Tầm hoạt động không ngờ của tàu Nhật cấp cho Việt Nam
Với chiều dài 67,8 m, rộng 7,9m, tàu tuần tra Nhật cấp cho Cảnh sát biển Việt Nam có tầm hoạt động lên tới 3.200 hải lý.
Cấp thêm
Theo hãng tin Kyodo, trong cuộc họp báo chung tại Hà Nội vào chiều 16/1, Thủ tướng Nhật Bản Shizo Abe đã khẳng định sẽ hỗ trợ mạnh mẽ giúp nâng cao năng lực trên biển của Việt Nam thông qua việc cấp thêm 6 tàu tuần tra cho Việt Nam.
Trong buổi gặp mặt báo chí tối cùng ngày, ông Kawamura Yasuhisa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật Bản, cho biết tổng trị giá 6 tàu tiếp theo Nhật Bản cung cấp cho Việt Nam vào khoảng 38,5 tỉ yen Nhật, bằng nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ Nhật dành cho Việt Nam.
Trước ông Abe đưa ra cam kết này, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Hiroshi Fukada cũng đã thông báo rằng, Nhật đã cung cấp 6 tàu đã qua sử dụng cho Việt Nam và trong thời gian tới, sẽ tiếp tục cung cấp thêm nhiều tàu tuần tra cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Tàu tuần tra PM03 Echizen của Nhật Bản.
Theo truyền thông Nhật Bản, những tàu nước này viện trợ cho Việt Nam thuộc lớp Teshio/Natsui đã qua sử dụng. Đối với các nước Malaysia, Indonesia, Philippines, từ lâu Nhật cũng đã cung cấp các trang, thiết bị và giúp đào tạo, huấn luyện nhân viên trên các lĩnh vực giao thông và cứu hộ trên biển. Năm 2007 Tokyo cũng đã viện trợ cho Jakarta 3 tàu tuần tiễu loại 27m.
Loại tàu mà chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho Philippines có chiều dài khoảng 40m, lượng chiếm nước 180 tấn. Căn cứ vào các loại tàu tuần tiễu hiện có của Nhật, loại được chọn có thể là tàu tuần tiễu cỡ nhỏ PS thuộc lớp Mihashi/Raizan.
Còn Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam lớp tàu tuần tra cỡ trung bình PM lớp Teshio, được xây dựng vào những năm 80 và mang tên Teshio. Là một lớp tàu tuần tra cỡ trung bình 500 tấn dựa trên việc cải tiến thiết kế tàu Bihoro – là một lớp tàu tuần tra đã đóng một loạt 20 chiếc trong các năm 1974-1978.
Video đang HOT
Trong chiến lược phát triển, người Nhật hết sức tiết kiệm, thiết kế bên ngoài của lớp tàu này rất giống với các tàu quét mìn của bên Hải quân (tức là Lực lượng Phòng vệ Hàng hải JMSF – Japanese Maritime Self -Defense Force).
Kích thước chủ yếu của tàu PM lớp Teshio: Chiều dài 67,8 m, rộng 7,9m, mớn nước 4,4 m, lượng chiếm nước 630 tấn, trọng tải 526 tấn, động lực 2 động cơ diesel 3.000 CV, hai trục chân vịt, tốc độ 18 hải lý/h.
Tàu có tầm hoạt động 3.200 hải lý. Vũ khí chính là khẩu pháo 20mm loại JM61A1 (kiểu M61 Vulcan dùng chung cho Mỹ và NATO, 6 nòng, bắn tốc độ cao). Tàu có thể hoạt động với trang bị gồm 33 người.
Lực lượng hiện đại
Theo Nghị quyết 72/2014/QH13, Quốc hội dành riêng 4.500 tỷ đồng để đóng mới 7 tàu và mua sắm trang thiết bị cho lực lượng Cảnh sát biển.
Trong số đó, có 2 tàu tuần tra cỡ lớn 2.400 tấn (tàu DN-2000 số hiệu 8004 và 8005), 4 tàu tuần tra TT-400, 1 tàu vận tải đa năng tiếp dầu trên biển. Điểm đáng chú ý trong quá trình đóng tàu tuần tra TT-400 là hiện nay Việt Nam (cụ thể ở đây là Nhà máy Z173) đã rút ngắn được thời gian thi công từ lúc đặt ky đến khi thử nghiệm xuống còn 6 tháng (thay vì 8 tháng đến 1 năm như trước kia).
Có được điều này là nhờ sự cải tiến các khâu bố trí sắp xếp sản xuất, cải tiến về công nghệ trong các chu trình đóng tàu và hoàn thiện tàu. Kết quả là hiện nay cả 4 tàu TT-400 đóng mới (mang số hiệu từ 4036 – 4039) đều đã được Nhà máy Z173 hạ thủy, thử nghiệm thành công và đưa vào biên chế chính thức cho Cảnh sát biển Việt Nam.
Khác với 4 tàu TT-400 đầu tiên (số hiệu từ 4031 – 4034), các tàu số 6, 7, 8, 9 được đóng trên cơ sở thiết kế kỹ thuật của tàu TT-400 chiếc số 5 (4035 hiện thuộc biên chế Vùng 4 Cảnh sát biển) với một vài tính năng kỹ chiến thuật được thay đổi cho phù hợp đặc thù hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển.
Với việc hạ thủy thêm 4 tàu tuần tra TT-400, trong tương lai gần Cảnh sát biển Việt Nam sẽ sở hữu đến 9 tàu tuần tra hiện đại này, giúp tăng cường đáng kể năng lực thực thi pháp luật trên biển.
(Theo Đất Việt)
Lộ mô hình tàu tuần tra DN-4000 của CSB Việt Nam?
Trong cuộc trao đổi giữa VTV với Thiếu tướng Nguyễn Quang ĐạmTư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, đã xuất hiện mô hình một chiếc tàu tuần tra thế hệ mới.
Mô hình này trưng bày phía trên mô hình tàu CSB 8003 và được sơn màu đặc trưng của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam với dòng chữ "VIETNAM COAST GUARD".
Qua quan sát, con tàu này lớn hơn hẳn so với mẫu DN-2000 với chiều dài có thể lên đến 120m, lượng giãn nước vào khoảng 4.000 tấn.
Mô hình tàu tuần tra thế hệ mới của Cảnh sát biển Việt Nam (mô hình phía trên)
Thiết kế mũi tàu khá giống DN-2000, phía trước phần thượng tầng có đặt 1 bệ pháo, trên tàu có sàn đáp và nhà chứa trực thăng. Như vậy, rất có thể đây chính là tàu tuần tra DN-4000.
Trước đó, trong Hội nghị Tổng kết công tác Cảnh sát biển năm 2014 và triển khai nhiệm vụ công tác kỹ thuật năm 2015 được tổ chức vào ngày 21/1/2015, mẫu tàu tuần tra cỡ lớn mới cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam cũng được hé lộ.
Cụ thể, trên tấm backdrop xuất hiện ảnh đồ họa một con tàu cỡ lớn được sơn màu trắng cùng dòng chữ "VIETNAM COAST GUARD".
Hình ảnh của tàu tuần tra được cho là DN-4000 xuất hiện trên tấm backdrop năm 2015. Ảnh: Cảnh sát biển Việt Nam.
Trước đây, ở các hội nghị cũng như sự kiện của Cảnh sát biển Việt Nam thì tấm backdrop thường in hình ảnh những tàu mà lực lượng đang có hoặc sắp được biên chế (như trường hợp tàu DN2000).
Do vậy chiếc tàu trên cũng được đồn đoán chính là mẫu tàu tuần tra cỡ lớn tương lai của Cảnh sát biển Việt Nam.
Tháng 4/2016, Đại tá Hà Sơn Hải - Tổng giám đốc Liên hợp xí nghiệp Sông Thu cho biết sắp tới Sông Thu sẽ triển khai đóng mới ít nhất 2 tàu cảnh sát biển đa năng theo thiết kế DN-4000.
Đây có thể sẽ là một trong những gam tàu tuần tra đa năng hiện đại và lớn nhất của Cảnh sát biển Việt Nam theo thiết kế và chuyển giao công nghệ của Tập đoàn Damen (Hà Lan).
Được biết, đầu năm 2016 vừa qua, Sông Thu đã hoàn tất ký kết với đối tác về việc đóng cặp tàu DN-4000 đầu tiên. Các tàu này sẽ có lượng choán nước lên tới trên 4.000 tấn, lớn gấp đôi so với các tàu thuộc lớp DN-2000 trước đó.
Cũng theo Đại tá Hà Sơn Hải, dự kiến năm 2019 các tàu này sẽ được hoàn thành, bàn giao cho cho các đơn vị thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam.
Trong tương lai, khi gia nhập đội hình Cảnh sát biển Việt Nam, các tàu DN-4000 sẽ trở thành những "soái hạm" mới, hiện đại có khả năng hoạt động xa bờ, dài ngày, làm được nhiều nhiệm vụ cùng lúc như tuần tra, cứu hộ cứu nạn,...
Việc đóng mới tàu tuần tra DN-4000 không chỉ tăng cường lực lượng mà còn tạo ra sự thay đổi lớn về chất lên một cấp độ mới của Cảnh sát biển Việt Nam, cho phép lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam hiện diện dài ngày trên biển.
Đồng thời, một lần nữa khẳng định năng lực thực sự của ngành đóng tàu quân sự Việt Nam, trong đó Sông Thu là một trong những đại diện xuất sắc nhất bên cạnh những cái tên cũng lừng lẫy không kém như Tổng công ty Ba Son hay các nhà máy Z189, Z173.
Minh Thái (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Theo dõi tàu tuần tra MS 50 của CSB Việt Nam tác chiến Tàu tuần tra MS 50 của Cảnh sát biển Việt Nam có chiều dài 13m, trị giá khoảng 12 tỷ VNĐ. Tàu tuần tra MS 50 có nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và thực thi pháp luật khu vực ven biển. Nó có chiều dài trên 13m, chiều rộng 4,6m, lượng giãn nước 9,6 tấn, tốc độ tối đa 35 hải lý/giờ....