Tâm huyết của thầy Hà Quốc Kiệt
Các đồng nghiệp nhận xét thầy giáo Hà Quốc Kiệt là một đảng viên gương mẫu; tâm huyết với nghề nghiệp; thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp và luôn là tấm gương cho học sinh noi theo
“Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, thầy giáo Hà Quốc Kiệt đã vận động được 700 kg gạo và nhiều nhu yếu phẩm khác để tặng các anh chị bảo vệ, lao công của trường. Việc làm của thầy hết sức ý nghĩa, góp phần giải quyết khó khăn cho mọi người trong mùa dịch” – bà Nguyễn Dương Minh Hương, Hiệu trưởng Trường THCS Hoa Lư (quận 9, TP HCM), nói.
Đam mê công tác đội
Nhắc đến Trường THCS Hoa Lư, ngoài bề dày thành tích học tập, trường còn được biết đến bởi quan điểm giáo dục toàn diện: Đức – Trí – Thể – Mỹ. Với phương châm: Nhà trường không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức mà còn là ngôi nhà thứ hai cho học sinh.
“Để đạt được những thành quả ấy, ngoài nỗ lực hết mình của đội ngũ giáo viên chuyên môn, còn phải kể đến vai trò của những đảng viên, cán bộ Công đoàn đồng hành với đời sống giáo viên, nhất là thầy Hà Quốc Kiệt” – bà Hương nhấn mạnh.
Thầy giáo Hà Quốc Kiệt (thứ tư từ trái sang) với các đội viên của Trường THCS Hoa Lư
Hơn 25 năm công tác, thầy Kiệt đã góp phần đưa tập thể Trường THCS Hoa Lư đạt nhiều danh hiệu trong thi đua như tập thể Lao động xuất sắc cấp TP, Công đoàn vững mạnh… Đặc biệt, với vai trò là tổng phụ trách Đội, thầy Kiệt đã đưa Liên đội Hoa Lư trở thành lá cờ đầu của hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi quận 9 nhiều năm liền; đạt thành tích cao trong các hoạt động Đội cấp quận, TP: Bằng khen Trung ương Đoàn từ năm 2000-2019; cờ thi đua là Đơn vị xuất sắc trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi khối trường tiểu học, THCS giai đoạn 2008-2013 do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng; lá cờ đầu hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi quận 9 khối THCS nhiều năm liền; liên đội đạt danh hiệu xuất sắc quận 9 liên tục 22 năm, tư 1997 đên 2019.
Video đang HOT
Nói về những thành công trong công tác Đội, thầy Kiệt kể: “Năm 2018, trong quá trình đào tạo 15 em chuẩn bị thi chỉ huy Đội giỏi cấp quận, có em Nguyễn Trần Bảo Ngọc, học sinh lớp 6 của trường, rất giỏi và vượt trội các bạn khác. Thế nhưng, chỉ cách ngày thi 3 tuần thì phụ huynh em Ngọc gọi điện cho tôi nói gia đình không muốn Ngọc đi thi vì sợ ảnh hưởng việc học. Lúc đó, tôi hơi tiếc nhưng vẫn đồng ý với gia đình. Tôi báo lại cho Ngọc về quyết định của gia đình và tin rằng em ấy sẽ thuyết phục được bố mẹ để tham gia cuộc thi. Hai ngày sau, Ngọc báo tin vui là đã thuyết phục được bố mẹ và kết quả là em đoạt giải nhất Chỉ huy Đội giỏi quận 9 và là học sinh giỏi liên tiếp 2 năm liền. Khi ấy, tôi rất vui và tự hào về học trò của mình. Nếu không có các học trò tâm huyết như vậy thì phong trào Đội sẽ rất khó thành công”.
Nhiều việc làm thiết thực
Ngoài công tác chuyên môn và công tác Đội, thầy Hà Quốc Kiệt còn là ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở của trường. Làm thành viên trong Ban Thanh tra, thầy luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình: Thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của hội nghị cán bộ công chức; nhắc nhở thầy cô không để vi phạm đạo đức nhà giáo; giải quyết thắc mắc, khiếu nại đúng quy định.
Để bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng cho đoàn viên, thầy đã có nhiều hoạt động thiết thực gắn với quyền và lợi ích của họ. Ngoài việc vận động giúp đỡ giáo viên gặp hoàn cảnh khó khăn, hằng năm, thầy còn đề xuất và cùng Ban Chấp hành Công đoàn tặng quà cho đoàn viên gặp khó khăn vào mỗi dịp xuân về với khoảng 10 phần quà, mỗi phần trị giá 500.000 đồng.
Là một đảng viên gương mẫu; tâm huyết với nghề nghiệp; có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp và luôn là tấm gương cho học sinh noi theo – đó là nhận xét của các đồng nghiệp tại Trường THCS Hoa Lư khi nói về thầy giáo Hà Quốc Kiệt.
“Nhờ thầy, tôi tự tin”
Cô giáo Dương Thị Hồng Vy, từng là học sinh của Trường THCS Hoa Lư và nay trở về làm giáo viên tại trường này, cho biết: “Ngày trước, tôi rất nhút nhát. Nhờ sự dìu dắt, động viên của thầy Hà Quốc Kiệt mà tôi có sự tự tin, học hành ngày càng tiến bộ. Giờ là đồng nghiệp nhưng tôi vẫn luôn ghi nhớ công ơn của thầy. Nếu không có thầy, chắc tôi không có được ngày hôm nay”.
Thưởng tết giáo viên, niềm riêng khó nói...
Những ngày cuối năm, dõi theo thông tin thưởng tết trên báo đài, nhà giáo chúng tôi không khỏi ước ao và trĩu nặng tâm tư.
Đại biểu tham dự hội thảo ngày 27-12. Một câu hỏi được đặt ra tại hội thảo: Một cử nhân mới ra trường có lương gần 2,8 triệu đồng/tháng, làm sao ngành giáo dục thu hút được người tài? - Ảnh: M.G.
Nơi thưởng tết nhiều lên đến con số hàng chục, hàng trăm triệu đồng, nơi ít cũng ngót nghét một, hai tháng lương. Nhìn sang tỉnh bạn, đồng nghiệp chúng tôi cũng hân hoan với nhiều mức thưởng đáng mơ ước.
Riêng phần mình, chúng tôi đành ngậm ngùi bằng lòng với vài trăm nghìn đồng. Một người bạn của tôi ngồi nhẩm tính số tiền thưởng tết từ sự hỗ trợ của nhà trường, công đoàn cộng lại tất thảy cũng được... nửa triệu.
Chúng tôi tự an ủi nhau "có còn hơn không", tự động viên nhau "khéo ăn thì no, khéo co thì ấm" và tự bằng lòng với chính mình bởi còn biết bao nhiêu nhà giáo công tác ở những vùng sâu, vùng xa cuối năm thưởng tết là "con số 0" tròn trĩnh.
Nhà giáo suốt một đời sống thanh đạm với mức lương khiêm tốn, dè sẻn lắm mới đủ chi tiêu tiền ăn, tiền học, tiền ơn nghĩa... Nhà giáo vẫn luôn "lụy" ngân hàng mỗi dịp ốm đau, sửa nhà, mua xe rồi thắt lưng buột bụng chi trả dần hằng tháng.
Bốn, năm trăm nghìn giữa lúc vật giá leo thang này sắm sửa thế nào cho đủ đầy, vuông tròn? Tết nhất cũng phải bày biện nhà cửa, lo mâm cúng gia tiên, sắm cho con cái manh áo mới... Bao cái lo đều chờ đợi dịp cuối năm để có thể nhận thêm được ít nhiều sự hỗ trợ, chăm lo từ các đoàn thể. Vậy nhưng cảnh thiếu trước hụt sau năm nào cũng diễn ra, lặp lại, kéo dài.
Lời tôn vinh nhà giáo vẫn vang lên sang sảng, lời hứa chăm lo đời sống giáo viên vẫn được hẹn nhiều. Nhưng cuộc sống của nhà giáo hiện nay vẫn còn nhiều thiếu thốn, nhọc nhằn, vất vả, lo toan.
Đã khoác chiếc áo thanh cao của nghiệp "trồng người", người thầy đôi lúc bị mặc định không được ta thán về lương thưởng, nói cách khác người thầy không được bàn về chữ "tiền". Nhưng "Có thực mới vực được đạo", sẽ là niềm động lực lớn để người thầy tiếp tục cống hiến khi có thêm khoản thu nhập chu toàn cuộc sống dịp cuối năm!
Năm hết tết đến, bên cạnh niềm vui chung khi đất trời vào xuân, chúng tôi còn có nỗi niềm riêng: mong mỏi đời sống người giáo viên trong tương lai được chăm lo tốt hơn, đủ đầy hơn...
Lương giáo viên 2,8 triệu đồng/tháng sao thu hút người tài?
Ngày 27-12, khoa Hàn Quốc học, khoa quan hệ quốc tế và Trung tâm Hàn Quốc học thuộc Trường ĐH khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) tổ chức hội thảo Hợp tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc 2009-2019. Chia sẻ tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng Hàn Quốc có sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, khoa học, công nghệ thời gian qua có phần đóng góp không nhỏ từ chính sách đầu tư giáo dục của nước này.
Ông Lê Tùng Lâm, Trường ĐH Sài Gòn, đề xuất Việt Nam có thể học tập theo mô hình của Hàn Quốc để phát triển giáo dục. Ngoài các vấn đề triết lý, đổi mới tư duy quản lý, ông Lâm cho rằng hai vấn đề quan trọng khác cũng cần thay đổi là việc cử học sinh du học, chính sách trọng dụng nhân tài và đào tạo đủ năng lực vận dụng và tay nghề.
Theo ông Lâm, chính sách thu hút nhân tài phải được chú trọng hơn. Không ít du học sinh với bằng tiến sĩ, thạc sĩ trở về nhưng không có vị trí làm việc với mức lương tương xứng. Ông Lâm đặt vấn đề: một tiến sĩ ở Pháp về công tác tại trường ĐH với mức lương khoảng 4 triệu đồng/tháng, họ sống bằng gì? Một cử nhân mới ra trường có lương gần 2,8 triệu đồng/tháng, làm sao ngành giáo dục thu hút được người tài? ( M.G.)
Theo tuoitre
Giao lưu trực tuyến: Phối hợp gia đình - nhà trường - xã hội giáo dục toàn diện học sinh Để tìm ra những nguyên nhân, giải pháp nhằm hạn chế, loại bỏ bạo lực học đường - đang rất cần sự chung tay của gia đình, xã hội với nhà trường. BLHĐ là vấn đề không thể phó mặc hoàn toàn cho ai, hay "chân kiềng" nào. Xung quanh vấn đề này, từ 14h30 - 16h ngày 24/12, Báo Giáo dục &...