Tắm hồ bơi có bị lây nhiễm virus corona?
Tôi có thói quen đi bơi mỗi ngày, nhưng từ khi có dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới gây ra, người thân không cho tôi đi bơi nữa.
Tôi có thói quen đi bơi mỗi ngày, nhưng từ khi có dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (Covid-19) gây ra, làm chết người hàng loạt ở Trung Quốc, thì người thân không cho tôi đi bơi nữa.
Gia đình tôi khẳng định tắm hồ bơi sẽ bị lây nhiễm virus corona. Trong khi đó, tôi đọc thông tin trên mạng cho rằng nước hồ bơi có clo nên virus corona không thể tồn tại được. Xin bác sĩ tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn.
tuandung94lx@…
Mùa dịch bệnh, các hồ bơi vắng khách
Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Trần Nam – Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP HCM) trả lời:
Video đang HOT
Coronavirus chủng mới (Covid-19) là một loại virus đường hô hấp, gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người.
Virus này bắt nguồn từ động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể, giọt bắn của người bệnh. Ngoài ra, virus cũng có thể lây từ việc chúng ta chạm tay vào một vật mà trước đó người bệnh chạm vào, sau đó ta đưa tay lên miệng, mũi, mắt của mình.
Do vậy, ở môi trường nước như hồ bơi, chưa có nghiên cứu nào cho thấy có dấu hiệu lây truyền virus corona chủng mới. Chưa kể, trong hồ bơi có chứa chất sát khuẩn Clo nên virus không tồn tại được trong môi trường nước hồ bơi.
Dẫu vậy, mọi người cần cẩn trọng khi đi bơi trong thời gian có dịch bệnh. Nếu bị ho, sốt, hay nghi ngờ nhiễm virus, người bệnh tuyệt đối không đi bơi mà phải vào bệnh viện kiểm tra và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.
Dù môi trường hồ bơi không lây nhiễm virus corona chủng mới, nhưng có thể lây nhiều bệnh khác như: tiêu chảy, viêm kết mạc… Do vậy, để đảm bảo môi trường nước hồ bơi sạch sẽ, mọi người chỉ nên đi bơi khi cơ thể khỏe mạnh. Nếu bị ho, sổ mũi, tiêu chảy, đau mắt đỏ… thì không nên đi bơi, vì sẽ vô tình làm phát tán vi khuẩn gây bệnh.
Theo phunu.nld.com.vn
Chuyên gia lý giải về bệnh nhân "siêu lây nhiễm"
Theo chuyên gia Nguyễn Hồng Hà - "siêu lây nhiễm" của bệnh nhân ở Hàn Quốc là do việc nữ bệnh nhân này tiếp xúc quá gần với nhiều người và trở thành nguồn lây cho họ chứ không do virus Sars-Cov-2 tăng độc lực.
Nữ bệnh nhân ở Hàn Quốc là nguồn lây cho hàng chục người khác.
Bệnh nhân thứ 31 tại Hàn Quốc được coi là siêu lây nhiễm Covid - 19 khi người này đã đi khắp TP Daegu và lây bệnh cho nhiều người. Đặc biệt giữa thời điểm lần đầu tiên vào bệnh viện và khi được xác định dương tính với Covid-19, bệnh nhân thứ 31 đã ra ngoài ít nhất 4 lần. Cả 4 lần bà đều đi đến những nơi vô cùng đông người.
Bà đã đến một nhà hàng buffet, nhà tắm công cộng kiểu Hàn Quốc và sau đó đến nhà thờ 2 lần. Ước tính, bệnh nhân thứ 31 đã tiếp xúc với khoảng 1.160 người.
Chính quyền Hàn Quốc đang chịu áp lực trong việc chống virus lây lan vì người phụ nữ này đã đi khắp nơi ở Daegu. Sự lây lan lớn nhất đến từ việc bà đến nhà thờ Tân Thiên Địa làm lễ.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hồng Hà - Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới trung ương, nữ bệnh nhân này được coi là "siêu lây nhiễm" vì bà đã tiếp xúc với quá nhiều người và tiếp xúc với cự ly rất gần.
Bác sĩ Hà cho biết việc tiếp xúc gần với các giọt bắn, dịch tiết từ ho, hắt hơi của người bệnh khiến người tiếp xúc xung quanh có nguy cơ nhiễm phải virus này. Ngoài ra, nhiệt độ thấp cũng là môi trường lý tưởng để virus này sống lâu hơn so với thời tiết nắng nóng.
Điều đó cũng có thể làm số người nhiễm virus này tăng nhanh ở Hàn Quốc những ngày qua. Hiện vẫn chưa biết virus Sars - cov- 2 tồn tại được bao lâu trên các bề mặt, mặc dù thông tin sơ bộ cho thấy virus có thể tồn tại trong vài giờ.
Bác sĩ Hà cho biết nhiều người chia sẻ hay băn khoăn về độc lực của virus Sars - Cov- 2 này có tăng lên hay không? Điều này hoàn toàn không liên quan tới độc lực của virus vì độc lực liên quan tới số ca tử vong nhưng hiện tại số ca tử vong do Covid - 19 vẫn chỉ chiếm hơn 2 % số ca mắc bệnh nên không thể coi siêu lây nhiễm là do độc lực của virus mà chỉ do người mang chủng virus mới này đã tiếp xúc quá gần với nhiều người.
Bác sĩ Hà nhấn mạnh chủng mới của virus corona lần này là một loại virus đường hô hấp, lây lan chủ yếu là tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh thông qua các giọt bắn tạo ra khi ho hoặc hắt hơi; nước miếng hoặc các xuất tiết từ mũi.
Điều quan trọng là tất cả mọi người cần vệ sinh hô hấp tốt. Ví dụ, hắt hơi hoặc ho vào khuỷu tay áo, hoặc sử dụng khăn giấy che miệng và bỏ khăn giấy vào thùng kín ngay lập tức.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn cũng rất quan trọng.
Theo infonet
Chuyên gia Mỹ: Virus corona tồn tại trên thẻ tín dụng lâu hơn tiền mặt Một chuyên gia y tế hàng đầu nước Mỹ nhận định việc sử dụng thẻ tín dụng có thể dẫn tới nguy cơ lây nhiễm virus corona cao hơn so với tiền mặt. Ngày 15/2, tờ Tài Kinh đưa tin chi nhánh Quảng Châu của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thông báo sẽ tiêu hủy tiền mặt thu từ các bệnh viện,...