Tấm lòng thơm thảo của cầu thủ Việt
Công Vinh, Tấn Trường, Công Phượng, Bửu Ngọc… là điển hình của nhiều cầu thủ đổi đời biết chia sẻ thành công với người thân.
Nhiều cầu thủ Việt Nam có xuất thân từ gia đình khó khăn về kinh tế. Với họ, bóng đá là đam mê, nhưng đồng thời như cánh cửa hy vọng đổi đời. Khi có thành công rồi trở nên giàu có, cầu thủ Việt có điều kiện quay lại giúp đỡ gia đình…
Công Vinh thành danh lo chu đáo cho bố mẹ và các chị em. Ảnh: Jessica.
Tiền đạo Công Vinh gần đây được nhắc đến nhiều về chuyện anh có người chị cả bán vé số dạo ở Bình Phước. Vài năm trước, tiền đạo Bình Dương từng mua căn nhà 400 triệu đồng ở TP Vinh cho vợ chồng anh chị để ổn định cuộc sống. Tuy vậy, hai người này quyết định bán nhà để vào Nam làm ăn. Đầu tư thua lỗ, giờ chị cả đang mưu sinh bằng nghề bán vé số ở Bình Phước.
Trở thành tỷ phú nhờ bóng đá và có cô vợ cũng là tỷ phú, CV9 vẫn nhớ về một thời lam lũ. Hình ảnh vất vả của bố mẹ, anh chị em trong nhà khiến anh nghĩ cách gì đó báo hiếu, đền đáp, chia sẻ. Ở tuổi 30, sớm thành đạt, Công Vinh cho thấy mình không chỉ biết hưởng thụ mà biết san sẻ. Anh mua căn hộ chung cư tại TP Vinh tặng bố, ổn định nơi ăn chốn ở cho mẹ và dự định đón bà vào TP HCM sống chung. CV9 cũng mua nhà và lo công ăn việc làm cho các chị. Với riêng người chị bán vé số, cầu thủ sinh năm 1985 còn đứng ra chu cấp tiền ăn học cho hai đứa cháu như là cách giúp anh chị đảm bảo tương lai cho các con.
Video đang HOT
Thủ môn Tấn Trường và vợ luôn lo lắng cho gia đình hai bên. Ảnh: TN.
Thủ môn Tấn Trường – đồng đội của CV9 ở Bình Dương – cũng là một trong những cầu thủ rất có hiếu. Xuất thân từ lam lũ ở vùng Lai Vung, Đồng Tháp, Trường từng bươn chải nhiều nghề để phụ giúp mẹ, tự lo bản thân trước khi đến với bóng đá rồi thoát nghèo như một giấc mơ. Khi thành danh và trở thành tỷ phú, anh không một mình hưởng thụ mà chia sẻ may mắn cho những người thân trong gia đình.
Năm 2010, khi có 5 tỷ đồng từ tiền chuyển nhượng đầu tiên trong đời, Trường mua ôtô 16 chỗ tặng anh trai để anh bớt vất vả, có thu nhập ổn định nuôi gia đình. Thủ môn Đồng Tháp còn xây lại căn nhà mới cho mẹ, giúp em gái học ở Sài Gòn. Trường tâm sự, anh cùng vợ mở ra các cơ sở kinh doanh ở Đồng Tháp, TP HCM và nay là Bình Dương với mong muốn đầu tiên không phải để giàu có mà còn là tạo việc làm giúp đỡ người thân trong gia đình hai bên. Anh đổi đời, anh em trong gia đình có cuộc sống cũng khá dần lên…
Một đồng hương của Trường là thủ môn Bửu Ngọc mới chuyển đến Cần Thơ với số tiền hơn 6 tỷ đồng. Có tiền, điều đầu tiên anh nghĩ đến không phải là xe hơi, đồ dùng đắt tiền mà là xây nhà tặng bố mẹ. Ngọc đã mua đất và chuẩn bị động thổ tại Cao Lãnh, Đồng Tháp. Ngoài ra, anh cũng đứng ra lo chuyện thuốc men cho bố mẹ, mắc bệnh mãn tính hay ốm đau.
Tiền đạo Công Phượng cũng là một tấm gương điển hình cho việc dùng đồng tiền từ bóng đá để lo cho gia đình. Phượng như đàn anh Công Vinh, đều xuất thân từ những gia đình khó khăn về kinh tế. Tài năng trẻ của U19 Việt Nam chưa thành tỷ phú như CV9 nhưng với số tiền tích góp khoảng 400 triệu, anh giúp được một phần cho bố mẹ xây lại căn nhà mới có tuổi đời gần 30 năm, đã xiêu vẹo. Ở quê nhà, Phượng được hàng xóm đánh giá là người hiếu thảo, sống tình cảm…
Ở làng bóng đá Việt, Công Vinh, Tấn Trường, Công Phượng, Bửu Ngọc… chỉ là điển hình của nhiều cầu thủ đổi đời nhờ bóng đá và biết chia sẻ thành công với người thân.
Theo VNE
Thu nhập tiền tỷ của cầu thủ Việt năm 2014
Nhiều trụ cột của Bình Dương, Công Vinh hay Bửu Ngọc, Minh Tuấn đều đút túi số tiền khủng trong năm nay.
Bóng đá Việt không còn cảnh hào nhoáng như cách đây vài năm nhưng đây vẫn là môi trường giúp nhiều cầu thủ trở thành tỷ phú thông qua các hợp đồng, tiền lương, thưởng...
Chức vô địch V-League giúp các học trò của ông Lê Thụy Hải thu nhập khủng. Ảnh: KL.
Ở tầm CLB, cầu thủ trụ cột của Bình Dương là "cỗ máy kiếm tiền" tốt nhất năm 2014 so với đồng nghiệp khác. Sau khi giành chức vô địch V-League lần thứ ba trong lịch sử, đội bóng đất Thủ có gần 20 tỷ đồng tiền thưởng trong tài khoản. Khi chia ra, các cầu thủ hạng A có thể nhận 800-900 triệu đồng. Tiếp đó, thầy trò Giám đốc kỹ thuật Lê Thụy Hải còn vô địch Mekong Cup và nhận 1,5 tỷ đồng tiền thưởng.
Ở Bình Dương, khung lương của cầu thủ đá chính khoảng 40-50 triệu đồng mỗi tháng (tháng không thi đấu có thể thấp hơn). Như vậy, những trụ cột như Anh Đức, Trọng Hoàng, Văn Bình, Đình Luật... có thể nhận trung bình 500-600 triệu đồng tiền lương. Thêm thu nhập từ tiền thưởng, mỗi cầu thủ loại A của Bình Dương nhận khoảng 1,3-1,5 tỷ đồng trong mùa 2014 - mức cao nhất làng bóng.
Chưa dừng lại ở đây, cầu thủ Bình Dương có tên trên đội tuyển dự AFF Cup như Tấn Tài, Anh Đức, Phước Tứ... còn nhận thêm vài trăm triệu từ thành tích hạng ba của tuyển Việt Nam. Tuy bị loại ở bán kết, thầy trò HLV Miura nhận 5 tỷ đồng từ VFF, ban tổ chức giải và một tỷ đồng từ bầu Hiển.
Trong danh sách cầu thủ thu nhập tốt nhất năm, Công Vinh vẫn đứng đầu danh sách. Chỉ tính riêng tiền nhận trong lần chuyển nhượng về Bình Dương, CV9 có 8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, anh còn có thu nhập từ lương khoảng 30 triệu đồng tháng ở đội bóng cũ SLNA, tiền thưởng thuộc khung loại A trong màu áo đội tuyển quốc gia, thu nhập từ vô địch Mekông Cup, tiền đi các sự kiện ra mắt sản phẩm sữa, xe...
Công Vinh có thu nhập khủng trong năm 2014 vừa qua. Ảnh: VTC.
Thủ môn Bửu Ngọc bất ngờ có một năm thu nhập "khủng" để trở thành cầu thủ tỷ phú. Anh chuyển từ Đồng Tháp về Cần Thơ với giá trị chuyển nhượng lên đến 6,6 tỷ đồng (cả thuế) cho ba năm hợp đồng. Nhưng số tiền đến tay Bửu Ngọc có thể không nhiều như con số trên do anh còn phải trả hơn một tỷ đồng đền bù cho CLB quê hương Đồng Tháp và một vài chi phí khác. Dù vậy, ước mơ đổi đời của Ngọc đã thành hiện thực và anh tính chuyện báo hiếu bằng việc xây nhà tặng bố mẹ.
Một cái tên được nhắc đến khá nhiều trong thời gian gần đây là tiền vệ Vũ Minh Tuấn cũng thuộc hàng có thu nhập tiền tỷ năm 2014. Tỏa sáng trong màu áo Than Quảng Ninh, anh liên tiếp thăng hoa ở đội Olympic và tuyển Việt Nam. Ngoài tiền lương, thưởng, Tuấn còn tái ký hợp đồng với giá trị gần 5,5 tỷ đồng với đội bóng vùng than. Ông bố trẻ đút túi toàn bộ số tiền do chuyển nhượng tự do và trực tiếp làm việc với lãnh đạo đội bóng quê hương.
Đồng đội của Tuấn là Hải Huy cũng có khoảng 4,5 tỷ đồng cho việc đồng ý ở lại Than Quảng Ninh. Đội bóng "đại gia mới" này hiện giúp nhiều cầu thủ "sau một đêm trở thành tỷ phú" như Hoàng Danh Ngọc (3,6 tỷ đồng), Mạc Hồng Quân (trên 3 tỷ đồng)...
Một hậu vệ khác "phát tài" trong năm 2014 là hậu vệ Xuân Thành của CLB Thanh Hóa và tuyển Việt Nam. Sau khi chia tay Thanh Hóa, trụ cột hành lang trái dưới thời HLV Miura cập bến Bình Dương với bản hợp đồng 4 tỷ đồng. Trước đó, anh nhận nhiều tiền thưởng từ đội bóng xứ Thanh cho danh hiệu hạng ba V-League.
Một tiền đạo trẻ đang tỏa sáng là Công Phượng lại không thể lọt vào top cầu thủ thu nhập tiền tỷ. Trong năm nay, anh cùng các đồng đội trụ cột U19 như Tuấn Anh, Xuân Trường... có thu nhập khoảng 400 triệu đồng từ lương. Tuy nhiên, đây chỉ là khởi đầu của cầu thủ sinh năm 1995 bởi anh đang là "báu vật" của bầu Đức và bóng đá Việt Nam.
Theo VNE
Những kiểu thưởng 'vặt' thú vị ở V-League Đinh Hoàng Max nhận iPhone 6 hay cầu thủ Đồng Tháp mang về hai chỉ vàng nếu ghi bàn. Ngoài các khoản thưởng cho từng trận thắng, hòa theo quy định của CLB đặt ra đầu mùa, không ít đội tại V-League còn dùng cách thưởng nóng ngay sau trận cho các cá nhân. Món "quà vặt" này có thể là tiền mặt,...