Tấm lá gói cả tinh hoa
Không phải ngẫu nhiên mà từ xưa, ông bà ta đã chuộng cách dùng lá để gói thức ăn. Lá là tặng vật thiên nhiên luôn có sẵn trong vườn nhà, vừa lành, vừa sạch, vừa mang lại hương thơm cho những thực phẩm được gói bên trong.
Nhắc đến ẩm thực Việt là nhắc đến một nền ẩm thực đậm chất nông nghiệp, với khí hậu nhiệt đới quanh năm cây cỏ xanh tốt. Ở đó những chiếc bánh nhỏ xinh gói đậm tình quê thể hiện sự khéo léo của những người bà, người mẹ đồng thời làm nên một nét văn hóa độc đáo.
Suốt chiều dài đất nước đâu đâu cũng có sự hiện diện rất phong phú của các loại bánh. Từ bánh tẻ, bánh nếp, bánh bột gạo, bột sắn hay từ nguyên liệu nào đi nữa thì đa phần bánh được gói trong lớp lá cây quen thuộc. Xưa, gói bánh không đơn thuần là công việc bếp núc mà còn là tiêu chuẩn để đo sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ. Chiếc bánh giản dị, nhỏ xinh nhưng để gói cho đẹp, đầy đặn, nhân vỏ đủ đầy thì lại không phải dễ.
Bánh trưng được gói bằng lá dong – Ảnh: wordpress
Khúc biến tấu của bánh cũng có muôn hình vạn trạng. Nào bánh hình vuông như bánh trưng, bánh phu thê… tròn như bánh dầy, bánh tét… lại có những loại bánh mang những hình thù ngộ nghĩnh như bánh ú, bánh giò…Lạ kỳ thay, từ những lá cây quen thuộc nhưng qua những đôi bàn tay khéo léo, mỗi chiếc bánh lại có ý nghĩa và triết lý riêng. Bánh trưng là biểu tượng của đất, bánh dầy là biểu tượng của trời, bánh phu thê thể hiện tình cảm vợ chồng gắn bó không rời…
Bánh ú lá tre – Ảnh: phunuonline
Lá dùng gói bánh phổ biến nhất vẫn là lá dong, lá chuối…bên cạnh đó mỗi vùng miền lại có thêm những loại bánh khác nhau góp phần làm phong phú danh sách bánh Việt. Đa phần tên bánh được đặt theo nguyên liệu hay hình dáng song cũng có một số bánh lấy chính tên gọi của loại lá gói như bánh mít, bánh dừa, bánh ú lá tre phổ biến tại Nam Bộ.
Bánh tẻ – Ảnh: naungon
Không chỉ dùng để gói bánh, những tấm lá óng mượt vườn nhà còn được người Việt sử dụng vào rất nhiều mục đích nào quạt lá, chổi quét nhà, dùng làm vật dụng đựng thực phẩm như bọc xôi, gói cơm, cuốn nem, chả…. Bên cạnh đó tấm lá còn có những tác dụng hết sức ngẫu nhiên, trong cơn mưa bất chợt tàu lá khoai dại thay chiếc ô nhỏ đưa ta về nhà. Bữa cơm miền quê đôi khi không cần mâm chiếu, chỉ cần ra vườn chặt vài tàu lá chuối, tuốt phần gân lá rồi trải giữa nhà, bày thức ăn lên thế là đã có một chiếc mâm xanh mướt.
Đứng đầu trong số những loại lá làm nên sự tinh tế của món ăn phải kể đến là lá sen bọc cốm làng Vòng của người Hà Nội. Sau lớp lá non giúp giữ cho cốm nguyên vẹn màu ngọc, lớp lá sen bọc ngoài mang mang đến hương thơm thoang thoảng, đặc trưng cho món ăn chơi quý phái của đất Hà thành. Phải chăng cái duyên của cốm một phần xuất phát từ lá sen?
Lá sen bọc cốm – Ảnh: timnhanh
Món ăn Việt là sự tổng hòa của rất nhiều triết lý. Thưởng thức món ăn chỉ bằng mắt thôi chưa đủ, đôi khi để cảm nhận hết cái thú của món ăn thực khách phải thức tỉnh mọi giác quan. Món gói lá là một trong số đó. Người ăn chỉ thấy ngon thực sự khi cảm nhận được hương của lá hòa quyện tinh tế trong từng miếng bánh. Ông cha bao đời đúc kết: tấm lá làm nên sự tinh tế của món ăn cũng một phần bởi thế.
Theo BĐVN
Thưởng thức món ngon chợ đêm Hà thành
Để đi hết chợ đêm phố cổ, các du khách phải mất ít nhất 2h đồng hồ. Bạn sẽ tha hồ được thưởng thức nhiều món khoái khẩu như bánh bèo nóng, bánh Thái Lan, kem bong bóng Hàn Quốc, nộm bò khô...
Những năm gần đây, chợ đêm đã là một nét văn hóa quen thuộc với người Hà Nội. Diễn ra vào buổi tối 3 ngày cuối tuần, chạy suốt trục phố cổ từ Hàng Ngang, Hàng Đào đến Hàng Giấy, hầu như phiên chợ đêm nào cũng đông đúc, tấp nập người. Từ các tốp thanh niên cho tới những cặp đôi yêu nhau hay các đoàn khách du lịch, thậm chí có cả những ông bố bà mẹ bồng con nhỏ, họ nô nức tới đây để tận hưởng một phiên chợ lung linh sắc màu, và đặc biệt là ngập tràn các loại hàng hóa như quần áo, dày dép, kính, mũ, túi xách, mỹ phẩm... với giá rất sốc.
Video đang HOT
Nhưng giống như mọi phiên chợ khác, chợ đêm còn một có nét văn hóa cũng đa sắc màu không kém, đó là ẩm thực. Để đi bộ, ngắm hết được các gian hàng tại đây, chắc bạn phải mất ít nhất 2h đồng hồ. Trong khoảng thời gian ấy, bạn sẽ có cơ hội bắt gặp nhiều món khoái khẩu hấp dẫn. Có món mặn, món ngọt, có thứ rất mới lạ, cũng có thứ hết đỗi quen thuộc, nhưng chí ít trong một phiên chợ nhộn nhịp, phong phú thế này, chúng sẽ giúp bạn nạp đủ năng lượng cho suốt hành trình khám phá.
Nếu là một du khách còn xa lạ với chợ đêm, xin mách nước trước cho bạn một số món ăn khá thơm ngon, mới mẻ.
1. Bánh Thái Lan
Những xiên bánh nhỏ, có màu xanh cốm óng lên chắc chắn sẽ bắt mắt bất kì du khách nào. Chị chủ quán cho hay, gọi tên là bánh Thái Lan vì món này chị "học lỏm" được cách làm của những người dân xứ chuông vàng. Đó là loại bánh đơn giản, chế biến từ bột dẻo pha trộn với cốm, sau đó bỏ thêm chút đường, vừng và dừa tươi nạo. Khi ăn bạn sẽ nhấm nháp được vị ngòn ngọt rất dịu nhẹ của từng thớ bánh mỏng mềm dẻo quyện trong lớp vừng dừa thơm thơm. Nếu là người hảo ngọt, bạn có thể yêu cầu chủ quán rắc thêm nhiều đường một chút. Thứ bánh này không cầu kì song cũng hay hay lạ miệng, có giá là 5.000 đồng/chiếc.
2. Bánh bèo nóng
Bánh bèo là loại đặc sản nổi tiếng của miền Trung. Nếu đã từng thưởng thức bánh bèo ở Huế, hay Đồng Hới, bạn sẽ thấy bánh bèo chợ đêm biến tấu đi khá nhiều, dù không chuẩn và đẹp mắt như "phiên bản gốc", nhưng cũng là một sự sáng tạo thú vị.
Chỉ thoáng nhìn qua quang gánh của chủ quán là bạn sẽ phát hiện ra điều này. Chẳng hề có túi tôm chấy hay tóp mỡ, hành lá nào, thay vào đó là bát thịt băm, rổ xu hào xào mộc nhĩ thái sợi, cùng túi hành phi vàng rộm. Vậy là khi có khách gọi, chị chủ hàng nhanh tay bốc bánh bèo vào đĩa, sau đó bỏ thêm các "món biến tấu" kia cho tới khi đầy ắp. Quả thật, trông không tinh tế bằng những đĩa bánh bèo ngay ngắn xinh xắn của miền Trung song lại hấp dẫn nhờ độ "chất", độ đầy.
Món bánh bèo này ăn kèm với rau sống và chấm nước mắm chua ngọt thật nóng hổi, đó cũng là lí do chị chủ quán dương biển "bánh bèo nóng". Mỗi đĩa bánh bèo có giá 20.000 đồng.
Đĩa bánh bèo trông không đẹp mắt như phiên bản gốc nhưng nhìn khá chất
3. Bánh xoài dừa
Đây là một loại bánh quê giản dị. Mỗi chiếc bánh chỉ nhỏ bằng một cái chén uống trà, có lớp vỏ ngoài mỏng làm từ bột nếp, càng nhai càng thấy nó rất mềm, rất dẻo. Còn phần nhân đặc biệt giống với bánh trôi tàu, tức là cũng có vừng đen với dừa, ăn vừa ngọt vừa thơm. Nếu bạn là "fan" của bánh trôi tàu thì chắc chắn cũng sẽ mê mẩn món bánh xoài dừa. Bánh xoài dừa có giá 4.000 đồng/chiếc.
Ngoài ra, ở tiệm bánh xoài dừa còn có 2 món bánh quê quen thuộc thường được các em nhỏ yêu thích nữa là bánh da lợn và chín tầng mây.
Chín tầng mây và bánh da lợn
4. Bánh bột lọc, nộm bò khô, nem cuốn
Tuy đã quá quen thuộc, nhưng các món này luôn làm "chùn bước" những tín đồ mê ăn vặt. Chỉ với một cái bàn nhỏ trên vỉa hè, mấy chiếc bánh bột lọc nhân tôm thịt được cắt nhỏ, một hai đĩa nộm đu đủ bò khô, dăm cái nem cuốn, cộng thêm đôi ba cái bánh tẻ, và tất nhiên không thể thiếu một bát nước mắm bên cạnh, coi như các khách chợ đêm đã có "mâm tiệc" nho nhỏ, để được kề vai sát cánh bên nhau, ngồi "chấm mút" thật ngon miệng, vui vẻ.
Bánh tẻ
Bánh bột lọc nhân tôm thịt
Hai cô gái này đang rất hào hứng được thưởng thức món bánh bột lọc
5. Kem bong bóng Hàn Quốc
Những viên kem tròn, bé li ti như nhũng hạt xốp sặc sỡ trông rất vui mắt chắc chắn sẽ là món giải nhiệt tuyệt vời cho du khách đang toát mồ hôi vì chen chân trong dòng người đông đúc của chợ đêm.
Đặc biệt, kem bong bóng Hàn Quốc có độ lạnh dịu nhẹ, tan nhanh trong miệng, nên không bao giờ gây viêm họng cho người thưởng thức, kể cả vào mùa đông. Loại kem này có nhiều hương vị cho bạn lựa chọn như vani, sữa chua dâu, cầu vồng, chuối, chanh, sôcôla, kẹo bông, bong bóng xanh...
Các loại kem bong bóng xanh đỏ bé li ti
6. Kẹo kéo
Nhắc đến kẹo kéo, sẽ nhiều người nhớ ngay ra hình ảnh thơ bé của mình, đã không ít lần ngẩn ngơ đứng nhìn anh bán kẹo kéo làm "phép ảo thuật", xem anh liên tay kéo lên kéo xuống, "hô biến" nhúm kẹo mạch nha từ trong veo thành màu trắng sữa. Được bỏ ra mấy trăm đồng mua cây kẹo đã được "làm phép" ấy, mút mát cái vị ngọt lịm của nó cũng là thú vui của bất kì đứa trẻ con nào ngày xưa.
Giờ đây, món kẹo xưa cũ này khó tìm được nơi bán lắm, chợ đêm cũng là một trong những chỗ hiếm hoi. Có lẽ nhờ vậy mà chỉ với một xoong kẹo mạch nha giản đơn, người bán hàng cũng chẳng cần phải trổ tài "ảo thuật" như xưa, nhưng nơi này vẫn thu hút được sự chú ý của rất nhiều khách đi qua.
Kẹo kéo có giá 5.000 đồng/que.
Kẹo mạch nha trong veo
Em bé thích thú cầm cây kẹo kéo
Suốt chặng đường đi hết chợ đêm, bạn sẽ còn bắt gặp rất nhiều món ăn, đồ uống thú vị nữa, chắc chắn sẽ khiến bạn thỏa thê như đang được ở một phiên chợ ẩm thực thực thụ.
Bánh mỳ thịt xiên nướng, món này rất đắt khách vào mùa lạnh.
Có cả bánh ngọt, pizza kiểu Pháp
Các loại ô mai ở phố Hàng Đường...
... được tạo hình rất đẹp mắt
Các món chè hấp dẫn...
... rồi tào phớ thạch thơm mát
Theo Bưu Điện Việt Nam
Về Bắc Ninh thưởng thức nem Bùi Nói đến vùng quê Kinh Bắc, người ta thường nghĩ ngay đến những làn điệu quan họ, nhưng ở vùng quê này còn có những món ăn dân dã mang đậm chất quê hương, ăn một lần thì ắt hẳn khó quên như: Bánh tẻ làng Chờ, bánh khúc làng Diềm, bánh phu thê Đình Bảng... Ngoài các loại bánh nghe tên đã...