Tắm gội sau sinh: Kiêng sao cho đúng?
Theo Ths.BS chuyên khoa II Vũ Ngọc Khanh, sau sinh cần tắm, rửa vệ sinh để giữ cho cơ thể được sạch sẽ.
Độc giả Thanh Thủy (Ninh Bình) cho biết: “Các chị ơi, em mới sinh được 1 tuần nhưng vẫn phải mò mẫm lên mạng để tham khảo ý kiến của các chị đây. Chuyện là thế này ạ, ngay từ ngày trước khi sinh nở mẹ đẻ em đã dặn đi dặn lại rằng phải kiêng cữ cẩn thận sau sinh nhất là kiêng tắm gội. Bà bảo ngày trước sinh em bà không kiêng được nên bây giờ rất khổ sở bởi chứng đau nhức chân tay, tầm nhìn cũng kém và sức khỏe suy yếu nghiêm trọng. Em nghe mẹ nên cũng lo lắng lắm và định bụng sẽ phải kiêng tắm, gội một tháng sau sinh”.
Tuy nhiên, em chồng của độc giả này thốt lên “Trời ơi, thời đại nào rồi mà chị còn cổ hủ vậy. Tắm gội thoải mái đi, sao phải kiêng, người nước ngoài chẳng ai kiêng cả. Chỉ có những người quê như chị mới kiêng cữ thái quá thế. Em đây này, đẻ xong Tít hôm trước là hôm sau tắm luôn, giờ thấy có sao đâu.”
Trao đổi với chúng tôi, Ths.BS chuyên khoa II Vũ Ngọc Khanh (Khoa phụ sản, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) cho biết: “Theo quan niệm dân gian, người phụ nữ sinh xong cần kiêng tắm gội tới 3 tháng chứ không phải ngắn là 1 tháng như mẹ của độc giả nói đâu. Tuy nhiên, ở phương Tây không có kiêng cữ gì cả. Các tài liệu giảng dạy về sản khoa ở trường Y hiện nay cũng theo các giáo trình phương Tây cũng nói phải không kiêng gì”.
Sau khi sinh, sản phụ cần tắm, rửa vệ sinh để giữ cho cơ thể được sạch sẽ.
Theo bác sĩ Khanh, sau khi sinh cần tắm, rửa vệ sinh để giữ cho cơ thể được sạch sẽ. “ Tuy nhiên, với trường hợp sinh mổ tránh rửa hay tắm làm chảy nước vào vết mổ, có thể kiêng từ 5-7 ngày do chưa cắt chỉ. Còn việc gội đầu không ảnh hưởng đến vết mổ thì không sao. Còn với người sinh thường thì có thể tắm, gội đầu bình thường”, bác sĩ Khanh nhấn mạnh.
Video đang HOT
Theo một số bác sĩ sản khoa khác, người sinh thường có vết may ở âm đạo hoặc tầng sinh môn thì cần lưu ý vệ sinh để không gây viêm nhiễm. Không nên dùng thuốc sát trùng mà có thể rửa bằng nước muối hoặc thuốc tím. Tuy nhiên, thuốc tím cần pha loãng để hơi có màu tím chứ không nên để màu tím đậm. Còn nước muối cần pha loãng, có thể với tỷ lệ 1 lít nước cho khoảng 4 thìa cà phê muối. Ngoài ra, không nên chỉ nằm một chỗ mà cũng cần vận động đi lại nhẹ nhàng, không chườm nóng, không hun than nhiều quá.
Về việc gội đầu, cần gội đầu bằng nước ấm và gội nhanh. Sau khi gội phải lau đầu hoặc dùng máy sấy tóc khô, không được để tóc ướt có thể gây nhiễm lạnh. Nếu chưa tắm được do sinh mổ thì cần phải dùng nước ấm lau mình mỗi ngày 1 lần, trời nắng nóng thì 2 lần(sáng, tối).
Khi tắm, cần lưu ý tắm nhanh, tránh gió lùa, sau khi tắm cần dùng khăn mềm lau khô, mặc quần áo đủ ấm để tránh bị lạnh đột ngột, có thể ngồi trên giường một lúc rồi mới đi ra ngoài.
Theo VNE
Lợi ích tuyệt vời khi sử dụng gối ôm lúc ngủ
Gối ôm mang lại rất nhiều điểm cộng sức khỏe cho giấc ngủ đấy!
Cho giấc ngủ ngon hơn
Sử dụng gối ôm khi ngủ không chỉ là sở thích của nhiều người, mà nó còn là một thói quen rất có lợi. Một chiếc gối ôm sẽ cho chúng ta có cảm giác an toàn và tâm lý thoải mái hơn khi ngủ. Nhờ đó, các bạn có thể có được giấc ngủ ngon và sâu hơn, tránh tình trạng bị giật mình hay thức giấc thường xuyên, đồng thời cũng ít gặp ác mộng hơn.
Bên cạnh đó, gối ôm còn giúp chúng mình có được tư thế ngủ dễ chịu, nhất là khi nằm nghiêng. Nhờ đó, các bạn có thể hạn chế được tình trạng tay chân bị đè nén hoặc tê tay chân khi ngủ.
Tốt cho sức khỏe
Nhờ khả năng hỗ trợ cho giấc ngủ ngon hơn, việc dùng gối ôm khi ngủ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó có thể giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, làm giảm thiểu nhịp tim, giúp hạ huyết áp, tăng cường hoạt động của các dây thần kinh, giảm thiểu chứng chuột rút, đau lưng và mang lại một loạt các hiệu ứng có lợi khác cho cơ thể.
Nhờ các tác dụng đặc biệt đó, ôm gối khi ngủ là một cách hiệu quả để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim, giảm mệt mỏi, stress, tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm khuẩn, trầm cảm...
Cải thiện cảm xúc
Gối ôm không chỉ giúp chúng ta có được tâm lý thoải mái và an toàn khi ngủ, mà nó còn giúp cải thiện tâm trạng tổng thể. Nguyên nhân của điều này là do thời gian ngủ là lúc các cơ quan trên cơ thể và trạng thái tinh thần của chúng ta được nghỉ ngơi, ổn định lại trước khi bắt đầu một quá trình làm việc mới. Chính vì thế, tâm trạng khi ngủ có ảnh hưởng trực tiếp tới trạng thái tinh thần khi thức cũng như cảm xúc tổng thể của mỗi người.
Đặc biệt, đối với những bạn có sở thích ôm gối khi ngủ, tác dụng của gối ôm đối với tâm lý và cảm xúc còn tăng lên rất nhiều. Nó giúp sản xuất ra một loại hormone có tên là oxytocin, có tác dụng giảm huyết áp, căng thẳng, lo lắng, đồng thời còn có thể cải thiện trí nhớ nữa đấy!
Tips khi sử dụng gối ôm
- Các bạn nên chọn những chiếc gối to vừa phải. Gối nhỏ quá hoặc to quá sẽ làm giảm tác dụng, thậm chí còn gây phản tác dụng của gối ôm khi ngủ.
- Thường xuyên giặt vỏ gối và phơi gối dưới ánh nắng mặt trời để đảm bảo vệ sinh, tránh vi khuẩn gây bệnh.
- Tránh sử dụng thú nhồi bông để thay thế cho gối ôm. So với thú nhồi bông, một chiếc gối ôm sẽ giúp đảm bảo vệ sinh hơn rất nhiều đấy!
Theo VNE
"Vạch mặt" 10 điểm vi khuẩn dễ tấn công Mỗi người tiếp xúc với hàng triệu vi trùng mỗi ngày, trong đó một số vi khuẩn như E.coli và Salmonella lại gây nhiễm trùng, lây lan bệnh tật nghiêm trọng. Để phòng tránh bệnh, bạn phải biết được 10 điểm nóng vi khuẩn hay tụ tập nhất là ở đâu: Bàn chải đánh răng Vi trùng phát triển mạnh trong môi trường...