Tâm lý “bên trọng, bên khinh” không chỉ riêng có ở đàn ông
Lâu nay chúng ta vẫn thường chê trách cánh đàn ông là “ trọng bên nội, khinh bên ngoại”. Thế nhưng cuộc sống hiện đại cho thấy tâm lý “bên trọng, bên khinh” không chỉ xảy ra ở đàn ông mà còn hiện diện trong suy nghĩ của chị em phụ nữ, nhất là khi họ là người nắm giữ kinh tế gia đình.
Theo các chuyên gia tâm lý của Học viện Vera Hà Anh, nhiều gia đình từ xưa đến nay có quan niệm, con gái một khi xuất giá về nhà chồng, nhà ngoại chỉ là nơi để nghĩ, để nhớ, để thương về.
Đã làm dâu nhà người ta, chị em dù muốn nghĩ cho cha mẹ ruột mình cũng khó. Dù có thương cha thương mẹ, cũng chỉ có thể Tết về biếu quà mừng thọ, nói chuyện hỏi thăm đôi lời. Còn việc trong việc ngoài, việc lớn việc nhỏ đều phải toàn tâm toàn lực lo toan cho gia đình nhà chồng. Việc “trọng nội, khinh ngoại” thật khiến nhiều chị em buồn phiền, bởi thân làm con, lớn lên lại chẳng thể giúp đỡ bố mẹ, mà phải lo toan cho gia đình nhà khác.
Cũng có nhiều chị em không phụ thuộc cuộc sống nhà chồng, hoặc có tiềm lực kinh tế mạnh áp đảo chồng, lại thiên về “trọng ngoại, khinh nội”. Nhất là những đôi vợ chồng ở riêng, chị em phụ nữ không cần phải lo toan quá nhiều công việc cũng như đụng độ với bố mẹ chồng, chị em thường có thiên hướng hướng về nhà ngoại, lo lắng cho bố mẹ mình.
Kỳ thực cả hai thiên hướng trên không hề sai, nhưng với cách ứng xử bên trọng bên khinh như thế, sẽ thật thiệt thòi cho cả vợ chồng bạn lẫn người nhà bạn mà thôi. Trong thời buổi hiện nay, nội hay ngoại đều quan trọng như nhau. Họ đều là người đã sinh thành ra các bạn, là người nuôi lớn các bạn thành tài, và họ đều là một phần cuộc sống tương lai của bạn. Phận làm con, làm dâu, làm rể, đều cần hiếu kính với cả đôi bên.
Ảnh minh họa
4 cách ứng xử giúp chị em cân bằng được tình cảm nội ngoại
Chuyên gia tâm lý Vera Hà Anh cho rằng, thay vì lựa chọn cách ứng xử bên trọng bên khinh, chị em hãy thử cân bằng tình cảm nội ngoại bằng những cách sau đây:
Video đang HOT
Về thăm nội, ngoại như nhau: Nếu vợ chồng bạn đã có nhà riêng, hãy dành thời gian về thăm nhà. Sẽ thật là may mắn nếu gia đình bạn sống gần nội hoặc gần ngoại, tần suất bạn về nhà sẽ nhiều hơn. Nhưng nếu ở xa, không tiện về, cuối tháng hoặc vài tháng cố gắng sắp xếp thời gian về thăm nhà và thăm đều cả nhà nội lẫn nhà ngoại khi mà có thể nhé. Thứ bố mẹ cần không phải là vật chất mà bạn gửi về cho bố mẹ, mà chính là tấm lòng hiếu thảo nhớ đến gia đình. Còn giả như vợ chồng bạn đang ở nhà chồng hay sống chung với bố mẹ vợ, các bạn cũng hãy dành thời gian về thăm gia đình mẹ đẻ của mình thường xuyên hơn để tình cảm hai bên gần gũi.
Hãy thường xuyên gọi điện thoại: Bạn là con dâu không có nghĩa bạn không cần thiết phải quan tâm, hỏi thăm bố mẹ chồng. Tương tự, con rể cũng cần thường xuyên hỏi thăm nhà vợ. Như vậy tình cảm vợ chồng mới có thể êm ấm, bố mẹ mới có thể vui lòng. Hãy thường xuyên gọi điện cho người thân ở xa thăm hỏi tình hình, bởi dù là nhà nội hay nhà ngoại đi nữa, bố mẹ ngày ngày vẫn ngóng tin vợ chồng bạn.
Vợ yêu thương bố mẹ chồng, chồng càng cần lo toan gia đình vợ: Về vấn đề này, người phụ nữ khôn khéo sẽ bàn bạc kỹ lưỡng với người đàn ông tương lai của mình trước khi lấy chồng. Để cả hai thống nhất cách mà vợ chồng bạn hiếu kính với gia đình như thế nào. Là con gái, bạn không thể để bố mẹ ruột thiệt thòi, nhưng lại rất khó để có thể toàn tâm toàn ý chăm sóc nhà chồng, vì vậy đây là cách làm tốt nhất: anh đối tốt với bố mẹ tôi, tôi cũng sẽ phụng dưỡng bố mẹ anh.
Quan tâm đến cả anh em trong nhà: “Anh em như thể chân tay, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”. Để có được cảm tình của cả nội lẫn ngoại, để khi đi đâu về đâu cũng có người yêu thương và đón tiếp bạn nồng hậu, vợ chồng bạn cần lưu tâm đến cả những người anh em bà con trong nhà. Hãy đối tốt, quan tâm và chia sẻ khó khăn với nhau, cho dù là anh chị em bên ngoại hay bên nội. Bởi chính họ sẽ là những người hỗ trợ nhiệt tình nhất khi bạn gặp khó khăn.
Ngân Khánh
Theo giadinh.net.vn
Ngày Tết không ai muốn thấy chồng cáu bẳn và 4 cách làm hạ cảm xúc tiêu cực của bạn đời
Theo các chuyên gia tâm lý, để làm dịu cảm xúc tiêu cực của người bạn đời, các bà vợ có thể tham khảo 4 bí kíp vàng sau đây.
Ngày tết không ai muốn vợ chồng lại cãi nhau, bất hòa hay giận dỗi. Thế nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng theo ý muốn của mỗi người. Đặc biệt, khi bạn gặp một người chồng khó tính, hay cáu bẳn hoặc có những cảm xúc tiêu cực thì bạn sẽ ứng phó như thế nào để giữa được hòa khí?
1. Ăn thức ăn ngọt - công thức khiến cuộc sống trở nên tươi đẹp
Nghe thật kì lạ đúng không nào? Nhưng đó lại là sự thật. Khoa học chứng minh khi sử dụng các thực phẩm có vị ngọt đường, cơ thể sẽ tăng cường tiết N-acyclethoamine. Chúng kích thích não để giải phóng các endorphin, chất hóa học này có tác dụng tăng cường xung động thần kinh làm giảm cảm xúc tiêu cực, giảm đau và thư giãn cơ thể. Thật không ngờ đúng không nào?
Vì vậy, hãy trữ sẵn vài viên kẹo ngọt, một thanh sô cô la ngon lành trong tủ lạnh, sẽ có lúc bạn cần điều đó cho tình yêu của bạn đấy. Ngoài ra, một số thực phẩm hằng ngày cũng mang lại tác dụng tương tự như: cá hồi, rau bina (rau chân vịt hay một số nơi gọi là cải thìa), sữa, hạt hạnh nhân, dừa, mật ong,...
Sẽ thật dễ dàng khi kết hợp những món ăn này trong bữa ăn gia đình bạn, vừa giúp người ấy cảm thấy thêm thoải mái, lại làm cho bữa ăn thêm phần dinh dưỡng.
Ảnh minh họa
2. Du lịch, liều thuốc giảm căng thẳng hiệu quả
Đã bao lâu rồi vợ chồng bạn chưa có không gian riêng tư dành cho nhau? Khi phát hiện bạn đời xuất hiện những cảm xúc tiêu cực, hãy dành nhiều thời gian hơn bên người ấy. Sẽ thật tuyệt vời khi sau những tháng ngày thăng trầm của cuộc sống, đôi bạn lại có dịp quay trở lại những tháng ngày mới quen.
Du lịch thật ra chẳng phải là điều gì quá to tát, các bạn cũng không cần phải đi đâu quá xa và phải thật tốn tiền mới gọi là du lịch đúng nghĩa. Chỉ cần cùng nhau đến một nơi xa lạ, tận hưởng cuộc sống khác biệt nơi ấy, bỏ rơi những xô bồ vật vã khiến các bạn căng thẳng.
Đây cũng là dịp để hai bạn hâm nóng tình cảm vợ chồng lâu ngày bị bỏ lỡ, cũng là cơ hội để hai người gần gũi và chia sẻ những buồn vui khiến hai người áp lực. Nếu không biết nên đi đâu du lịch, có thể lựa chọn về nhà thăm bố mẹ cũng là một biện pháp hay. Có những chuyện tế nhị người ấy không thể chia sẻ với bạn vì sợ ảnh hưởng đến tình cảm đôi bên, hay sợ khiến bạn mang thêm gánh nặng, nhưng lại dễ dàng mở lòng với các đấng sinh thành.
3. Lắng nghe
Lắng nghe là điều hết sức đơn giản mà ai cũng có thể làm được. Vậy tại sao bạn không làm chuyện đó cho người bạn đời của mình. Khi có những cảm xúc tiêu cực, người ta thường có xu hướng muốn được chia sẻ, nhưng nếu như người ấy không thể tìm được nơi để trút bầu tâm sự, có phải người ấy sẽ càng tiêu cực hơn?
Vì vậy, bản thân mình là người sớm tối kề vai, hãy tình nguyện là nơi trút hết mọi buồn vui cho người ấy. Cũng hãy làm bờ vai vững chãi để người ấy có thể tựa vào bất kỳ lúc nào. Dù bao sóng gió cuộc đời có đi qua, có một người luôn kề vai sát cánh thì mọi khó khăn thử thách đều chẳng là gì phải không nào?
Dù bạn là một người vợ mẫu mực hay một ông chồng hoàn hảo, thói quen lắng nghe cũng cần được thực tập hằng ngày để thành một thông lệ, khi đối phương có điều gì tiêu cực đều có thể tìm đến bạn để trút bầu cảm xúc mà không chút ngại ngùng.
4. Tạo nên những điều mới mẻ
Một bữa cơm lãng mạn, một món quà mà người ấy đã thích từ lâu có vẻ là rất thích hợp để xua tan mọi cảm xúc tiêu cực của người ấy.
Điều tuyệt vời nhất khi trở thành vợ chồng là có một người không ruột rà máu mủ nhưng lại yêu thương chiều chuộng và liên tục tạo cho mình những bất ngờ mới lạ.
Nếu người ấy buồn, hãy pha trò để khiến người ấy vui lên và sẵn sàng mở lòng với bạn. Đã thành vợ thành chồng, làm một vài điều kì lạ để đối phương vui lên cũng phải là điều gì quá kì lạ.
Nếu người ấy cáu giận, hãy pha cho người ấy một cốc trà nóng, thêm mật ong để giảm bớt những căng thẳng áp lực hiện hữu. Cộng thêm liệu pháp mát xa hiện đại để khiến tinh thần thư giãn hơn.
Xuân Vi
Theo giadinh.net.vn
Không dám chạm vào chồng vì anh từng 'bóc bánh trả tiền' Tôi tự nhủ nên thông cảm cho chồng vì đó là nhu cầu của người đàn ông và không phải anh ngoại tình. Hình ảnh minh họa Vợ chồng tôi cùng 25 tuổi, kết hôn được hơn một năm. Cuộc sống bình thường, ít cãi vã, mâu thuẫn. Do tôi đang mang thai những tháng cuối nên vợ chồng ít gần gũi. Rồi...