Tạm giữ xế hộp “khủng” giá hàng tỉ đồng vô chủ
Chiều ngày 12/2, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an TP Đà Nẵng đã có thông báo tìm chủ sở hữu một ô tô hiệu Hummer H2 nghi nhập lậu để tiến hành lãm rõ.
Trước đó, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an TP Đà Nẵng phát hiện một chiếc siêu xe Hummer H2 (màu xanh) đỗ ở bãi giữ xe của một khách sạn vì nghi vấn chiếc xe này nhập lậu không rõ nguồn gốc.
7 ô tô hạng sang đỗ ở sân Công an TP Đà Nẵng vào tháng 10/2013
Sau khi tiến hành kiểm tra, lực lượng Công an đều không xác định được cả số khung, số máy; theo ước tính, trị giá chiếc xe này khoảng 4 tỉ đồng. Chủ khách sạn nơi chiếc xe đỗ cũng đã tự nguyện giao nộp chiếc xe này cho lực lượng công an tiến hành tạm giữ để làm rõ vụ việc.
Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an TP Đà Nẵng thông báo ai là chủ sở hữu hợp pháp chiếc ô tô Hummer H2 nói trên thì liên hệ với đơn vị để được giải quyết. Nếu trong thời hạn 30 ngày, chủ xe không đến giải quyết (kể từ ngày 12/2) thì PC46 sẽ trình cấp có thẩm quyền ra quyết định tịch thu theo quy định pháp luật. Mọi vấn đề sau này, PC46 sẽ không chịu trách nhiệm.
Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, vào tháng 10/2013, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an TP Đà Nẵng cũng đã tạm giữ 7 xe ô tô hạng sang có tổng trị giá 30 tỉ đồng mang BKS xe nước ngoài, xe ngoại giao, xe hạng sang đã hết hạn lưu hành hay không đầy đủ giấy tờ hợp pháp.
Quá trình điều tra, lực lượng Công an xác định các chủ phương tiện đã có dấu hiệu làm giả BKS, giấy tờ, đăng kiểm, mua bán trái phép…
Công Bính
Theo Dantri
Video đang HOT
Quý ông sinh năm Giáp Ngọ Phạm Trung Cang có thoát vòng lao lý?
Ngay sau khi nhận được Giấy triệu tập của cơ quan tố tụng, từ Mỹ, ông Phạm Trung Cang đã về Việt Nam để phục vụ việc điều tra. Liệu quý ông sinh năm Giáp Ngọ này có thoát được khỏi vòng lao lý?
Quý ông sinh năm Giáp Ngọ trắc trở trong kinh doanh
Sinh năm Giáp Ngọ 1954, quê gốc Long An, ông Phạm Trung Cang là cử nhân kinh tế thương nghiệp, ĐH Kinh tế quốc dân. Được biết đến với tư cách là sếp lớn của Ngân hàng ACB, nhưng bản thân ông Cang lại là người khá tín tiếng, và trước khi có được sự nghiệp đồ sộ như ngày hôm nay, ông đã không dưới một lần trắng tay khi gặp trắc trở trong con đường kinh doanh.
Như báo Kiến Thức đã đưa tin, năm 25 tuổi, ông Phạm Trung Cang từng đảm nhận vị trí thư ký cho Phó chủ tịch UBND quận 3 (TP HCM). Giữa những năm đầu thập niên 80 khi mà đất nước còn nhiều khó khăn, với bản chất kinh doanh đã ăn vào máu, ông Cang bắt đầu xoay sở các cách khác nhau để cải thiện thu nhập. Cuối cùng, ông dốc hết vốn liếng của mình, đồng thời cũng bỏ luôn nghề thư ký để mở cơ sở sản xuất vỏ xe đạp của riêng mình. Ở cái tuổi 25, những va vấp trong nghề kinh doanh chưa nhiều, ông Cang đã phải nếm trải mùi vị cay đắng của lần thất bại đầu tiên khi những nguyên liệu mua về để sản xuất vỏ xe đạp chất lượng quá kém, không đáp ứng đủ yêu cầu tiêu chuẩn cần thiết. Khối tài sản 100 lượng vàng của ông đã "đội nón ra đi".
Quý ông sinh năm Giáp Ngọ Phạm Trung Cang
Vào cuối những năm 1970, ông Cang bắt đầu kinh doanh ngành nhựa. Từ năm 1978, ông Phạm Trung Cang giữ chức Giám đốc công ty TNHH Nhựa Đại Hưng. Tuy nhiên, khi việc làm ăn đang thuận lợi, vận đang phát, thì trận hỏa hoạn năm 1984 đã thiêu rụi hoàn toàn cơ ngơi mà ông cất công xây dựng. Ông Cang lại một lần nữa trắng tay và phải đứng dậy trong khó khăn.
Năm 1993, khi thương hiệu nhựa đã vững vàng, ông Cang giao lại cơ nghiệp cho em trai và ông bắt đầu "lấn sang" sang giới Ngân hàng khi được bầu vào ban lãnh đạo ngân hàng ACB và trở thành Chủ tịch HĐQT đầu tiên của ngân hàng này.
Trong 5 năm từ năm 1994 đến năm 1998, đảm nhận vai trò là Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB. Từ năm 1999 đến năm 2001, là Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc ngân hàng Á Châu ACB.
Từ năm 2002 - 2010, ôn Cang nắm nhiều vị trí quan trọng như Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng Á Châu, Chủ tịch Hội đồng Tín dụng, thành viên Thường trực Hội đồng quản trị.
Cuối năm 2010, ông Cang xin từ nhiệm chức danh thành viên hội đồng quản trị để nắm ghế tại ngân hàng Eximbank và ACB đã thông qua việc miễn nhiệm vào ngày 26/4/2011.
Cuộc "đào tẩu" sang Mỹ?
Ngày 3/1, TAND TP. Hà Nội đã ra quyết định số 02/HSST-QĐ trả lại hồ sơ vụ án gây thiệt hại kinh tế lớn xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Ngân hàng ACB) do bầu Kiên "cầm đầu" để tiến hành điều tra bổ sung nhằm làm rõ trách nhiệm của một số cá nhân liên quan, trong đó có ông Phạm Trung Cang - nguyên Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB.
Theo Quyết định này, Tòa xác định ông Phạm Trung Cang đã vi phạm Quyết định 16/2008/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về cơ chế điều hành lãi suất và Luật các Tổ chức tín dụng.
Trước đó, trong phiên họp HĐQT để ra chủ trương dùng tiền huy động để ủy thác cho nhân viên và các công ty gửi tiền VND cùng USD vào một số tổ chức tín dụng, ông Cang đã ký vào biên bản họp này. Hành vi của ông Cang đã phạm vào tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Được biết, vào ngày 20/9/2012, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (gọi tắt là Cục Cảnh sát kinh tế, mật hiệu C46 - Tổng cục VI - Bộ Công an) đã có văn bản đề nghị Cục Quản lý xuất nhập cảnh (A72) Bộ Công an thực hiện lệnh cấm xuất cảnh đối với ông Phạm Trung Cang - người đang có quyết định khởi tố bị cáo về tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Từ Mỹ, ông Phạm Trung Cang gửi bản Giải trình về việc xuất cảnh
Tuy nhiên, ngày 7/10/2013, lệnh cấm xuất cảnh đối với ông Cang được gỡ bỏ. Ngày 12/12/2013, Viện KSND tối cao đã có quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Phạm Trung Cang. Và sau đó, vào ngày 24/12/2013, ông Cang đã xuất cảnh khỏi Việt Nam qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM).
Trong khi dư luận đặt câu hỏi nghi vấn về việc xuất cảnh của ông Phạm Trung Cang, cho rằng liệu có phải ông cũng nhận được những tin tức "mật báo" và đã tiến hành một cuộc "đào tẩu", ngày 24/1, từ Canifornia (Mỹ) nhân vật này đã có Bản giải trình việc xuất cảnh gửi đến VKSND Tối cao để giải trình về lí do đã rời khỏi Việt Nam vào cuối tháng 12/2013 và tại thời điểm hiện tại vẫn không có mặt tại Việt Nam. Thông qua Bản Giải trình, ông Cang khẳng định việc xuất cảnh của mình là hoàn toàn hợp pháp, đồng thời cũng cam kết rằng sẽ tìm mọi giải pháp để về Việt Nam sớm nhất.
Và vào ngày 25/1, theo thông tin nhận được từ Cục Quản lý xuất nhập cảnh (A72), Bộ Công an, ông Phạm Trung Cang đã có mặt ở Việt Nam theo đúng yêu cầu triệu tập của cơ quan tố tụng để phục vụ việc điều tra liên quan đến vụ bầu Kiên.
Liệu có thoát khỏi vòng lao lý?
Xung quanh vấn đề này, Luật sư Hà Thị Thanh (Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Tỉnh Hưng Yên, Ủy viên hội đồng luật sư toàn quốc, Ủy viên ban giám sát, khen thưởng, kỷ luật luật sư, Giám đốc Công ty Luật Song Thanh) đã có những chia sẻ bày tỏ quan điểm của mình.
Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Hưng Yên cho biết, với việc VKSND tối cao đã có QĐ đình chỉ giải quyết vụ án đối với ông Phạm Trung Cang, thì như vậy, ông Cang không còn là bị can trong vụ án này. Trước mắt, ông Cang sẽ bị triệu tập điều tra với tư cách người làm chứng hoặc người có liên quan. Theo quy định từ Điều 133 đến Điều 137, Bộ luật tố tụng hình sự thì ông Cang có nghĩa vụ phải có mặt theo Giấy triệu tập của cơ quan điều tra, trường hợp vắng mặt không có lý do thì có thể bị dẫn giải.
Trước đó, ngày 12/12/2013, VKSND Tối cao đã có quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Phạm Trung Cang. Nhưng sau đó TAND lại đề nghị điều tra bổ sung. Sự thiếu thống nhất trong quan điểm của các cơ quan tố tụng khiến dư luận đặt ra câu hỏi nghi ngờ? Theo ý kiến của luật sư Hà Thị Thanh, Tòa án có quyền trả lại hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung nếu có căn cứ theo quy định của pháp luật.
Bởi VKSND và TAND là 2 khối cơ quan tư pháp có chức năng, quyền hạn khác nhau: VKS là cơ quan truy tố còn Tòa án thực hiện chức năng xét xử và hoạt động độc lập nên có sự khác biệt về quan điểm giải quyết vụ án là điều bình thường. Có thể VKS cho rằng đã đủ cơ sở để truy tố nhưng Tòa án lại thấy rằng chưa đủ căn cứ để kết tội, cần phải bổ sung, củng cố thêm các chứng cứ khác hoặc ngược lại, VKS cho rằng không đủ cơ sở truy tố nhưng Tòa lại thấy có dấu hiệu tội phạm.
Liệu ông Phạm Trung Cang có thoát khỏi vòng lao lý?
Bà Thanh cũng cho biết thêm, khi có quyết định trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung, thì theo quy định tại khoản 2, Điều 121, trong trường hợp vụ án do Toà án trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá một tháng. Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra.
Nếu phát hiện ra dấu hiệu phạm tội nhưng trước đó VKS lại đình chỉ vụ án thì căn cứ vào quy định tại Điều 13, Bộ luật tố tụng hình sự, nếu trong quá trình xét xử, phát hiện dấu hiệu phạm tội hoặc bỏ lọt tội phạm thì Tòa án (HĐXX) có thể ra quyết định khởi tố bị can, giao VKS, cơ quan điều tra để điều tra. Nếu phát hiện thấy có dấu hiệu "bao che" từ các cơ quan tiến hành tố tụng, Toà án hoàn toàn có thể kiến nghị xử lý trách nhiệm của những người có liên quan.
Theo Đơi sông Phap luât
Phục hồi điều tra ông Phạm Trung Cang Cơ quan CSĐT và VKSND Tối cao đã thống nhất khởi tố ông Huỳnh Quang Tuấn và phục hồi điều tra đối với ông Phạm Trung Cang vì có chủ trương sai khiến "siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt hơn 700 tỉ đồng của ACB Chiều 20/1, nguồn tin riêng cho hay VKSND Tối cao đã quyết định phục hồi điều...