Tạm giữ thêm 2 phóng viên trong vụ cưỡng đoạt hơn 200 triệu đồng
Ngày 27-7, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, đơn vị đã thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, ra Quyết định tạm giữ 2 phóng viên liên quan đến vụ một Phó trưởng ban Báo Sức khỏe và Đời sống cưỡng đoạt 210 triệu đồng của một phòng khám trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Hai đối tượng liên quan đến vụ án là Trần Tuyết Nhung (SN 1980), trú tại phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, nhân viên tập sự tại Tạp chí Môi trường và Đô thị; và Bùi Thị Xuân (SN 1979), trú tại phường Đức Giang, quận Long Biên, thành phố Hà Nội, phóng viên Tạp chí Môi trường và Sức khỏe.
Hai đối tượng Nhung và Xuân có mối quan hệ quen biết với Trần Trọng Lâm, là Phó trưởng ban Xã hội – Bạn đọc của Báo Sức khỏe và Đời sống (trực thuộc Bộ Y tế).
Theo CQĐT, tuy không được các cấp có thẩm quyền phân công nhiệm vụ tác nghiệp, theo dõi các phòng khám nhưng Trần Trọng Lâm biết anh Dương Văn T ở Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội là một trong những cổ đông thành lập hệ thống 4 phòng khám bệnh tại các địa bàn: thành phố Bắc Giang (Bắc Giang), thành phố Bắc Ninh (Bắc Ninh), thành phố Nam Định (Nam Định) và thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc).
Qua quen biết và trao đổi với nhau nên 3 đối tượng này đã phát hiện các phòng khám của anh T có một số sai phạm nên đã uy hiếp, đe dọa anh T phải nộp số tiền 210 triệu đồng để chia nhau nhằm bỏ qua sai phạm, không viết bài đăng báo.
Video đang HOT
Chiều 25-7, khi Trần Trọng Lâm đang nhận 210 triệu đồng của anh T thì bị tổ công tác của Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bắc Giang phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự – Công an thành phố Hà Nội và Công an quận Hoàng Mai bắt quả tang tại khu vực phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Phòng Cảnh sát hình sự – Công an tỉnh Bắc Giang đã tạm giữ Trần Trọng Lâm về hành vi cưỡng đoạt tài sản. Tiến hành khám xét nơi ở, nơi làm việc của Trần Trọng Lâm, lực lượng Công an thu giữ 1 cây CPU,1 máy tính xách tay, 1 USB.
CQĐT cũng đã thi hành lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp và ra quyết định tạm giữ đối với Trần Tuyết Nhung và Bùi Thị Xuân về hành vi cưỡng đoạt tài sản với vai trò đồng phạm cùng đối tượng Trần Trọng Lâm.
Vụ chuồng bò "hạng sang": Từng đưa nhầm 231 người vào đề án trăm tỷ
Khi triển khai mới phát hiện 231 người bị đưa nhầm vào đề án trăm tỷ. Cụ thể tại bản Đửa không có người Ơ Đu nào.
Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm khi thông tin về quá trình thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Ơ Đu tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2025 với tổng kinh phí là 120 tỷ đồng.
Vào cuộc điều tra, cơ quan công an đã khởi tố bắt tạm giam ông Kim Văn Bốn (SN 1982, trú tại xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An), cán bộ Phòng chính sách Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An và ông Nguyễn Tâm Long (SN 1974) quyền Trưởng phòng Chính sách Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An.
Những chuồng bò hạng sang được xây dựng trong đề án.
Ngày 23/7, để tìm hiểu thêm thông tin về quá trình thẩm định các hạng mục trong dự án, phóng viên liên lạc với ông Đặng Xuân Quyền - Trưởng Phòng Quản lý Xây dựng Công trình (Sở NN&PTNT Nghệ An, đơn vị thẩm định thiết kế và dự toán), ông Quyền cho biết hiện tại vụ việc đang được cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ nên đang chờ kết luận từ phía cơ quan điều tra. Ông Quyền cũng cho biết, quá trình thẩm định giá theo quy định của nhà nước, được thực hiện đúng theo quy trình.
Đặc biệt trong đề án trăm tỷ có hạng mục khiến dư luận "giật mình" khi chuồng bò được xây dựng với số tiền hàng trăm triệu đồng. Đây được xem là những chuồng bò hạng sang.
Cụ thể, trong Quyết định số 2618/QĐ-UBND về việc phân khai kinh phí thực hiện các hạng mục hỗ trợ, phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Ơ Đu tỉnh Nghệ An năm 2019. Hạng mục hỗ trợ xây dựng chuồng trại gia súc theo quy hoạch lâu dài với số tiền gần 13 tỷ đồng tại bản Văng Môn, xã Nga My (huyện Tương Dương), chủ đầu tư đã cho xây dựng 67 chuồng trại cho 77 hộ dân người Ơ Đu. Trong đó, có 4 chuồng loại 1 gần 510 triệu đồng, 53 chuồng loại 3 hơn 7,24 tỷ đồng.
Đặc biệt, có 10 chuồng loại 2 hơn 2,36 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc một chuồng bò tương ứng gần 236 triệu đồng. Kích thước mỗi chuồng là 4,5 x 6,69m, chiều cao tường 2,7m; trước và sau đều có hệ thống bạt cuốn che lạnh vào mùa đông, nền nhà bê tông. Phía trước là hành lang và máng đựng thức ăn...
Bên cạnh những chuồng bò hạng sang là căn nhà lụp xụp của người dân.
Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Ơ Đu tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2025 được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại Quyết định số 3829/QĐ-UBND vào tháng 8/2017 với tổng kinh phí 120 tỷ đồng (ngân sách Trung ương 90% và ngân sách đối ứng địa phương 10%), giao Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An làm chủ đầu tư quản lý thực hiện.
Mục tiêu của đề án là xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người Ơ Đu một cách bền vững, tăng cường chăm sóc sức khỏe, cải thiện giống nòi và bảo tồn các nét văn hóa truyền thống; bảo tồn và phát huy tiếng nói, nhà ở, phong tục tập quán của người Ơ Đu. Đề án được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1 (2016-2020) kinh phí 61,6 tỷ đồng; Giai đoạn 2 (2021-2025) kinh phí 58,4 tỷ đồng.
Cụ thể, đề án được chia ra 5 nội dung cơ bản để hỗ trợ phát triển, bao gồm: Đầu tư xây dựng và hoàn thiện kết cấu cơ sở hạ tầng; hỗ trợ phát triển sản xuất; hỗ trợ phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo nguồn cán bộ Ơ Đu; hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào và phát triển du lịch cộng đồng; đào tạo, sử dụng cán bộ dân tộc Ơ Đu và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.
Cuộc sống của người dân Ơ Đu nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn.
Ngày 23/4/2019, UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định phê duyệt chủ trương hỗ trợ phát triển KT-XH dân tộc Ơ Đu ở tỉnh Nghệ An năm 2019 dựa trên nguồn kinh phí do ngân sách Trung ương hỗ trợ là 28,18 tỷ đồng.
Trong đề án được UBND tỉnh Nghệ An duyệt ngày 22/8/2017 nêu rõ phạm vi đề án được thực hiện tại hai bản Văng Môn và bản Đửa, nơi sinh sống tập trung dân tộc Ơ Đu thuộc hai xã Lượng Minh và Nga My của huyện Tương Dương. Tại bản Đửa, xã Lượng Minh có 45 hộ với 231 nhân khẩu là người Ơ Đu.
Tuy nhiên, khi Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An triển khai dự án thì phát hiện ở bản Đửa không có người Ơ Đu nên đề nghị UBND tỉnh Nghệ An rút bản Đửa ra khỏi danh sách được hỗ trợ phát triển. Sau đó UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 3869/QĐ-UBND đồng ý việc đưa bản Đửa ra khỏi danh sách thôn bản được hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội mà đề án trước đó đã đưa ra.
Bị tạt nhớt trộn trứng thối sau khi bình luận trên mạng Bà Giai nghe tiếng động bên ngoài, chạy ra xem thì thấy hai thanh niên cầm thau nhớt trộn nước sơn và trứng vịt thối tạt vào nhà. Ngày 11/7, Công an phường 6, TP Sóc Trăng (Sóc Trăng) tiếp tục cử lực lượng truy tìm người tạt nhớt trộn trứng vịt thối vào bà Trần Kim Giai (54 tuổi), ngụ số 132/1,...