ơn, vì đối phương là người nắm tay ta đi đến hết cuộc đời. Chỉ có biết ơn lẫn nhau, biết tôn trọng những điều đẹp đẽ mà đối phương mang lại, thì quan hệ vợ chồng mới có thể tốt đẹp.
Trong chuyện tình cảm, cặp đôi phải trải qua 3 giai đoạn này thì mới có thể ở bên nhau trọn đời
Không có chuyện tình duyên nào là bình lặng, bằng phẳng. Muốn được ở bên nhau, cặp đôi cần trải qua nhiều khó khăn, sóng gió rồi mới có thể chạm tới bến bờ hạnh phúc.
Khi yêu nhau, cả hai sẽ trải qua một quá trình diễn ra đa dạng, không đơn lẻ. Chẳng hạn, trong giai đoạn yêu đương mặn nồng, cả hai sẽ không thể tách rời, luôn mong muốn được gắn bó với nhau 24/24.
Tuy nhiên, khi hai người dần quen và quen sống với nhau thì lúc này, hai người không cần phải gắn bó với nhau nữa mà lại muốn duy trì không gian cá nhân. Cuối cùng, cả hai tìm thấy được khoảng cách với nhau để khi thân mật thì có thể thân mật còn khi cần duy trì khoảng cách thì vẫn có thể duy trì khoảng cách. Chỉ khi cặp đôi trải qua những giai đoạn này thì tình yêu mới có thể lâu bền.
1. Giai đoạn yêu đương mặn nồng
Trong cuộc đời này, mỗi người đều là một cá thể độc lập. Chúng ta có ngoại hình khác nhau, tính cách khác nhau, tâm hồn khác nhau. Đó cũng chính là nguyên lý thu hút lẫn nhau. Hai người hấp dẫn nhau nên dễ nảy sinh tình cảm.
Lúc đầu, hai người ngưỡng mộ nhau, muốn khám phá lẫn nhau và hứng thú với mọi thứ về nhau, luôn muốn gắn bó với nhau mọi lúc. Cả hai sẽ khen ngợi những ưu điểm của nhau và luôn cảm thấy nửa kia thật hoàn hảo. "Vẻ đẹp nằm trong mắt kẻ si tình" là sự thật. Ở giai đoạn này, cả hai sẽ yêu và cho đi, cảm thấy cuộc sống tràn đầy đam mê và thú vị.
2. Giai đoạn chống lệ thuộc và tìm kiếm sự độc lập
Sau thời gian yêu đương, mối quan hệ của 2 người dần đi vào chiều sâu. Hai người gần như đã hiểu nhau, hiểu về tính cách, quan điểm, cách nghĩ, khuyết điểm của nhau.
Ở giai đoạn này, hai người có thể không còn yêu đương mặn nồng như xưa nhưng lại hòa hợp với nhau hơn chứ không còn gọi là tâm đầu ý hợp. Đó là hai người đã quá quen thuộc với nhau, chỉ cần một cái nhìn của đối phương là bạn có thể hiểu được đối phương đang nghĩ gì.
Tuy nhiên, cũng có một số cặp vợ chồng, trong giai đoạn này, cả hai sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Sau thời gian dài bên nhau, sự tươi mới không còn, sự hứng thú với nửa kia cũng ít đi, nên cũng khó tránh khỏi cảm giác nhàm chán.
Đồng thời, ở giai đoạn này, bạn sẽ dần lấy lại tinh thần và cảm thấy mình còn nhiều việc phải làm, mong đối phương có thể cho mình một chút không gian riêng thay vì suốt ngày ở bên nhau. Trong khi người kia vẫn muốn 2 người hẹn hò, ở bên nhau thật nhiều. Điều này khiến các cặp đôi nảy sinh mâu thuẫn.
3. Giai đoạn cộng sinh
Trong một mối quan hệ lâu dài, nhu cầu của hai người về mối quan hệ phải phát triển đồng thời. Quả thực, đối mặt với thực tế không phải là một việc dễ dàng. Hai người ở bên nhau càng lâu thì sự bí ẩn, tươi mới sẽ biến mất. Lúc này, bạn sẽ thấy người kia không còn là "nữ thần" hay "nam thần" nữa mà cũng chỉ là một người bình thường thôi.
Nhưng sự nhường nhịn, hòa hợp với nhau sẽ khiến 2 người bỏ qua những khuyết điểm, thiếu sót của nhau, vẫn dành tình cảm sâu đậm cho nhau. Ở giai đoạn này, hai người sẽ từ từ hòa hợp với nhau và hỗ trợ nhau nhưng đồng thời cũng duy trì sự độc lập của bản thân.
Lúc này tình cảm giữa hai người có thể là sản phẩm của "tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình". Hai bạn sẽ chung thủy với nhau và coi nhau là người thân thiết nhất.
Ba điều tối kỵ trong hôn nhân, vợ chồng nào cũng phải biết Không tin tưởng, kiểm soát nửa kia quá mức là hai trong những điều tối kỵ mà bạn cần tránh để giữ cuộc hôn nhân được bền lâu, hạnh phúc. 1. Kiểm soát quá mức Đàn ông giống như một đứa trẻ nổi loạn, bạn càng ngăn cản anh ta thì anh ta càng muốn làm. Bạn có thể kiểm soát ví của...