Tâm lý đóng vai trò lớn trong điều trị
Dịch Covid-19 hoành hành, khiến mọi người tìm cách phòng tránh, hạn chế đến nơi đông người, nhưng lại có những bác sĩ hàng ngày vẫn khoác chiếc áo blouse trắng xông pha cứu chữa cho bệnh nhân nhiễm bệnh.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong (thứ 2 từ phải sang) cùng bệnh nhân nhiễm Covid-19 xuất viện.
Một trong những “chiến sĩ” ấy chính là BS Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM.
Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân nhiễm Covid-19, để tiện trao đổi với bệnh nhân, các nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc người bệnh đều liên lạc thông qua bộ đàm. Việc trao đổi thường xuyên với bệnh nhân không chỉ để biết tình trạng sức khỏe mà còn nhằm đáp ứng yêu cầu ăn uống của họ.
Cán bộ, y bác sĩ trong khoa Nhiễm D thay phiên nhau xuống tận phòng cách ly hoặc cầm bộ đàm trò chuyện trực tiếp, động viên bệnh nhân để họ không cô đơn, không lo lắng về tình trạng bệnh của mình.
“Trước đây, vì ở một mình trong phòng cách ly suốt thời gian dài, nhiều lúc bệnh nhân tuyệt vọng, bỏ ăn, sức khỏe xấu đi. Do đó, sự quan tâm động viên từ các bác sĩ giúp bệnh nhân vực dậy tinh thần, hợp tác tốt, mang lại hiệu quả điều trị tích cực” – BS Nguyễn Thanh Phong cho hay.
Video đang HOT
Cũng theo BS Phong, ngay cả ngày bệnh nhân được xuất viện, để động viên tinh thần của họ, tập thể nhân viên y tế, kể cả bệnh nhân đều không mang khẩu trang khi tiếp xúc.
“Mình kêu bệnh nhân đeo khẩu trang là đồng nghĩa nói họ còn bệnh. Vậy chẳng khác nào mình cho họ xuất viện khi họ còn bệnh? Nếu đã xác định họ âm tính với virus thì họ không cần mang khẩu trang. Chúng tôi làm vậy để họ an tâm xuất viện, giúp họ giải phóng bản thân sau thời gian điều trị cách ly. Đó là những liệu pháp tâm lý đóng vai trò quan trọng, là phần không thể thiếu trong công tác điều trị”, BS Thanh Phong lý giải.
Thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm Covid-19, nhưng BS Thanh Phong vẫn không thể nào quên được những ngày chật vật khi phải tìm cách trấn an người thân của họ vượt qua nỗi sợ hãi bị lây nhiễm.
Ngoài việc trấn an gia đình, BS Phong cũng phải trấn an nhân viên y tế của khoa để tiếp thêm sức mạnh chữa trị cho bệnh nhân. Mỗi ngày, tình trạng sức khỏe của nhân viên y tế trong khoa đều được theo dõi sát sao và những nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh nhân đều được ghi lại trên bảng theo dõi.
“Mỗi nhân viên y tế trong khoa đều phải đoàn kết, cùng nhau chia sẻ và chữa trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19. Khó khăn chồng chất khó khăn, những ánh mắt kỳ thị càng làm cho tâm lý thêm nặng nề. Mình ra đường tuy người ta không nói ra là kỳ thị, nhưng khi mình lại gần thì họ lấy khẩu trang ra mang vô. Hành động đó không làm cho mình buồn, mà chỉ khiến mình thêm quyết tâm” – BS Thanh Phong hóm hỉnh nói.
KIM HUYỀN
Theo sggp
Việt Nam đủ năng lực điều trị Covid-19
Ngày 18/2, 2 bệnh nhân điều trị Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới T.Ư (cơ sở 2) và 2 bệnh nhân điều trị tại tuyến huyện ở Vĩnh Phúc đã được xuất viện. 2 bệnh nhân khác đã đủ điều kiện ra viện, còn 3 bệnh nhân sức khỏe tiến triển tốt. Các chuyên gia y tế khẳng định, Việt Nam có đủ năng lực, kinh nghiệm điều trị bệnh Covid-19.
Bệnh nhân Covid-19 được BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư cho xuất viện sáng 18/2. Ảnh: Tuấn Dũng
Liên tiếp tin vui
Sáng 18/2, 2 bệnh nhân nhiễm Covid-19 cuối cùng điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư đã được ra viện. Như vậy, BV này đã điều trị 5 bệnh nhân từ khi có dịch cho đến nay, cả 5 đều đã khỏi bệnh và được xuất viện. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch - Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư xúc động chia sẻ, đây là sự nỗ lực tuyệt vời của các y bác sĩ, BV đã tuân thủ phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Trong những ngày qua, ngoài việc sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân từ tuyến dưới chuyển lên, BV cũng đã hỗ trợ các tuyến trong công tác hướng dẫn, tập huấn và điều trị bệnh nhân Covid-19. Đây là một dịch bệnh mới nổi trên thế giới nhưng nhờ có kinh nghiệm chống dịch SARS thành công trước đây, Việt Nam tự tin ứng phó tốt với dịch bệnh.
Tính đến hết ngày 18/2, trong số 16 bệnh nhân Covid-19 của Việt Nam, có 11 người đã ra viện, 2 người đã khỏi bệnh chờ ngày xuất viện. Còn 3 bệnh nhân đang điều trị, trong đó đó có em bé 3 tháng tuổi là bệnh nhân nhỏ tuổi nhất và là ca nhiễm thế hệ 3 đầu tiên, điều trị tại BV Nhi T.Ư hiện đã có kết quả âm tính lần 1. Riêng bệnh nhân T.K.H. (73 tuổi, quốc tịch Mỹ) đang điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh cũng đã có kết quả âm tính với Covid-19 lần 5. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần được theo dõi thêm trước khi ra viện. Đây là ca bệnh cao tuổi nhất nhiễm Covid-19 tại Việt Nam và là ca thứ 3 tại TP Hồ Chí Minh.
Theo quy định của Bộ Y tế, người bệnh sẽ được xuất viện khi hết sốt ít nhất 3 ngày, có 2 mẫu bệnh phẩm lấy cách nhau một ngày đều xét nghiệm âm tính. Từ ngày 13 - 18/2, Việt Nam cũng chưa ghi nhận thêm bệnh nhân Covid-19 mới. Còn tại Vĩnh Phúc, đang thực hiện các biện pháp chống dịch quyết liệt. Khánh Hòa, Thanh Hóa là những địa phương ghi nhận ca mắc hiện đã đủ điều kiện công bố hết dịch.
Điều trị theo phương châm "4 tại chỗ"
Không chỉ tuyến T.Ư, mà tuyến tỉnh, tuyến huyện đều đã điều trị khỏi cho bệnh nhân Covid-19. Trước đó, BV đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã điều trị khỏi cho bệnh nhân ở huyện Yên Định. Đây là ca nhiễm bệnh đầu tiên và duy nhất tại Thanh Hóa tính đến thời điểm hiện nay. Chiều 18/2, có 2 bệnh nhân được Phòng khám đa khoa Quang Hà (Bình Xuyên - Vĩnh Phúc) cho xuất viện. Điều đó cho thấy năng lực chữa bệnh của Phòng khám đa khoa tuyến huyện, BV tuyến huyện cũng như tuyến tỉnh hoàn toàn có thể chữa khỏi căn bệnh này.
Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế Lương Ngọc Khuê cho biết, theo chia sẻ của Trung Quốc và nhiều nước, có khoảng 10 - 20% ca nặng, vì thế ngành y tế Việt Nam cũng chuẩn bị số giường bệnh với đầy đủ trang thiết bị sẵn sàng ứng phó. Hiện nay, toàn bộ hệ thống khám chữa bệnh từ T.Ư đến tuyến xã cùng vào cuộc theo phương châm "4 tại chỗ". Theo đó, tuyến T.Ư đảm nhận những ca bệnh phức tạp, nặng; tuyến tỉnh hỗ trợ tuyến huyện những ca phức tạp, vượt khả năng; tuyến huyện tập trung thu dung, điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19. Đối với y tế tuyến xã thực hiện chức năng giám sát, phát hiện ca bệnh. Sau khi bệnh nhân điều trị khỏi, trở về gia đình và cộng đồng, y tế tuyến xã phối hợp với chính quyền địa phương theo dõi, chăm sóc, động viên bệnh nhân...
Theo ông Khuê, hiện phân tuyến điều trị ở Việt Nam hoàn toàn hợp lý, đúng với đặc tính của căn bệnh do chủng virus corona mới. Điều này nhằm phát hiện sớm, điều trị kịp thời, không để bệnh nhân tử vong hay lây nhiễm chéo trong BV.
WHO đánh giá Việt Nam đã xử lý dịch bệnh Covid-19 rất tốt
Trong cập nhật mới đây về "Dịch Covid-19: Những gì chúng ta đã biết đến nay", Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam đánh giá cao năng lực của Việt Nam trong việc xử lý dịch bệnh Covid-19. WHO khuyến nghị: Việt Nam cần tiếp tục cảnh giác và sẵn sàng kiểm soát dịch bệnh. Cần phát hiện sớm, cách ly và xử trí các trường hợp mắc bệnh bằng các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn thích hợp, tăng cường giám sát, chia sẻ thông tin minh bạch và kịp thời với WHO như yêu cầu của Điều lệ Y tế quốc tế.
Theo kinhtedothi
Chống dịch với ý thức cao nhất Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, lãnh đạo TP HCM, Hà Nội và nhiều tỉnh, TP trong ngày 14-2 đã quyết định cho học sinh (HS) tiếp tục nghỉ học thêm từ 1-2 tuần. Ảnh minh họa Trong công văn gửi các quận, huyện và các đơn vị giáo dục, UBND TP HCM chỉ đạo các cơ sở giáo dục cho...